Pages

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

CSVN Sẽ Ra Luật Báo Chí Mới: Dàn Trận “Đấu Tranh Blog”

Nhà nước dự kiến sẽ có thêm một cơ quan để kiểm soát thông tin báo chí và xuất bản. Báo Thanh Niên có bản tin nhan đề “Kiến nghị thành lập Tổng cục Thông tin báo chí, xuất bản” cho biết rằng đó là đề nghị của Bộ Thông Tin - Truyền Thông.
Báo Thanh Niên kể rằng, vào hôm 24.12, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2010 và triển khai nhiệm vụ năm 2011, Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết sẽ đề nghị Thủ tướng xem xét, cho phép thành lập Tổng cục Thông tin báo chí, xuất bản trực thuộc Bộ để tập trung công tác quản lý và chỉ đạo báo chí hiệu quả hơn trong tình hình hiện nay.
Cụ thể là, theo báo này, “trong năm 2011, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ tiếp tục nghiên cứu, khảo sát, xây dựng và hoàn chỉnh dự án Luật Báo chí mới để báo cáo Chính phủ xin ý kiến Ban Bí thư, Bộ Chính trị và trình Quốc hội thông qua vào thời điểm thích hợp. Đồng thời, chủ trì xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản dưới luật về báo chí trên cơ sở tạo điều kiện cho hoạt động báo chí phát triển như Nghị định quy định về chế độ nhuận bút cho báo chí…”
Trong khi đó, bản tin VietnamNet có nhan đề “Hoàn chỉnh dự án Luật Báo chí mới” ghi thêm chi tiết về dự thaỏ Luật Báo Chí mới.
Bản tin nói, đặc biệt là về các biện pháp kiểm soát thông tin:
“...Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên. Xây dựng và thực hiện Quy hoạch báo in, hệ thống phát thanh - truyền hình và báo điện tử. Triển khai thực hiện Đề án đấu tranh trên các blog để làm giảm thiểu các thông tin sai trái, phản động, Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về nội dung thông tin trên Internet, thực hiện việc cấp lại giấy phép hoạt động báo chí, phát thanh, truyền hình, triển khai thực hiện Quy chế truyền hình trả tiền...
Đến cuối năm 2010, toàn quốc có 728 cơ quan báo chí in với hơn 900 ấn phẩm, 34 báo điện tử và tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương...”
Một cách cụ thể, “bố trí đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên” có thể hiểu là thanh trừng hay không?
Và đặc biệt, cái gọi là “Để án đấu tranh trên các blog để giảm thiểu các thông tin sai trái, phản động” chưa được giải thích rõ ràng. Có phải đó là chiến dịch xiết chặt thông tin kiểu mới trên mạng không?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét