Pages

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Tham nhũng chỉ là quốc nạn

Sự vô cảm, vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống mới là đại quốc nạn
Nguyễn Thành Dòng (danlambao)


- Trong điều kiện bộ máy lập pháp, tư pháp và hành pháp với cả một đội ngũ cán bộ nhà nước đồ sộ nhưng lại vô cảm và trì trệ, các quyết sách chỉ đặt lên và hướng đến lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ là cơ bản, sự an toàn vô can của mình, của bộ phận mình của ngành mình… là chính… Vấn đề bất cập là trong xã hội ta nhanh giàu và đổi đời nhất là “Buôn cơ chế”, “Chạy dự án”,… hình thành lên một giai tầng tư sản hoang dã, ít lương thiện vì sự giàu có không do lao động chân chính, không do trí tuệ mồ hôi nước mắt mình mà có.
*

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam 25 năm qua đạt được những thành tựu và khởi sắc nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội. Nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế từ năm 1992 đến 1997 đạt khoảng 8,75% năm. Từ năm 2000 đến 2007 khoảng 7,55%/năm và 2008, 2009 đạt khoảng 6,23%/năm. GDP/đầu người/năm từ 639USD năm 2005 lên 1.024USD trong năm 2009 và khoảng 1.100USD vào năm 2010. Tuy nhiên nếu không nắm bắt thời cơ, không đổi mới cơ chế (thể chế), không thay đổi “lỗi hệ thống” và lỗi “Từ gốc đến ngọn” thì nguy cơ tụt hậu, lạc hậu và kém phát triển là điều không thể tránh khỏi!!!.

Tuy nhiên về lượng, phần nổi và thành công là vậy nhưng xét nghiêm túc về chất thì lại chưa chu toàn bởi nhiều bất cập. Trên 50% của hàng chục, hàng ngàn dự án, công trình và đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học với hàng chục, hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng cho dự án, công trình… “Dởm”, kém chất lượng, không hiệu quả (Như dự án đường sắt cao tốc…, dự án bauxít…, dự án đập phá hội trường Ba Đình , dự án rừng đầu nguồn…v.v….) cùng hơn 9.000 Giáo sư, phó Giáo sư, trên 16.000 tiến sĩ “Kém về chất” và thể chế không tối ưu, nền chính trị không mang tính chuyên nghiệp đã tạo ra một cơ cấu của nền kinh tế, văn hóa xã hội méo mó. Chính những yếu kém, mất cân đối của nền kinh tề vĩ mô, của cải cách thủ tục hành chính. Với tầm nhìn ngắn hạn trong hoạch định chính sách thực thi pháp luật, sự không rõ ràng của ba chức năng chủ yếu là: Quản lý hành chính Nhà Nước, điều tiết thị trường và thực hiện quyền chủ sở hữu cùng cơ chế xin cho vô tội vạ, công tác quản lý lỏng lẻo của những dự án sử dụng vốn công, vốn Nhà Nước (Chính Phủ), vốn vay nước ngoài cùng trình độ quản trị kinh doanh yếu kém của Doanh nghiệp Nhà Nước với tàn dư bao cấp cùng đặc quyền đặc lợi. Sự mất cân đối trong đầu tư xã hội, nhập siêu trong xuất nhập khẩu và tiêu dùng nội địa cùng với sự đối xử không tốt, thiếu bình đẳng với Doanh nghiệp dân doanh (hay gọi là con ghẻ, con rơi của Nhà Nước). Đặc biệt là hàng loạt các tiêu chí bị tụt hạng trên trường quốc tế cả về chỉ số tín nhiệm, môi trường kinh doanh, cạnh tranh toàn cầu, tín nhiệm nợ quốc tế, xếp hạng tham nhũng, khoảng cách giàu nghèo, hàng không, đường sắt, các kỳ thi quốc tế v.v…cùng sự không đồng bộ trong cải cách kinh tế và chính trị thời gian gần đây. Cho thấy: Những yếu kém xảy ra trên là tất yếu. Do thể chế chúng ta thiếu khả năng tự kiểm soát và tạo ra sự nhập nhằng trong cơ cấu không thể pháp chế hóa được bằng pháp luật. Tạo ra sự vô cảm, vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống trầm trọng đến mức Đại Quốc nạn có thể hiển hiện trong tương lai không xa!.

Tham nhũng không giảm, một phần vì thể chế nhưng một phần vì chúng ta không có một nền chính trị chuyên nghiệp với những nhà lãnh đạo cao cấp cầm chịch đất nước và lãnh đạo các cấp chưa được đào tạo bài bản, không đủ các tiêu chí cần và đủ cả khách quan và chủ quan, cả phẩm chất đạo đức và năng lực điều hành vĩ mô đất nước thời mở cửa.

Cũng do thiếu công khai, minh bạch về các thông tin cần thiết nên đa phần người dân không biết, không hiểu những gì đang xảy ra xung quanh. Hàng loạt những xử lý của cơ quan chức năng đôi lúc đôi khi thô bạo, đúng sai lẫn lộn, vụ việc lớn bằng con voi lại xử lý kết luận bằng con kiến càng tạo cơ hội cho các quan tham dễ bề trục lợi. Do vậy, tham nhũng là con đẻ được cưng chiều từ thể chế độc đoán, phi dân chủ và không tối ưu. Tham nhũng ở nước ta là quốc nạn, nhưng sự vô cảm, vô trách nhiệm và lãng phí nêu trên mới là hậu họa khôn lường cho Đất Nước cho dân tộc.

Nhưng tham nhũng chỉ là con kiến. Thói vô cảm, vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống mới là con cá voi xanh (hoặc con khủng long)!!!.

Bởi muốn tham nhũng một thì phải phá mười, muốn tham nhũng mười thì phải phá một trăm, muốn tham nhũng một trăm thì phải phá một nghìn,.vv…Sự vô cảm, vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống là đại quốc nạn của Đất nước!!! (ở trên tôi chỉ đề cập đến hơn 50% dự án, công trình và học hàm Giáo sư tiến sĩ … “Dởm” và “kém chất lượng” – hoàn toàn không có ý nói tới những dự án, công trình trong sáng và hiệu quả của công trình nghiên cứu….bằng thực lực thật của các nhà trí thức, nhân sĩ là tinh hoa của dân tộc được đào tạo bài bản … cả trong và ngoài nước).

Đa phần dự án chục tỷ, trăm tỷ hay nghìn tỷ được triển khai, duyệt nhanh mục đich cao nhất là lợi ích nhóm – tức là tiền lại quả và chung chi phần trăm như thế nào,…Nhưng 5 đến 10% của dự án chục tỷ, trăm tỷ, nghìn tỷ nói trên chẳng nghĩa lý gì với số tiền còn lại 90 đến 95% cố phá để ăn chia kia cả, phá càng nhiều thì tỷ lệ lại qủa phần trăm càng lớn. Do vậy đôi lúc đôi khi các bộ ngành, các địa phương, các cấp không bao giờ nề hà….

Một cơ chế phá để ăn càng nhiều, càng lớn, càng hấp dẫn làm thất thoát kinh hoàng và khủng khiếp nguồn lực quốc gia vốn đã còm cõi… Trong điều kiện đất nước chủ yếu trông chờ vào các khoản vay quốc tế. Các khoản vay này đều trút lên từng đôi vai gầy và thu nhập rất thấp của nhân dân Việt Nam hiện tại và các con cháu chúng ta mai sau.

Lỗi hệ thống hình thành và phát triển bởi hình thức vận hành rất kỳ quặc ở chỗ: Một nơi ra chủ trương, quyết định hoặc nghị quyết (ta thường gọi là chủ trương….) Nơi thứ hai thực hiện quyết định, nghị quyết (Thường là chính phủ, các bộ, ngành, các chủ tịch UBND cấp tỉnh…vv...), nơi thứ ba là vận hành và hoàn thiện (các doanh nghiệp, các ban A …). Cả ba nơi này nếu xảy ra sự cố hoặc lỗi mà bị phê bình thì ai cũng có trách nhiệm trong đó, nhưng nếu quy tội hoặc cho là phạm tội thì sẽ không ai chịu trách nhiệm gì cả !!!.

Ngoài ba nơi đó ra có một nơi quan trọng lãnh gánh hậu quả là: Chúng ta – những người dân lương thiện đang sống trên đất nước hình chữ S này và con cháu của chúng ta mai sau phải gánh chịu toàn bộ gánh nặng nợ nần kia!!!.

Trong điều kiện bộ máy lập pháp, tư pháp và hành pháp với cả một đội ngũ cán bộ nhà nước đồ sộ nhưng lại vô cảm và trì trệ. Các quyết sách chỉ đặt lên và hướng đến lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ là cơ bản, sự an toàn vô can của mình, của bộ phận mình của ngành mình…là chính. Các quyết sách và chủ trương này cơ bản không đặt trên nền tảng lợi ích nhân dân lợi ích dân tộc. Do đó đây thực sự là nguy cơ, hậu họa khôn lường cho dân tộc, cho đất nước và nhân dân ta.

Vấn đề bất cập là trong xã hội ta nhanh giàu và đổi đời nhất là “Buôn cơ chế”, “Chạy dự án”,… hình thành lên một giai tầng tư sản hoang dã, ít lương thiện vì sự giàu có không do lao động chân chính, không do trí tuệ mồ hôi nước mắt mình mà có.

Vậy, đội ngũ những người buôn cơ chế, chạy dự án và đối tượng liên quan ấy là ai?

Bên cạnh một chính phủ đang điều hành đất nước bằng pháp luật, còn có một thành phần (thế lực ngầm) hoạt động song hành không có chức mà lại có quyền, nhờ mối quan hệ gắn bó, làm ăn mật thiết với các nhân vật cao cấp có thế lực. Có nghĩa là nhiều trường hợp khi đã có sếp bảo kê, bật đèn xanh rồi thì lập tức thanh tra, kiểm tra thậm chí là điều tra các cấp đều có thể vô hiệu hóa!!!. Do vậy, các hiện tượng và sự việc như cấp phép, xin phép, cấp dự án, xin dự án, chạy dự án, triển khai dự án ..v..v…xảy ra là đương nhiên càng “khó” bao nhiêu thì càng “dễ” bấy nhiêu vì đã có chân trong guồng máy “sân sau” nói trên!!!

Hoạt động này diễn ra cả mức độ cao ở tầm vĩ mô (vận động) và tầm vi mô theo từng vụ việc vừa gửi gắm, gián tiếp điện thoại, thư tay, trực tiếp gặp,..vv..để được duyệt sớm cấp phép ngay, cấp dự án nhanh để triển khai ngay do đã: “cải cách thủ tục hành chính xong với các thành viên “chính thức” và “không chính thức”.

Trong thành phần và đội ngũ này có cả con ông nọ cháu cụ kia, nội thân, ngoại thân, bạn bè đồng cấp đã nghỉ hưu ..v..v…Ngoài ra còn có nhiều người học rộng hiểu nhiều không những có năng lực trong làm ăn mà còn năng động, am tường tình hình thời tiết chính trị đang thuận lợi hay khó khăn,..v v…

Theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp Quốc hội tháng 11/2010, thì nợ công của Việt Nam lên đến 56,7% GDP (hình như thực tế có thể còn cao hơn con số thống kê này), tình hình nợ công của Việt Nam đã vượt quá ngưỡng an toàn, yêu cầu tăng cường giám sát nợ công chặt chẽ nợ công là khẩn thiết. Quốc hội là cơ quan có toàn quyền giám sát nhưng khổ nỗi đến 75% đại biểu quốc hội là bán chuyên trách. Mà nguy hiểm nhất là làm nghề mà không có nghề, giám sát mà không có chuyên môn nghiệp vụ lại bán chuyên trách thì chắc chắn việc giám sát này chỉ là hình thức (vô vọng ) mà thôi….

Thực trạng hiện tại lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích ngành…là thống lĩnh nên hàng loạt những khoản chi công, chi chính phủ (vay quốc tế) của Đất nước kém hiệu quả, không ích nước lợi dân vẫn được triển khai vì đã được duyệt, đã chung chi lại quả % sắp xong hoặc đã xong!.

Như vậy, vô hình dung chính họ, lãnh đạo các cấp, lãnh đạo doanh nghiệp và các thành phần ngầm liên quan khác cùng dắt tay nhau đẩy viễn cảnh tương lai đất nước vào cảnh nợ nần không lối thoát!!!

Với tư cách một công dân – “chủ nhân “ của đất nước, chúng tôi kiến nghị lên Đảng, Nhà nước, Chính phủ bằng các “Chất liệu đặc biệt” của những người cộng sản chân chính – Nếu thực sự còn (đặc biệt là các vị nằm trong Bộ chính trị, BCH trung ương Đảng cộng sản Việt Nam) phải xem xét cân nhắc lại những vấn đề nêu trên, cố gắng điều chỉnh quyền lực vô hạn mà lãnh đạo đang nắm giữ, hầu mong giữ lại một phần tài nguyên cùng ít của cải cho con cháu và dừng ngay những khoản nợ quốc tế đang leo thang cấp số nhân hiện thời cho thế hệ tương lai của đất nước chúng ta còn có sức gánh tiếp nợ nần cha ông chúng để lại!!!

Phải stop đèn đỏ dừng ngay lỗi hệ thống vừa đá bóng vừa thổi còi, thói vô cảm, vô trách nhiệm và lãng phí mang tính hệ thống như đã trình bày. Nguyện vọng này không phải cho riêng tôi, cho các bạn, các anh, các chị, các cô, các bác … mà cho Tổ Quốc, Dân tộc yêu dấu này.

Nguyễn Thanh Dòng
danlambao.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét