Pages

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Cá đã cắn câu

Thủa nhỏ tôi thường hay theo bạn bè ra đồng để câu cá, những hôm trời mưa to, sau những cơn mưa, nước ở những con mương dâng cao và trong vắt, nước mát làm cho các chú rô_ron lon ton kiếm mồi và tung tăng bơi lội. Không khí trong lành sau cơn mưa cộng với tuổi trẻ thích vui vẽ, nên trò kéo nhau đi câu thường là rất khó từ chối.
Chuyện đi câu thời trẻ giờ đây tạm gác lại vì công việc túi bụi, cốt để duy trì sự sống trong cái XH giành giật để mà tồn tại này. Những hôm thứ bảy với chút thời gian rảnh rỗi, tôi thường ngồi một mình “nhâm nhi” ly cà phê,và thường thả hồn theo gió … Đôi lúc trong khoảng thời gian bất chợt đó, ý nghĩ về cuộc đời,về dòng người và về XH chẳng khác gì một chuyển buổi đi câu.

Đại Hội đảng công bố danh sách các thành viên, những thông tin rò rĩ trên mạng, những sự thật được phơi bày … Càng thấy mỗi một dòng đời hoạc mỗi gian đoạn của cuộc đời luôn luôn có những lưỡi khâu liêm song hành bên cạnh, mà vô tình hay hữu ý sẽ trói chặt lấy cuộc đời ta.

Hôm nay tôi muốn trình bày về một lưỡi câu khác, đang dần thắt chặt đất nước ta, XH ta, con người ta… Mà cả bạn và tôi không phải là một ngoại lệ. Chúng ta là những người chịu ảnh hướng và trách nhiệm trực tiếp về nó… Vì thế, tôi củng chí viết lên đây với chính khả năng và cái nhìn hạn hẹp của mình. Khi nhận thấy sự hiện diện của những toan tính, đã bộc lộ rõ của Trung Cộng đối với đất nước Việt Nam ta:

Chúng ta đều biết hiệp định Paris năm 1973 giữa VNCH và CS Bắc Việt ký kết, với sự có mặt của MỸ và Trung Cộng… Trong đó CS Bắc Việt đã đưa ra những mục tiêu và yêu cầu nghịch lý và hoàn toàn có lợi cho CS Bắc Việt, từng bước đẩy VNCH tới chổ cùng đường. Theo những chi tiết theo tài liệu trước năm 1975 được đăng tải trên mạng lưới nhện, thì những yêu cầu đã được thỏa mãn bởi sự thông đồng giữa người anh cả là MỸ và Tàu Cộng xếp đặt.

Một trong những điều đáng nói đó là những yêu cầu hết sức phi lý và từng bước thắt chặt mối quan hệ nô lệ của CS Bắc việt vào Tàu Cộng, trên sự thông đồng vì quyền lợi kinh tế, địa chính trị của Mỹ … Từng bước làm sụp đổ chế độ VNCH … Từng bước làm mồi nhữ cho con cá nhỏ cắn câu…. Đến nay mọi người đều nhìn rõ ràng rằng ” Con Cá nhỏ là CSVN đã cắn câu”…

Liệu rằng chính Mỹ đã thất bại khi chủ trương đồng ý và tìm cách ép chính quyền TT Ng V Thiệu tham gia, Chúng ta cùng đọc kỹ các đoạn trích sau đây giữa những đòi hỏi phí lý và những đáp ứng của CSBV và sự nhượng bộ MỸ …

” Với sự xóa bỏ Hiệp Định Geneva 1954, sự thừa nhận nhà nước và chính phủ Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, với điều khoản mặc nhiên cho phép quân Bắc Việt đồn trú tại Miền Nam, với sự rút quân đơn phương của Hoa Kỳ và đồng minh, với sự cắt viện trợ quân sự cho Việt Nam Cộng Hòa sau Hiệp Định Paris, đặc biệt là với việc Hoa Kỳ bội ước không tôn trọng lời cam kết của Tổng Thống Nixon trong 30 văn thư gửi Tổng Thống Thiệu hứa sẽ trả đũa quyết liệt bằng những võ khí mạnh nhất (như không đoàn B52) trong trường hợp Bắc Việt tấn công võ trang quy mô vi phạm nghiêm trọng Hiệp Định, Nixon thú nhận rằng: “Hoa Kỳ đã phản bội Đồng Minh và đã thất bại trong việc thực thi những điều cam kết bảo vệ Độc Lập và Tự Do của Việt Nam Cộng Hòa. Đây là sự phản bội và thất bại không tiền khoáng hậu trong lịch sử Hoa Kỳ”

Đây có thể nói là đòn buông bỏ Nam Việt Nam đang trong thời kỳ rệu rã để cứu lấy Đài Loan và Nam Hàn, trước chủ trương nhuộm đỏ của CS đệ tam, chúng ta hãy cùng đọc lại những lời nói của Quốc Vụ Khanh Kissinger khi ông này đến Trung Cộng vào những năm đó, tài liệu đến nay đã được công khai .

Xin trích:

“Chúng tôi khẳng định sẽ kiên trì nguyên tắc một Trung Quốc trong vấn đề Đài Loan. Chúng tôi đã nhiều lần tuyên bố chúng tôi không ủng hộ hành vi hai Trung Quốc hoặc một Trung Quốc một Đài Loan và cũng không ủng hộ bất kỳ hành vi nào như Đại sứ vừa nói. Nhưng đến nay chúng tôi còn chưa tìm thấy con đường thoả đáng để giải quyết vấn đề này (ông ta lặp lại một lần “con đường thoả đáng” do nghi vấn của phiên dịch nêu ra). Chúng tôi biết việc này phải được giải quyết.

Theo lời ông Kissinger, “Nước Mỹ muốn thỏa hiệp, Hà Nội muốn chiến thắng.”

Những chuyến công du của Ông ta sang Trung Cộng thời đó và sau này là cuộc chạy đua vào nhà Trắng cho thấy thủ đoạn gian manh của một người làm chính trị đang tìm sự hậu thuẫn , củng như đang cố lôi kéo chia thị phần ở các quốc gia thuộc địa…

Qua đó cho thấy sự tồn tại của Đài Loan đến nay không phải là một sự ngẫu nhiên, củng như sự bình yên giả tạo của đất nước này bên cạnh một chính quyền CS mang đầy tính Phát xít Dân tộc bành trước với mô hình CS kiểu Đông Á. Điều này là rõ ràng nói lên sự ngầm định giữa hai chính quyền Mỹ và Trung Cộng, ít nhất là ngay thời điểm 10 năm sau đó, hoạc có thể kéo dài hơn… Đến nay chẳng hạn.

Điều này chứng tỏ một sự thật rằng sự tồn tại lâu dài của CS ở Việt Nam chính là sự buông tay của MỸ và sự nâng đở để từng bước bóp chặt của chính quyền Trung Cộng đối với CS Bắc Việt.

những năm tiếp theo là sự tăng nhanh viện trợ cho quân đội Bắc Việt nhằm thôn tính miền nam Việt Nam. Sự viện trợ này đã được thống nhất với CS Đệ tam , tuy nhiên củng ngầm chứa đựng sự thâm độc của chính quyền Trung Cộng, vốn đã có dã tâm loại bỏ thành trì Liên Xô , để xây dựng cho mình một thành trì mới.

Qua đó từng bước thắt chặt sự lệ thuộc của CS Bắc Việt, những cái gọi là trả nợ chiến tranh chí là những mục tiêu nhỏ nhen không đáng kể đến, tuy nhiên những phần đất được chuyển giao thì lại rất quan trọng cho nhà nước này. Một cái cớ có “danh chính” , có ” ngôn thuận ” để ra tay chiếm đoạt .

Lúc này nhiều người trong chính phủ CS Bắc Việt củng đã nhìn thấy giả tâm này và họ muốn làm một cuộc thay đổi, tìm cách tránh xa sự trói buộc đã được thiết lập từ ngày đảng CS còn đơn lẽ . Ý nghĩ đó góp phần vào hành động gây chiến của Trung Cộng vào năm 1979 …

Nhưng hỡi ôi, khi con cá rô_ron đã cắn phải lưỡi câu của Lã Vọng, thì nó càng quẩy mạnh vây, mạnh vy thì lưỡi câu với những cái ngạnh càng cắm chặt, càng cố vùng vẫy thì lại càng thêm đau.

Chính vì lẽ đó một số loài cá lớn với hàm răng khỏe, trí thông minh cao hơn thì có thể cắt đứt sợi dây cước để thoát lấy thân, tuy nhiên lưỡi câu vẩn còn đó và phải mất một thời gian rất dài với cơ chế tự đào thái của cơ thể, thì may ra mới tuột khỏi … Thời gian đó mang theo trong tiềm thức cơ thể sống một lằn vết khó có thể phai mờ.

Khi ta thử nhìn về lịch sử dân tộc với bốn nghìn năm, chúng ta sẽ thấy lằn vết này in sâu trên võ não của mỗi người con dân tộc Việt. Sự đậm nhạt của tỳ vết này tùy theo mục tiêu và cách sống của mỗi cả nhân con người, nhưng nó không bao giờ mất đi trong họ.

Nhưng thay vì cắt đứt dây cước, tìm cách thoát khỏi lưỡi câu thì một số nhà lãnh đạo CS Bắc Việt đã chấp nhận nằm im, như là một biện pháp giảm đau hữu hiệu. Chính sự nằm im này làm cơ thể ít vận động, điều này làm cho cơ thể nó yếu đi, nhưng tấm thân nó mang đầy mỡ, tạo nên cho con cá những chiếc vẩy bóng lưỡng … Nhìn bề ngoài tưởng như rất ngon và rất đẹp, kỳ thực con cá đã nhiễm độc.

Lý thuyết Mác Lê đã đem đến sự rỗng mục về kinh tế, nó đưa đến sự sụp đổ về chính trị ở các nước đem áp dụng nó. Vào những năm chín mươi của thế kỷ trước là sự sụp đổ của Liên Xô, Đông Âu… Cho thấy lý thuyết này không còn đất sống đối với nhân loại, tuy nhiên sự sụp đổ các nhà nước độc tài CS xãy ra dễ dàng với những XH duy lý và nhận thức cao, vốn được trau dồi trong thời kỳ Công Nghiệp. Điều này khác với các nước CS Đông Á, vốn xuất thân từ nông nghiệp và đang từng bước chập chững đi vào thời kỳ Công Nghiệp, trong khi thế giới đã bỏ xa thời kỳ này và từng bước phát triển qua thời đại thông tin và trí tuệ.

Điều này cho thấy CS Đông Á mang nét riêng do tâm lý truyền thống Á Đông với kiểu cai trị hà khắc nên vẩn duy trì và áp đặt thống trị. Một mặt họ biết giải bài toán vừa có thể tồn tại vừa có thể cai trị, từng bước đưa XH cộng sản lên một trạng thái mới, đó là kinh tế thị trường ở Hạ Tầng, biến CS Mác Lê thành CS Dân Tộc ở Thượng Tầng, từng bước biến tướng thành nhà nước độc tài toàn trị.

Với sự bang giao vốn có của kinh tế thị trường lúc này Trung Cộng không ngừng đầu tư, họ đầu tư khắp nơi, qua cả kênh đào Panama, qua cả Châu Phi… Và Việt Nam từ lâu vẫn là bàn đạp trong họ thì sự đầu tư là không thể bỏ qua. Chính lúc này Việt Nam là miếng đất để Trung Cộng tìm cách thâm nhập về kinh tế, về đầu tư … Từng bước thắt chặt với những lưỡi câu và sợi cước mới, trong thời kỳ thế giới hiện đại, với kỹ thuật câu cá hiện đại.

Những năm sau này, để duy trì, cai trị, đảng CS Việt Nam đã chấp nhận nằm im khi đã ngậm chặt cái lưỡi câu trong miệng của mình, hành động này để lộ những sợi cước mà nếu chúng ta, một người dân nếu để tâm sẽ nhìn thấy, những năm gần đây với sự nhượng bộ đường lưỡi bò, cho thuê bờ biển, rừng đầu nguồn … là những biểu hiện điển hình của bề mặt đã nỗi rõ. Bên cạnh đó, những năm sau này, hàng hoạt kiểu tuyên tuyền mang đậm sắc thái văn hóa Trung Cộng đua nhau nở rộ, văn hóa 1000 năm Thăng Long _ Mừng quốc khánh Tàu Cộng, Tượng đài Lý Thái Tổ mặc đồ Tàu Cộng, đau đớn nhất là màn tuồng Hai Bà Trưng đi viếng Tàu … Không dừng lại ở đó, nhiều hoạt động văn nghệ tuyên truyền kiểu cho không, hoạc bắt phải nghe, phải xem vì nó đập thắng vào mắt ta, đưa đến mọi giác quan của ta một thứ Tàu Cộng hiện hữu không còn mơ hồ, những áp phích cổ động cho Tàu Cộng, đài phát thanh, là đa số hàng hóa tiêu dùng …. Đến nổi người dân phải truyền tai nhau những câu tóm gọn như: ” Cẩn thận thức ăn có độc”, … Không riêng gì thức ăn, ngày nay tại VN mọi thứ đều phải cẩn thận kẻo bị nhiễm độc.

Quay lại chuyện con cá cắn câu, dạo này thi thoảng mọi người vẩn hay nghe tin, vĩ như tin một số quan chức qua Tàu để cống nạp, để cầu cạnh … Một số thông tin rò rĩ cho thấy một số các quan chức đã bị trói bởi những con cá ” chân dài” khi qua Bắc Kinh, một số khác bị trói lúc đang ở tại VN bởi những con Rô_ Ron chân dài khác, hay những sợi dây cước kiểu khác … Danh sách đưa ra ngày càng dài.

Một số có tư tưởng đa phương hóa Biển Đông đến nay củng đành lòng ngậm bồ hòn làm ngọt, vì quyền lợi của chính riêng mình. Với kiểu ngoại giao “lèo lá”, đã làm cho Mỹ bỏ chơi với chính mình, quay qua làm ăn với chính “bố của thằng mình” là Tàu Cộng. Liệu rằng qua bữa ăn tối của ông Ôi Ba Má với ông Hồ Không Được Đào thì số phận của Việt Nam có được định đoạn, như thời hiệp định Paris 1973.

Suy nghĩ này nếu xãy ra thật, thì ôi thôi Việt Nam sẽ chí là một con cá rô_ron béo mập trên một bữa ăn của các quan thầy, sự suy nghĩ này có chiều hướng logic khi mới đây thôi, tuyên bố của đảng CS sau khi bế mạc đại hội tuyên bố duy trì kinh tế quốc doanh, giữ chặt tình hữu hảo núi liền núi, sông liền sông với các Quan Thầy… Than ôi, con cá cố cắn câu.

Một con cá khác vô tình cẳn phải lưỡi câu, đó là một số người đấu tranh đối lập và một số người Hải Ngoại “ba phải”, họ đã có những hành động vô tình cắn phải lưỡi câu mà vẩn không hay, những hành động kêu gọi rời rạc, hô hào mất phương hướng, xúi dục đấu tranh đơn lẽ … Đang được CS úng hộ tuyệt đối, kiểu chiêu nuôi gà mẹ để bắt một mớ gà con củng đang được áp dụng, tuy nhiên đó chính là ở trong nước, điều đảng nói chính là ở Hải Ngoại, chúng ta sẽ thấy sự hô hào với những mục đích khó mà nói rõ được, nhưng cái lợi chưa thấy đã tòi ngay cái hại, các vụ bắt bớ lại tiếp tục xãy ra …. Đây củng là một kiểu cá đã cắn câu.

Những việc làm âm thầm nhưng nghĩ lại đầy hiệu nghiệm khi những người lớn tuổi đã dám nói lên cái sự thật thuần túy là sự thật như Tô Hải … Những ý tưởng khơi dậy sự tò mò đầy tính trong sáng của Mẹ Nấm, Điếu Cày… Đem đến những chuyển biến cho giới trẻ trong tâm thức, trong suy nghĩ của giới trẻ là điều có thể thấy được. Than ôi! Việt Nam có bao người dám nói thật như Tô Hải, có bao người dám nói lên ước mơ như của Mẹ Nấm … Các nhà đấu tranh dân chủ có suy nghĩ gì chăng? Hay chính chúng ta đã vô tình cắn phải lưỡi câu mà không hề hay biết.

Có người nói, mỗi cá thể như một hạt cát trong sa mạc, nhưng tôi thì thấy hạt cát còn sướng chán, vì dù sao củng là một vật vô tri theo nghĩa vật lý,. Nhưng dù sao còn hơn con cá, vì cá không khéo thì sẽ cắn câu, bị trói chặt, bị làm bằm ra làm thịt … Cuộc đời con người củng vậy, sinh ra và chết đí cho ý tưởng, cho chính kiến và cho tham vọng của chính mình … Chí có điều tất cả coi chừng bị cắn câu… Khoảng thời gian ngắn ngũi đó, chí có thể kéo dài hơn, thành công hơn và ý nghĩa hơn nếu chúng ta làm cho chính chúng ta trở nên trong sáng trong cuộc đời này.

Ly cà phê đã cạn, trời chiều mùa đông âm u và ám đạm, tôi xin kết thúc dòng suy nghĩ về con cá cuộc đời tại đây, xin phép ra về với căn phòng nhỏ và cuộc đời nhỏ …Lòng bổng nghĩ CS làm sao có thể quay về với chính nghĩa dân tộc mà mọi người đã từng mơ ước. Tôi bước ra về lòng vội vã … Như muốn tránh đi tiếng nhạc vang vọng trong quán cà phê đưa tới, giọng người con gái đang hát những câu ca dao:

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thủa nào ra ….

Trần Văn Huy
Hà Nội ngày 22/1/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét