Pages

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Chuyện Lạ

Từ khi có Việt ngữ, chữ “LẠ” không “lạ” mà là một chữ quen thuộc trong tiếng Việt. Tự điển tiếng Việt Nam đã giải thích khá đầy đủ về chữ “lạ.” Tôi xin trích ra một số ý nghĩa tiêu biểu của chữ “LẠ” cuốn từ cuốn “Tự Điển Tiếng Việt” (của Nguyễn Kim Thản, nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2005) như sau:

- Chưa từng quen, chưa từng gặp, chưa từng làm, phản nghĩa của “quen:”
“Trước lạ sau quen một chữ tình.”

(Nguyễn Du)

- Không bình thường: Chuyện lạ, phép lạ.

- Khó hiểu: Lạ nhỉ? Thế thì có gì là lạ?

- Lấy làm ngạc nhiên: Tôi còn lạ gì nó!

- Tới mức độ cao khác thường: Trông đẹp lạ!

- Khác thường đến mức khó hiểu

“Nước đời lắm nỗi lạ lùng.”

(Nguyễn Du)



Hôm nay, nước Việt ta mỗi ngày một thêm lạ. Nghe rất nghịch lý, nhưng CS với bản chất hèn nhát, giả dối, sợ phải nói sự thật đã dần dà sửa chữa ý nghĩa của chữ “Lạ” thành ra “Quen” mới chết người!

Trong hoàn cảnh hiện tại, vì các vấn đề lớn lao không thể che đậy được như:

- Tranh chấp (?) một cách lép vế quê xệ về lãnh thổ và lãnh hãi (Hoàng sa, Trường sa, lưỡi bò) ở biển đông với đàn anh Trung cộng, csvn đã làm tê liệt ngành đánh cá của ngư dân các tỉnh miền duyên hải Việt Nam; và làm nhục cả quốc thể.

- Thực chất đạo đức (?) văn minh (?) Hồ Chí minh qua các lãng phí của công lảng xẹc của chính quyền CS; quan chức cách mạng đi ra nưóc ngoài vô tình / cố tình cầm nhầm hàng hóa đắt tiền ở siêu thị và bị bắt; cán bộ cao cấp (cỡ chủ tịch ủy ban nhân dân) mua trinh nữ sinh; vấn đề bạo lực học đường man rợ; và việc xấu hổ chư từng thấy… vô tiền khóang hậu trong suốt 4000 năm lịch sử Việt Nam là việc công khai rao-bán-xin lấy chồng ngoại quốc với gía rẻ mạt.

- Bức tranh vân cẩu kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đã rõ ràng vô phương định hướng; mà hướng gì lạ lùng vậy? Đề nghị cs nên gọi là “kinh tế vân cẩu” thì sát nghĩa hơn! Dễ giải thích cho dân chúng hơn!

- Nhờ ơn bác và đảng (còn đảng còn mình!), môi trường sinh sống của dân chúng bị nhiễm độc nặng nề… Kể ra, dân nghèo chắc cũng không đến nỗi phải chết đói ngay tức thì, chỉ được bác và đảng phép chết từ từ thôi; mà chẳng phải ai trong chúng ta cũng đang chết từ từ hay sao? Đâu có phải là vì riêng “chính sách” của nhà nước cs đâu mà vội đổ thừa một cách “phản động?” Ngay “bọn” tư bản sớm muộn thì họ cũng chết chứ làm sao sống mãi được? Vấn đế này còn được gọi là “chết mòn” - một quá trình tự nhiên của sinh học và XHCN mà – Duy vật biện chứng thật tài tình ở chỗ tích cực này.

Kết quả đưa đẩy đến việc báo chí và thông tin “lề phải’ của cộng sàn liên tục dùng chữ “LẠ” trong các mẩu tin quan trong hàng ngày. Lần lượt, tôi xin dẫn ra đây để chúng ta cùng đọc lại cho biết (nếu chưa biết; hoặc chỉ biết đại khái!)

1- Tầu lạ

Theo tuoitre.com.

(trích nguyên văn)


“Phú Yên: Chìm tàu, 9 ngư dân mất tích

Tin Tổng Hợp – Chiều 15-1-2008, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên cho biết chiếc tàu đánh cá PY 91234-TS đã bị một chiếc tàu lạ đâm chìm tại vùng biển tọa độ 12o50 vĩ độ Bắc và 109o40 kinh độ Đông, cách mũi Đại Lãnh về phía đông nam khoảng 80 hải lý.

Toàn bộ chín ngư dân trên tàu đã bị mất tích. Tàu bị nạn khi đang hành nghề lưới cảng. Tàu do ông Nguyễn Văn Gọi ở phường Phú Lâm, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên làm thuyền trưởng,

Thông tin về vụ tai nạn nghiêm trọng này đã được Trạm Tìm kiếm cứu nạn trên biển (Trường Sa MRSC) phát đi.

Hiện Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Phú Yên vẫn chưa thể đưa tàu và lực lượng cứu hộ cứu nạn đi tìm kiếm do cửa sông Đà Rằng nước cạn, trong khi ngoài biển đang có sóng to. Lực lượng biên phòng đã yêu cầu các đồn ven biển sử dụng hệ thống thông tin báo cho các tàu thuyền đang ở vùng biển lân cận để tìm kiếm, cứu nạn.”


(ngưng trích)

Mẹ kiếp! “Vùng biển tọa độ 12o50 vĩ độ Bắc và 109o40 kinh độ Đông, cách mũi Đại Lãnh về phía đông nam khoảng 80 hải lý” là vị trí nằm trọn lỏn, hẳn hoi trong hải phận Việt Nam (xa lắc xa lơ HS-TS) chứ không phải vị trí nằm trong cái lưỡi bò phá lấu mà “tầu lạ” lại ngang nhiên “đâm” tầu đánh cá của ngư dân Phú Yên thì quá quắt lắm rồi. Nên biết chữ “đâm” có nghĩa là “có dự tính, cố ý” chứ không phải là “vô tình quờ quạng đụng phải…”

Lại là “tầu lạ” theo như tin BBC ngày thứ bảy, 23 tháng 5, 2009:

(như được biết ban Việt Ngữ toàn là vẹm)

(trích nguyên văn)

“Tàu lạ đánh chìm tàu đánh cá VN


http://www.bbc.co.uk/worldservice/assets/images/2009/05/23/090523091618_fishing226.jpgTàu ‘quốc tịch chưa xác định’ đánh chìm tàu của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi, Việt Nam gây ra các bình luận đặt câu hỏi có phải tàu Trung Quốc là thủ phạm.

Một cán bộ địa phương ở xã Bình Chánh nói với BBC rằng 26 ngư dân trên tàu đã được cứu thoát sau khi tàu của họ bị một con tàu khác tông vào.

Vụ việc được cho là xảy ra lúc 3h sáng ngày 19/5/2009, khi tàu câu mực của người dân địa phương đang ra đánh bắt ở vùng biển Đông.
Truyền thông nhà nước nhắc đến vụ việc nhưng không nêu quốc tịch của ‘tàu lạ’.

Giới chức địa phương cũng không nói thêm về con tàu nước ngoài, chỉ cho biết sau cú va chạm mạnh, tất cả 26 thuyền viên bị rơi xuống biển. Các thuyền viên phải bám vào các can nhựa, phao cứu sinh để không bị chìm.

Nhưng ‘tàu lạ’ không dừng lại để cứu mà họ may mắn có một tàu câu mực khác của ông Bùi Đức Quang cùng quê cứu thoát.”

(ngưng trích)

Hết ý kiến! Vì BBC có trụ sở nằm ở bên ngoài Việt Nam cho nên họ có vẻ “anh dũng” hơn báo chí “lề phải” trong nước một bậc. Tuy vẫn rập khuôn là “tầu lạ” và “quốc tịch chưa xác định” nhưng ít ra cũng còn can đảm dám thắc mắc là “đặt câu hỏi có phải tàu Trung Quốc là thủ phạm?”

Đồng thời một ngày sau bản tin của đài BBC, báo Thanh niên (tờ báo “lề phải”) cũng đăng bài “Chuyện kể của những ngư dân bị tàu lạ tông chìm” của phóng viên tên Hiền Cư nào đó về tầu của ngư dân Quảng Ngãi lại bị “tầu lạ đâm” ngày 20 tháng 5 năm 2009 thì là mà như sau:

(trích nguyên văn)

“Báo Thanh Niên số ra ngày thứ tư 27/05/2009:


3 giờ sáng ngày 20/05 (2009) khi tàu QNg-95348 TS do ngư dân Nguyễn Thanh Thu là chủ phương tiện và cũng là thuyền trưởng đang hoạt động ở tọa độ 10’59 độ bắc và 111’34 độ đông thì bị tàu lạ đâm chìm nhưng ‘chưa kịp nhận diện được tàu nào đâm cả.’





Anh Bổn, một trong 26 ngư dân thoát nạn, được trích lời nói: ‘… chứ ai nghĩ bị tàu khác đâm vào. Nói vậy vì chúng tôi biết chắc tàu mình không phải đi vào vùng có đá ngầm.’

May mắn thoát chết nhưng con tàu đánh cá 90 CV của anh Nguyễn Thanh Thu trị giá hơn 1,2 tỷ đồng, gia sản cả đời dành dụm và vay mượn, nay đã nằm lại biển khơi…”

(ngưng trích)

Kiểm lại voới “Google map” thì thấy “tọa độ 10’59 độ bắc và 111’34 độ đông” chỉ cách bờ của tỉnh Quảng Ngãi có 72 dặm, không nằm trong vùng tranh chấp chủ quyền các đảo; nhưng tầu cá của ngư dân Quảng Ngãi vẫn bị “tầu lạ đâm” chìm thì chủ quyền của Việt Nam anh hùng nằm ở đâu nhỉ? Không lẽ nằm ở “16 chữ vàng” mà Tầu cộng ban cho nước ta?

Một điểu đáng chú ý nữa là đài BBC và cả báo “lề phải” trong nước không hề dám phổ biến một bản tin của mạng “Tân Hoa Xã” một “tiếng nói chính thức của chính phủ ba tầu” ngay sau cái vụ “đâm” tầu đánh cá của ngư dân Quảng Ngãi như sau:

(trích nguyên văn)

“Theo Tân Hoa Xã, ngày 23 tháng 5 2009 đi cùng đoàn làm nhiệm vụ tuần tra tầu thuyền, phó cục trưởng cục ngư nghiệp Từ Thông Mậu tiết lộ:


Tầu ngư chính hộ ngư nước ta (ý nói Tầu cộng) từ ngày 22 đã phân biệt được điều động đến Tây Sa (còn gọi là Hoàng Sa), đã đạt đến cao điểm số lượng lên tới 4 tầu. Ngày 23 chi đội Châu Hải ngư chính thuộc tầu ngư chính “Trung Quốc” 44283 đã kiểm tra trong khu vực vùng biển vịnh Bắc Bộ.




Sáng ngày 16 tháng 5, tàu ngư chính lớn nhất 44183 xuất phát từ Châu Hải hương Châu hướng về quần đảo Hoàng Sa, 9h 45 phút cùng ngày gặp tầu Trung Quốc ngư chính 44061 thuộc thành phố Thâm Giang, hình thành biên đội và từ ngày 9 hướng về vùng biển quẩn đảo Hoàng Sa, trên đường tới vùng biển quần đảo Hoàng Sa phát hiện thấy một tầu nước ngoài đang đánh cá phi pháp trên vùng biển của Trung Quốc, nhân viên chấp phả nước ta (đây nước tầu phù) lên thuyền kiểm tra, sau đó cảnh cáo và đuổi ra khởi vùng biển của ‘Trung Quốc,’ ngày 21 tại Hoàng Sa chi đội lại tăng thêm hai tầu ngư chính nữa là 311 và 302….”

(ngưng trích)

Cơ sự là thế đấy. “Tầu lạ,” “quốc tịch chưa xác định,” “có phải là?…” cái con củ cải muối gì đâu? Chính Trung cộng chứ còn ai vào đây nữa mà phải nói loanh quanh… Nói tóm lại tầu tuần ngư của Trung cộng chạy trên hải phận Việt Nam nếu nó thấy bóng dáng tầu đánh cá có cắm “cờ đỏ sao vàng” là nó “phập” liền… Những người quyền cao chức rộng cs thì đâu có tên nào dám nói sự thật. Người dân bị nạn chẳng còn biết nhờ cậy ai bênh vực? Tội nghiệp! Lâu ngày dân mình đã quen với sự áp bức rồi… Chính quyền cs thấy cảnh ngư dân mất tầu, mất cá, mất máy móc dụng cụ đánh cá, mất mạng (hoặc bị cóc, bị bắt giữ phải trả tiền phạt) bởi “tầu lạ,” “nuớc lạ” thì như Thượng tá Nguyễn Công Danh, Trưởng Công an huyện đảo Lý Sơn chuyện (Quảng Ngãi) đã bảo:

(nguyên văn)

“Lực lượng Công an đã làm hết sức mình để bảo vệ, đem lại bình yên cho nhân dân trên đảo, nhưng biển mênh mông quá, không có cách nào can thiệp, giúp đỡ họ. Khi họ được trả về trong cảnh tay trắng thì cũng chỉ biết động viên, giúp đỡ họ ổn định cuộc sống mà thôi…”

Lực lượng Công an võ trang cs chỉ quen hà hiếp dân (đòi them phong bì) nhưng khi hữu sự với “nước lạ” thì hiền lành nhỏ nhẹ như bụt; hành động y như “từ chết mà chuyển sang từ trần…” Các cơ quan từ thiện đi xin sự giúp đỡ của người hảo tâm (cho người bị nạn) cũng làm việc đến thế thôi !? Thiệt tình!

Ngoài ra, Trung tá Lê Văn Phú, Phó trưởng Công an huyện thì cho biết những con số rất lạ, nghe phải giật mình:

(nguyên văn)


“Năm 2004, huyện đảo Lý Sơn có 18 tàu; năm 2005 có 23 tàu; năm 2006 có 14 tàu và năm 2007 có 8 tàu với 126 thuyền trưởng cùng thuyền viên bị bắt ngoài biển.

Cả huyện Lý Sơn chỉ có chừng 100 con tàu có khả năng ra đến vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa đánh bắt cá, thì mỗi năm có từ 1/10 đến 1/5 số đó bị ‘bắt cóc,’ bị cướp trắng tài sản. Số lượng tàu bị bắt năm sau giảm hơn so với năm trước không phải vì nước ngoài ‘nới tay’ hơn, mà vì rất ít tàu ở Lý Sơn dám ra khơi xa đánh bắt cá.”

Bây giờ nghe rục rịch là nhà nước cs đang đặt mua tầu ngầm (cho ngư dân đánh cá? Ai mà biệt?) từ Liên sô. Nếu đúng, đây thật sự là một ý kiến tuyệt vời mà chỉ có “đỉnh cao trí tuệ” mới nghĩ ra. Một ý kiến đượm tình “hữu nghị.” Vì với “tầu ngầm đánh cá,” ngư dân ta cứ việc cho tầu “hiện đại” lặn tà tà dưới nước; vừa hút thuốc lào, vừa đánh tổ tôm, vừa thỉnh thoảng thò tay ra cửa sổ bắt vô số cá… thì “tầu lạ” (ở trên mặt nước) cũng phải chào thua. Một công mà được hai ba việc: vẫn bắt được cá mà không phải đụng chạm “tầu lạ” của “nước lạ;” không làm mất cái hòa khí “sông liền sông… c. liền c… ” Còn có “phương án” nào kiệt suất hơn? Lãnh đạo nhà nước cs lúc nào cũng sáng dạ…


2- Chồng lạ / Phận Gái Việt Nam Bọt Bèo.

Càng ngày càng có nhiều con gái Việt Nam được đem rao bán và mồi chài kết hôn, bán trinh với người ngoại quốc (tạm gọi là “chồng lạ!”) qua những hình thức rất “lạ” (với gía cả rất “hữu nghị!”) chưa từng thấy trong những giai đoạn lịch sử chống Tầu, chống Tây, chống Mỹ… của dân tộc anh hùng.

Sau đây là một số tin thu tập từ trong và ngoài nước mà trong đó các con số và hoàn cảnh của con gái Việt tự nó đã mô tả khá rõ ràng than phận bọt bèo của người con gái Việt Nam phải sống dưới chế độ cs; không cần đến lời bàn của người viết:

- 10 ông Hàn Quốc xem mặt gần 200 cô gái Việt Nam

07/02/2006.

Theo trang mạng dantri.vn trong nước.

(trích nguyên văn)

Vào những ngày giáp Tết Bính Tuất, ở quận 5 có một sự hội ngộ khá đặc biệt bởi đây không phải họp mặt tất niên của các cơ quan đoàn thể mà là cuộc môi giới hôn nhân trái phép giữa 10 người đàn ông Hàn Quốc và 193 cô gái Việt.

Sự việc xảy ra tại KS Thái Bình 2 nằm sâu trong hẻm 204 Nguyễn Trãi, P3, Q5. Hàng chục xe ôm, chiếc nào cũng chở 3 cô gái còn rất trẻ, chạy ào ào trên đường Nguyễn Trãi, tập kết vào KS Thái Bình 2. Người dân nơi đây không khỏi nghi ngờ vì số lượng các cô gái quá đông.

Tại tiền sảnh của khách sạn, trung tá Nguyễn Thanh Sơn, Đội trưởng Đội ANND Q5 và các chiến sĩ CA quận 5 không khỏi ngạc nhiên khi thấy có đến 193 cô gái đang chen lấn, xô đẩy nhau để chờ đến lượt được các ông người Hàn Quốc xem mặt. Điều đáng nói là trong số 10 người Hàn này chỉ có 2 người nhập cảnh theo diện thương mại là Park Min Tae và Park Won Ho, 8 người còn lại nhập cảnh theo diện miễn thị thực (đi du lịch tự do) được tạm trú đến 20/3/2006.

Những người này khai nhận họ chỉ đi theo Park Min Tae và Park Won Ho để xem “dung nhan” các cô gái Việt cho vui chứ không có ý định lấy vợ Việt Nam (!) Tám vị khách du lịch này cũng được các cơ quan chức năng Việt Nam nhắc nhở, yêu cầu xuất cảnh đúng thời hạn ghi trong hộ chiếu và không gia hạn thêm thời gian lưu trú ở Việt Nam.

Park Min Tae và Park Won Ho vào Việt Nam ngày 25/12/2005 với mục đích thương mại, nhưng trên thực tế họ đã móc nối với một số đối tượng người Việt và khách du lịch Hàn Quốc để tổ chức các cuộc xem mặt, môi giới hôn nhân làm mất trật tự an ninh khu phố.

Vì vậy, căn cứ vào khoản 2, điều 5 Nghị định 150 của Chính phủ, CA TPHCM đã xử phạt Park Min Tae 10 triệu đồng, yêu cầu xuất cảnh đúng thời hạn, đồng thời kiến nghị đưa vào diện cấm nhập cảnh Việt Nam. Park Won Ho do khai không đúng sự thật để lấy visa thương mại nhập cảnh vào Việt Nam, bị xử phạt hành chính 2 triệu đồng, hủy thị thực, buộc xuất cảnh trong thời gian sớm nhất.

Tình trạng môi giới hôn nhân giữa các cô gái Việt Nam và đàn ông Hàn Quốc đang có xu hướng phát triển. Trước đây hiện tượng này thường xảy ra đối với đàn ông Đài Loan.

(ngưng trích)

- 106 cô gái Việt xếp hàng cho người Hàn chọn vợ

18/12/2008

Theo trang mạng baomoi.com và Thông Tấn Xã VN trong nước.

(trích nguyên văn)

Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14), Công an TP.HCM vừa bắt quả tang cảnh 10 người quốc tịch Hàn Quốc đang săm soi 106 cô gái trẻ, đa số ở các tỉnh, thành miền Tây Nam Bộ để chọn vợ.

Cụ thể, 10h30 ngày 18/12/2008, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC 14) Công an TP Hồ Chí Minh phối hợp với Công an quận Tân Phú kiểm tra căn nhà cho thuê số 137/1A đường Trịnh Đình Trọng, phường Phú Trung, quận Tân Phú (TP Hồ Chí Minh), bắt quả tang một vụ môi giới hôn nhân trái phép cho người Hàn Quốc với quy mô lớn.

Tại đây có 10 người quốc tịch Hàn Quốc (gồm 4 “chú rể,” 5 người thân của “chú rể” cùng một người trưởng đoàn là ông Yang Hong Yl) đang săm soi 106 cô gái trẻ, đa số ở các tỉnh, thành miền Tây Nam bộ để chọn vợ. Công an đã mời các cô gái trên cùng những người khách Hàn Quốc và các đối tượng môi giới về trụ sở công an làm việc.

Qua điều tra cho thấy: các đối tượng chính tổ chức vụ môi giới trái phép này là bà Vòng A Mùi (tự là Yến, 53 tuổi trú 29/24/11 đường số 6, khu phố 16 phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP Hồ Chí Minh, đã bỏ trốn trong lúc công an kiểm tra); ông Lý Anh Vũ (31 tuổi, con ruột Vòng A Mùi) và bà Vòng Cam Liên (40 tuổi, trú thị xã Vĩnh An, tỉnh Đồng Nai).

Bà Vòng A Mùi đã móc nối với ông Yang Hong Yil (53 tuổi) để đưa một số “chú rể” Hàn Quốc sang TP Hồ Chí Minh chọn vợ. Sau đó, A Mùi chỉ đạo cho Vũ, Liên liên lạc với Xì Kim Thọ (tự Bảy, 46 tuổi), Linh Thâm Bắc (tự Dinh, 34 tuổi) và Xôi Quý Minh (chủ căn nhà 137/1A đường Trịnh Đình Trọng, nơi tổ chức cho khách chọn vợ) cùng với hơn 10 chủ lò chứa gái để huy động hơn 100 cô gái từ các tỉnh lên TP Hồ Chí Minh cho người Hàn Quốc coi mặt.

Các cô gái này tập trung ở khu vực cầu số 2 (thuộc phường Hòa Thạnh và phường Phú Trung, quận Tân Phú) và một số địa điểm ở quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh) để cho các chủ lò “huấn luyện” rồi chở đến địa điểm coi mắt.

Theo khai nhận của Lý Anh Vũ, mỗi lần môi giới thành công, khách Hàn Quốc trả công cho chủ môi giới là 540 USD/1 cô, sau đó chủ môi giới sẽ chi lại 3 triệu đồng cho chủ lò chứa gái và 3 triệu đồng cho những cô gái được chọn.

Được biết, Vòng Cam Liên và Yang Hong Yl từng bị Công an TP Hồ Chí Minh xử lý hành chính về hành vi môi giới hôn nhân trái phép trong vụ khách Hàn Quốc coi mắt 112 cô gái tại khách sạn Diệu Quyên (số 21 đường số 5, phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) vào ngày 17/7/2008. Trong lần đó Yan Hong Yl bị phạt tiền và buộc trục xuất khỏi Việt Nam. Một cán bộ điều tra cho rằng với lần tái phạm này của Yan Hong Yl, cần có hình phạt nghiêm khắc hơn.

Hiện công an mời đại diện Hội phụ nữ quận Tân Phú đến tư vấn cho các cô gái trên về hậu quả của môi giới hôn nhân trái phép và như những lần trước, sẽ yêu cầu họ trở về địa phương cư trú. Riêng những người khách Hàn Quốc và các đối tượng môi giới trái phép sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

(ngưng trích)

- Một “giai” Hàn… 30 “gái Việt” còn trinh! (4 ông Đại hàn và 120 gái Việt)

17/07/2008.

Theo trang mạng vitinfo.vn trong nước.

(trích nguyên văn)

Sáng nay, khi cảnh sát bất ngờ kiểm tra khách sạn Diệu Uyên, quận Gò Vấp, TP HCM, đã phát hiện 120 cô gái trẻ đẹp, đang xếp hàng chờ “trình diễn” cho 4 người đàn ông Hàn Quốc “chấm điểm” để tuyển vợ.

4 người đóng vai trò dắt mối đang bị tạm giữ để xem xét xử lý về hành vi môi giới hôn nhân trái phép. 120 cô gái hiện được Hội phụ nữ tư vấn về hậu quả của hình thức môi giới hôn nhân này để trở về địa phương.

Theo thông tin ban đầu, bằng thủ đoạn đi xuống các tỉnh miền Tây dụ dỗ và tìm kiếm các cô gái trẻ có tuổi đời từ 18 đến 24, có giấc mơ xuất ngoại để “đổi đời,” các tay môi giới đã “gom” được hàng chục cô đem về “đào tạo” tại các căn nhà ở quận Tân Phú.

Hằng ngày, các cô được nuôi ăn ở, học ngôn ngữ, các nấu ăn món Hàn Quốc và chờ tới ngày đi “coi mắt.” Để tránh sự theo dõi của công an, đường dây môi giới hôn nhân này liên tục thay đổi các địa điểm, thường thuê những khách sạn lớn, tổ chức “coi mắt” vào những thời gian khác nhau không kể ngày đêm.

Ngoài ra, chúng cũng tích cực liên lạc với các đường dây môi giới hôn nhân tại Hàn Quốc và chịu trách nhiệm đón các “chú rể” khi tới Việt Nam và thuê các khách sạn để tổ chức coi mắt. Mỗi chú rể Hàn Quốc muốn qua Việt Nam tìm vợ phải trả cho đường dây này số tiền lên đến gần 10.000USD.

Vụ án do trinh sát đội 5, phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC14) công an TP HCM đã phối hợp với công an quận Gò Vấp và đoàn kiểm tra liên ngành văn hóa – xã hội khám

Vụ việc đang được điều tra.

(ngung trích)

- 13 cô gái dàn hàng ở siêu thị cho 3 ông Nam Hàn coi mắt
3/12/2010
Theo trang mạng danlambao.
(Trích nguyên văn)
Saigon – Hết khách sạn, nhà hàng, quán ăn, những người môi giới hôn nhân sáng 1 tháng 12 năm 2010 áp dụng chiêu táo bạo hơn là tập họp 13 thiếu nữ Việt tại sân thượng bán cà phê của siêu thị Maximart, quận Tân Bình, Sài Gòn, cho 3 người đàn ông Nam Hàn tuyển vợ.

Những kẻ môi giới để cho 13 cô gái đứng xếp hàng trước ba ông Nam Hàn và thông dịch viên tha hồ săm soi, lựa chọn. Các cô đứng dàn hàng ngang không khác một cuộc thi hoa hậu, bất chấp người hiếu kỳ bu xem. Vụ việc chưa kết thúc thì người dân đã báo cho công an đến bắt.

Báo Thanh Niên cho biết, những người môi giới hôn nhân khai mỗi vụ tuyển vợ thành công, ông chồng Nam Hàn trả cho họ 3,500 đô la.
13 cô gái nói trên đều xuất thân từ các tỉnh Ðồng Bằng sông Cửu Long, trong độ tuổi từ 18 đến 27. Các cô cho biết đã được yêu cầu đến cư trú tại một số nhà của người môi giới ở các quận Bình Tân, Tân Phú, Bình Chánh… một thời gian khá lâu để “chuẩn bị.”
Các cô nói rằng muốn được ra mắt các ông ngoại quốc để “có cơ may trở thành cô dâu Việt ở nước ngoài, coi như cơ hội xuất ngoại để đổi đời, chứ không biết sẽ được trả bao nhiêu tiền trong cuộc mua bán này.”

(ngưng trích)

- Hốt hụi… người ở “đảo Đài Loan”

Thứ sáu, 20 Tháng một 2006,

(theo Người lao động)

Trang mạng Vietbao.vn ở trong nước.

(trích nguyên văn)

Lúc trước, cha mẹ gả con gái lấy chồng Đài Loan, gom tiền chẳng khác gì… hốt hụi, ai cũng ham. Giờ “hốt” được đám cháu ngoại rồi phải lọ mọ kiếm tiền cưu mang chúng, khác gì… đóng hụi chết, nhiều người chán ngán!

Trên đường làng ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt- Cần Thơ, một đám trẻ đang chơi đùa. Một thằng bé chừng 5 tuổi mon men đến gần. Đám trẻ lập tức vây lấy nó, nhao nhao: “Thằng Việt nói tiếng Đài Loan đi!,” “Mày nói tiếng Việt nữa, tụi tao mới cho chơi.” Thằng bé nhăn nhó, cố nói vài câu tiếng Hoa xen lẫn tiếng Việt lơ lớ. Đám trẻ ồ lên thích chí. Thằng bé hốt hoảng chạy tuốt vào nhà, cầu cứu bà ngoại.

Mai mối như đi chợ

Tôi đến xã đảo Tân Lộc vào một ngày cuối năm. Trên chuyến phà ngang dòng sông Hậu, khi nghe khách hỏi thăm đường, một người đàn ông đứng tuổi lạnh nhạt: “Cô đi hỏi vợ cho đám Đài Loan nào hả?” Tôi bối rối: “Trông cháu giống bà mối lắm hả chú?.” Ông ta vẫn lạnh băng: “Hừ, dân mai mối đến đây như đi chợ, ngày nào cũng có người về tìm gái làng.” Khi biết mục đích chuyến đi của tôi, ông lập tức hồ hởi: “Về nhà Tư Cần này đi, bà xã tôi có 8 cháu gái lấy Đài Loan, biết bộn chuyện!.”

Tôi theo chú Tư Cần về nhà. Trên đường làng, hiếm khi thấy bóng dáng thôn nữ. Thím Tư thấy có khách lạ, lấy cớ làm cơm cứ ở mãi dưới bếp. Chú Tư chỉ tay ra đầu ngõ, nói như than thở : “Từ ngoài lộ vào đây chừng nửa cây số mà có đến mấy chục nhà gả con cho Đài Loan. Đến mức nhiều người gọi xã này là đảo… Đài Loan!.” Rồi chú hể hả khoe: “Tôi có 1 trai, 2 gái. Vợ chồng tôi phải khổ sở lắm mới giữ được 2 đứa con gái không cho theo phong trào lấy chồng ngoại, mà cho ăn học đến nơi đến chốn.” Chú kể, hầu như ngày nào cũng có dân mai mối đến nhà gạ vợ chồng chú: “Con gái học làm gì cho rách việc, cho chúng lấy chồng Đài Loan vừa có tiền vừa đỡ lo!.”

Thím Tư giờ mới chịu lên nhà trên, xuýt xoa: “Mèn đét ơi, tôi cứ tưởng cô là bà mối nên tính lánh mặt.” Tôi thắc mắc, vì cớ gì mà chú thím lại có vẻ ác cảm với chuyện lấy chồng Đài Loan. Thím Tư bộc bạch: “Thà sắp nhỏ tụi nó yêu nhau, ngoài nước hay trong nước gì tôi cũng không cấm. Đằng này mai đi mối lại, hai người xa lạ nói còn không hiểu, làm sao sống dài lâu?” Chú Tư trầm ngâm: “Lúc trước, cha mẹ gả con gái lấy chồng Đài Loan gom tiền chẳng khác gì… hốt hụi. Dân nghèo thấy tiền ai không ham! Giờ tụi nó ôm con trốn về, lại lọ mọ kiếm tiền cưu mang đám trẻ như phải… đóng hụi chết, nhiều người chán ngán!”

Trốn chạy trong tủi nhục

Tôi tò mò: “Con gái ở đây lấy chồng nước ngoài rồi phải trở về có đông không ạ?.” Thím Tư bấm bấm đốt ngón tay, bảo: “Những ấp khác tôi không rõ, riêng ấp này đã mười mấy đứa ôm con về gửi ông bà ngoại. Tôi có 8 đứa cháu gái gả Đài Loan, 5 đứa chịu không nổi đã trở về, trong đó 3 đứa có con. Tụi nó kể chuyện khổ sở bên đó, nghe mà rớt nước mắt.”

Tôi tìm đến nhà cháu Lê Anh Việt, mới cùng mẹ trở về từ Đài Loan, đang tá túc nhà bà ngoại. Bà ngoại Việt đã kể lại cuộc trốn chạy tủi nhục của con gái bà- chị L.T.Ng, sinh năm 1980. Khi gả Ng. lấy chồng Đài Loan, gia đình bà nhận từ bà mối 25 triệu đồng. Tiễn con đi xứ người, bà chỉ cầu trời cho cuộc sống con gái êm chèo mát mái. Hơn 4 năm ròng rã, L.T.Ng mỗi lần gọi điện về nhà chỉ khóc chứ không nói được gì. Năm ngoái, Ng. thình lình dắt Việt về nước, mẹ con tả tơi. Qua lời Ng. kể, bà mới biết gia đình “anh sui” là nông dân nghèo, coi Ng. không khác gì con ở. Ông con rể bà đã ngoài 40 tuổi, suốt ngày rượu chè. Từ khi sinh bé Việt, do không còn sức cáng đáng mọi việc trong nhà, Ng. bị đánh đập không biết bao nhiêu trận. Nhiều lần Ng. định trốn đi một mình, nhưng ông chồng dọa sẽ đem bé Việt cho cô nhi viện. Thương con, Ng. ở lại, đến lúc bé Việt lên 4 tuổi, mẹ con mới có cơ hội trốn thoát. Bà ngoại Việt chán ngán: “Lâu nay con Ng. lên TP tìm việc làm, kiếm tiền gửi về nuôi con phụ tôi.”

Theo ông Đỗ Trung Ngôn, cán bộ tư pháp xã Tân Lộc, khác với khi gả con lấy chồng nước ngoài, gia đình rất háo hức, phấn chấn, bây giờ con gái gặp cảnh éo le, phải mang cháu về tá túc, gia đình tìm cách tránh né mọi người.

Những đứa trẻ lạc loài

Ở “đảo Đài Loan” có hàng chục đứa trẻ theo mẹ chạy trốn về nước. Tôi vừa buồn cười vừa xót xa khi biết một cháu bé phải nhận cậu ruột làm cha nuôi, cháu khác nhận dì ruột làm mẹ nuôi…, để được bảo lãnh hộ khẩu, làm giấy khai sinh, đi học…

Cháu Lê Anh Việt phải nhờ vợ chồng cậu ruột nhận làm con nuôi, đổi lại tên họ, làm lại giấy tờ. Trường hợp bé Hà Hiểu K., 3 tuổi, con chị H.T.T.V, lại càng đáng thương hơn. V. trốn về khi còn đang mang thai K.. Khi K. chào đời được mấy tháng, cha cháu có sang VN nhưng không ghé thăm mà sang ấp khác, bỏ tiền gấp đôi để… cưới vợ mới! Bà ngoại K. cho biết, V. đã lên TP bán cà phê, phần thì cần tiền nuôi con và bản thân, phần vì buồn tủi.

Chúng tôi nhờ chú thím Tư Cần dẫn đến nhà những người trong họ hàng có con gái trở về. Chú Tư lắc đầu chua chát: “Họ ngại lắm.” Tôi thắc mắc, không biết có đứa trẻ nào bị cha chúng qua tìm đem về chưa, có đứa nào được cha chúng gửi tiền chu cấp hằng tháng không? Thím Tư tặc lưỡi: “Chỉ cần tụi nó nhìn mặt con đã là quý. Con A. cháu tui, ôm con về được vài tháng thì chồng tìm sang, tưởng nó nhớ con, qua đưa về. Ai dè nó không ghé nhìn thằng nhỏ lấy một lần mà vô ấp kế bên cưới đứa trẻ hơn!.”

Một ngày ở “đảo Đài Loan,” tôi lại chứng kiến 2 đám cưới khá rình rang của con gái làng với chú rể xứ Đài. Có vẻ như những cuộc trốn chạy trong tủi nhục mang theo những đứa trẻ lạc loài trở về vẫn chưa đủ sức thức tỉnh một quan niệm hôn nhân dễ dãi.

“Yêu” cho qua mùa vụ!

Chu cấp tiền tiêu xài để “vui vẻ” với nhau trong thời gian ở VN, không đề cập chuyện cưới hỏi hoặc theo ra nước ngoài, khi chàng về nước thì mối quan hệ coi như chấm dứt Phương, bạn gái tôi, đang làm việc tại một công ty của Singapore có văn phòng tại quận 1- TPHCM, một bữa bỗng điện thoại cho tôi: “Sếp tao từ Singapore mới qua, định ở TP 9 tháng, nhờ tìm bạn gái. Mày xem trong đám bạn mình có đứa nào….” Phương gợi ý: “Mày thử xem.”

Tôi chợt nảy ra ý định liều một chuyến và dặn Phương đừng cho sếp nó biết tôi là dân làm báo.

Hợp đồng “vui vẻ” ngắn hạn

Phương hẹn tôi tại một quán cà phê máy lạnh bên Hồ Con Rùa rồi chở sếp đến. Đó là một người đàn ông gốc Hoa thấp đậm, trạc trên 40 tuổi, Phương giới thiệu là “ông Trần.” Ông ta nói tiếng Anh rất sõi, nhưng khi khoái chí điều gì lại vỗ đùi cười tít mắt “hảo lớ, hảo lớ” (tốt, tốt). Nghe tôi giới thiệu là nhân viên văn phòng một công ty nhỏ, độc thân, vui tính, ông Trần “hảo lớ.” Trò chuyện một hồi, khi ngỏ ý mời tôi chiều hôm sau đi ăn, nghe tôi “OK,” ông ta lại “hảo lớ”!

Hôm sau, xong bữa cơm sang trọng tại một nhà hàng trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, ông Trần đề nghị tôi đi uống cà phê. Ngồi phía sau xe cho tôi chở, ông Trần cứ rướn mình áp sát người rồi chực chờ vòng tay ôm tôi, lấy cớ “ngồi xe gắn máy không quen, sợ té.” Tôi không phải chờ đợi lâu, trong lúc uống cà phê, ông Trần suồng sã: “Thấy em dễ thương nên tôi muốn chúng ta “vui vẻ” với nhau trong thời gian tôi ở VN. Tôi đã có vợ con, nên chúng ta không phải ràng buộc nhau. Tôi cũng sẽ không can thiệp vào chuyện tình cảm riêng tư của em.” Thấy tôi trầm ngâm, ông Trần bồi tiếp “đòn quyết định”: “Em có cần gì tiền bạc, cứ bảo tôi.” Tôi được cớ bèn giở giọng “ca cải lương,” nào là lương có triệu mấy, không đủ sống. Nào là phải thuê nhà, gởi tiền về quê phụ giúp cha mẹ… Ông Trần gục gặc đầu rồi hào phóng móc trong túi ra một xấp tiền, dúi vào tay tôi. Thấy tôi không nhận, ông ta vừa “hảo lớ” vừa trố mắt kinh ngạc!

Tôi chở ông Trần về khách sạn mà ông ta trọ. Đến nơi, thấy tôi quay đầu xe, chúc ngủ ngon, ông Trần lại một phen há hốc miệng: “Vậy em không overnight (qua đêm) với tôi sao?” Tôi nhăn nhó bảo “long thể bất an” rồi phóng nhanh xe ra về.

Những ngày sau, cứ chiều chiều ông Trần lại điện thoại tìm tôi, hết rủ đi ăn, đi mua sắm lại đến bar, quán cà phê… Tôi lại cứ tìm cách thoái thác vì sợ ông ta tìm cách overnight! Rồi Phương điện thoại cho tôi, nhăn nhó: “Sếp tao bảo mày coi vui vẻ mà khó quá, không phải thứ ham tiền, không đúng đối tượng. Thôi, mày xem trong đám bạn mình còn đứa nào… Ổng còn ở VN có 8 tháng…”

(ngưng trích)

3- Bệnh lạ

Môi sinh trong quốc nội bị ô nhiễm đến mức báo động. Một phần vì chính phủ cs quá ngu dốt không hề có chương trình giáo dục công dân (cs nghĩ là chỉ cần có chương trình học tập chính trị tốt là đù rồi! – mà nên nhớ “học tập chính trị” nhưng không được “phát biểu ý kiến” đấy nhé!) làm dân trí kém không (chưa ) ý thức được hậu quả của sự sống bừa bãi mất vệ sinh; Phần vì lãnh đạo cs gồm tòan những người đã quen sống với rừng rú vô trật tự; nay tự dưng được nắm quyền cao chức rộng mặc cho dân “sống chết mặc bay,” miễn “tiền cán bộ / thầy bỏ túi” nhiều thì mọi chuyện được xem như “tiến triển tốt!” Hậu qủa: Rất nhiều bệnh trầm trọng chưa từng xuất hiện bao giờ, còn được gọi là “bệnh lạ,” giết dần giết mòn thành phần nghèo khó mà cs gọi là “thành trì cách mạng.”

- Nhiều người mắc dịch bệnh lạ, nguy hiểm

Thứ bảy, 22/05/2010

Theo Saigon giaiphong online trong nước.

(trích nguyên văn)

Thời tiết nóng bức, ngột ngạt liên tục kéo dài trên khắp cả nước đã khiến nhiều người đổ bệnh. Không chỉ các dịch bệnh thông thường như cúm, sốt virus, tiêu chảy, sốt xuất huyết… bùng phát mạnh mẽ mà đã xuất hiện cả những bệnh nhân đặc biệt mắc chứng bệnh lạ, không thể xác định được nguyên nhân.

Sản phụ nhiễm viêm phổi lạ

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu-Điều trị tích cực, Bệnh viện Các bệnh nhiệt đới Trung ương, lo ngại cho biết, bệnh viện mới đây đã phải tiếp nhận 3 sản phụ ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng bị chứng viêm phổi lạ và đặc biệt là không thể tìm ra căn nguyên gây bệnh dù nhiều lần xét nghiệm. Các bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng, suy hô hấp nặng, hai phổi trắng xóa, huyết áp xuống thấp. Tất cả bệnh nhân đều phải thở máy và đặt nội khí quản.

Bác sĩ Cấp cho biết thêm: “Trước tình trạng của bệnh nhân như vậy, khi nhập viện chúng tôi đã nghĩ tới có thể bị nhiễm cúm A/H5N1, H1N1, hoặc H3N2 nhưng qua nhiều lần xét nghiệm vẫn không tìm được virus gây bệnh. Mặc dù không tìm được virus gây bệnh nhưng bệnh viện vẫn tập trung cách ly bệnh nhân, điều trị tích cực trên tình trạng của triệu chứng viêm phổi nặng do suy hô hấp cấp tiến triển ở bệnh nhân có thai, với nguy cơ tử vong lên tới 60% theo như y văn thế giới”. Tuy nhiên, cho tới nay, cả 3 trường hợp nhiễm bệnh này bước đầu đã qua cơn nguy hiểm.

Đặc biệt với bệnh nhân Nguyễn Thị Mỹ L., 22 tuổi, mang thai 34 tuần (ở Đức Hòa, Sóc Sơn, Hà Nội), đã được hỗ trợ lấy một thai nhi nặng 1,7kg và hiện cháu bé đang được nuôi dưỡng lồng kính tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Đồng thời, bệnh viện cũng tiếp tục gửi mẫu bệnh phẩm của 3 bệnh nhân này tới Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để xét nghiệm làm rõ nguyên nhân mắc bệnh.

(ngưng trích)

- Bệnh lạ ở một trường Dân tộc Nội trú tại Quảng Trị

Thứ sáu, 29 Tháng hai 2008,

Theo trang mạng vietbao.vn trong nuớc.

(trích nguyên văn)


Từ ngày 10-2-2008 cho đến nay, tại trường Dân tộc Nội trú huyện Đakrông, (Quảng Trị) đã xuất hiện một căn bệnh lạ ở 36 em học sinh các lớp 6, 7, 8, 9.
Các thầy giáo ở đây cho biết, các em đang ngồi học thì lên cơn hét toáng, nói sảng, “Cứu cứu, thằng trọc đầu nó đuổi đánh…”, rồi nhảy lên bàn đứng, kêu nhức đầu, nóng bụng, ngạt thở, hoa tay múa chân, đấm đá túi bụi và bỏ chạy toán loạn.

Hiện nay, các bác sĩ của trung tâm Y tế huyện Đakrông vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nên căn bệnh trên. Điều đặc biệt ở đây là 36 em bị bệnh đều là gái và rất sợ màu đỏ

Thầy giáo Hồ Viết Hạnh, Hiệu phó trường PTDT nội trú huyện Đakrông (Quảng Trị), cho biết đã nhiều lần đưa các em vào Bệnh viện Đa khoa huyện khám. Bệnh viện không tìm ra tên bệnh, cũng không chữa khỏi được mà chỉ xác định các em không bị hội chứng hysteria. Sau những lần như vậy, các thầy, cô giáo và học sinh nam đưa các nữ sinh bị bệnh về nhà nghỉ ngơi. Điều lạ, khi về đến nhà vài ngày thì các em khỏi bệnh.

Vào sáng ngày 28-2-2008, hàng chục nữ sinh đang trong giờ học, đột nhiên nhảy đứng lên bàn, la hét, đập phá và chạy ra đường. Khi tổ học sinh nam tự quản và thầy cô giáo đưa các em trở lại trường, các em liền chạy vào phòng ở của giáo viên, dùng dây cột chặt cửa lại, không cho người ngoài vào phòng.

Một thầy giáo đã phải đập cửa kính để vào bên trong chăm sóc sức khoẻ cho các em. Nhưng các học sinh này liền ném sách vỡ và vật dụng khác vào thầy giáo. Khi đưa máy ảnh lên bấm thì các em la hét kinh hoàng, rồi lấy chăn trùm kín mặt…

Theo quan sát thấy rằng, sau giờ học các em thường ra ngoài mua quà vặt, nhiều nhất ở quán bán hàng giải khát bên cổng trường. Tại đây, các em có điều kiện tiếp xúc với các hoạt động bên ngoài, nhất là người vãng lai. Điều đó, không loại trừ khả năng các em đã ăn, uống phải những độc tố gây hại cho cơ thể và mắc phải bệnh hoặc đã bị kẻ xấu “đầu độc” với một ý đồ nào đó(?).

Thầy giáo Hồ Viết Hạnh cho biết, trường có 7 lớp học (hai lớp 6, hai lớp 7, hai lớp 8 và một lớp 9), với tổng cộng 214 học sinh. Hiện tượng hàng loạt học sinh nữ (ở tất cả các lớp học) mắc phải chứng bệnh trên xuất hiện trở lại vào cuối tháng 12 năm 2007.

Bác sĩ Nguyễn Thọ Thanh, Phó giám đốc bệnh viện Đa khoa huyện Đakrông, cho biết trước đây số học sinh ở trường Dân tộc Nội trú Đakrông nhập viện mắc phải khá nhiều loại bệnh, trong đó phổ biến nhất là bệnh về dạ dày, đường ruột, rối loạn thần kinh… Còn hiện tại, chưa có học sinh nào ở trường nhập viện, trong khi loại bệnh trên rất phức tạp và khó xác định; có thể các em đã bị rối loạn tâm thần do điều kiện sinh hoạt hoặc hút phải chất cần sa cũng gây nên hiện tượng trên.

Hiện tượng các nữ sinh ở trường Phổ thông Dân tộc nội trú Đakrông bị mắc bệnh lạ có rất nhiều nghi vấn đặt ra và cần sự vào cuộc tích cực của ngành y tế và ngành chức năng liên quan ở địa phương.


(ngưng trích)

- Bệnh lạ tại tỉnh Hòa Bình

14-11-2008

Theo Báo Thanh Niên trong nước.

(trích nguyên văn)

Theo Viện Da liễu quốc gia, sau khi có thông tin về “bệnh lạ” xuất hiện tại xã Mường Chiềng, H.Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, cụ thể bệnh nhân bị bong tróc da, lở loét vùng da đầu, mặt, lưng… viện đã cử chuyên gia y tế đến tìm hiểu, đã xác định đó là bệnh khô da sắc tố do di truyền

Tiến sĩ Trần Hậu Khang, Viện trưởng, cho biết đây là bệnh hiếm gặp do di truyền lặn, biểu hiện chủ yếu ở da, mắt, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh… Hiện ở xã nói trên có 7 người mắc bệnh này, đều là nam giới. Viện đang kết hợp với Bộ môn Di truyền (trường ĐH Y Hà Nội) nghiên cứu thêm về yếu tố di truyền của các bệnh nhân này; đồng thời cũng đề nghị Sở Y tế Hòa Bình tổ chức khám điều trị, phát hiện bệnh khô da sắc tố trong cộng đồng các dân tộc ở địa phương này.

(ngưng trích)

- Hàng chục người chết vì bệnh lạ?

14/11/2008

Theo Báo Người Lao Động.

(trích nguyên văn)

Báo Đất Việt

nhận được thư của ông Trịnh Minh Toàn, trưởng thôn Trà Liên Tây (xã Triệu Giang, Triệu Phong, Quảng Trị) nhờ tìm hiểu, phản ánh hiện tượng bệnh bất thường làm 15 người trong thôn đột tử từ đầu năm tới nay.




Theo ông Toàn, những người này đang ngủ bỗng lên cơn co giật, hoặc tự “sình ruột” (trướng bụng) rồi chết.
Không tha người khỏe nhất làng

Ông Trịnh Minh Toàn, trưởng thôn Trà Liên Tây, bần thần ngồi trước hiên nhà, lật cuốn sổ thống kê người chết nói: “Không biết làng này làm chi nên tội mà ông trời bắt nhiều người chết đến lạ lùng như rứa hè ?”.

Bà Trịnh Thị Lý xót xa kể, mới mấy ngày đây thôi, con của bà là anh Hồ Toàn, 38 tuổi, rất khỏe mạnh, ban ngày vẫn đi phụ hồ vậy mà nửa đêm bỗng lên cơn co giật, đạp mạnh vài rồi chết.

Sau cái chết của anh Toàn hai ngày, anh Trịnh Xuyến, 40 tuổi, người được coi là khỏe nhất làng cũng vừa đặt lưng xuống giường thì bất ngờ co giật. Người nhà đưa đi cấp cứu, nhưng anh tử vong trên đường.



Âm thầm lập sổ theo dõi những cái chết bất thường, ông Trịnh Toàn cho biết, năm 1980 – 2001, Trà Liên Tây đã có 41 người chết với các triệu chứng sình ruột, lên cơn co giật rồi chết. Năm 2001 – 2008, số người chết tăng hơn, với 39 người. “Đặc biệt, số người chết đột ngột trong những năm vừa qua đều xảy ra trong lúc ngủ và thường rơi vào độ tuổi trung niên, bản thân họ chưa hề có biểu hiện đau ốm gì”, ông Toàn nói.
Ông Toàn cho biết thêm, ngoài những cái chết lạ lùng trên, Trà Liên Tây còn nhiều trẻ em mắc bệnh máu trắng, hàng chục người già mắc ung thư nằm chờ chết, và rất nhiều người bị đột quỵ.

(ngưng trích)

- Làng tử thần

03/01/11

Theo trang mạng xaluan.com trong nước.

(trích nguyên văn)

Khoảng 6 năm trở lại nay, thôn Chò Eo thuộc xã Bắc Thành huyện Yên Thành (Nghệ An) đã có gần 100 người chết vì ung thư. Có những gia đình 3 đến 4 người đều đã chết hoặc đang mang trong mình căn bệnh quái ác này.

Anh Hoàng Nam, nhà ở cuối làng Chò Eo thuộc xóm 6 xã Bắc Thành nói trong lo âu: “Xóm tui chưa đến hai trăm hộ mà số người chết nhiều như vậy thì thật là thảm hoạ. Có những ngõ mà đến 13 gia đình có người chết vì bệnh này. Ông, cha, chú tui cũng đã chết vì ung thư. Tui chưa khám nhưng biết đâu trong người mình đã có bệnh”.

Cách nhà anh Nam không xa, ngôi nhà của bà Nguyễn Thị Minh (67 tuổi) cũng lạnh lẽo u ám vì bệnh. Bà Minh người như cái xác khô nằm co quắp trên giường đang quằn quại đau vì căn bệnh ung thư dạ dày. Hàng xóm của bà cho biết: “Bà ấy bị phát hiện ung thư dạ dày đã 4 tháng, con cháu đưa đi chữa trị nhiều nơi nhưng không được. Có lẽ bà không sống nổi qua ngày mai. Chồng bà là ông Trần Văn Chế cũng chết vì ung thư năm 65 tuổi”.

Cách nhà bà Minh mấy bước là nhà ông Trần Danh Độ, ông Độ qua đời sớm vì căn bệnh ung thư để lại cho bà vợ 4 đứa con. Bà một mình chèo chống nuôi đàn con trưởng thành nhưng rồi bà cũng theo ông vì căn bệnh tương tự. Tiếp đến, đứa con trai đầu Trần Danh Tường dính ung thư gan từ trần, bỏ lại người vợ goá và 3 đứa con côi cút.

Vành tang trắng trên đầu họ chưa kịp cởi xuống thì đứa cháu là Trần Danh Giáp mới 17 tuổi, ngoan hiền, học hành giỏi giang cũng đã từ trần vì căn bệnh ung thư máu.

Cạnh nhà ông Độ, anh Trần Ngọc Hoàng, cán bộ xã mới hơn 40 tuổi cũng chết vì ung thư phổi sau cháu Giáp một ngày.

Ông Trần Ngọc Trân, xóm trưởng xóm 6 cho biết: “Xóm chúng tôi không những chết về căn bệnh ung thư nhiều mà hiện nay rất nhiều người bị bệnh phổi, bệnh thận và các bệnh khác như viêm gan B, thiếu máu huyết tán, tiểu cầu. Điều đau lòng nữa là tỷ lệ sẩy thai và trẻ sơ sinh bị chết khá nhiều. Tính khoảng 6 năm trở lại đây có gần 100 người đã chết vì ung thư”.

(ngưng trích)

4- Hàng lạ

Trung cộng tiếp tục đầu độc cả thế giới chứ không riêng gì Việt Nam qua các hàng hóa lạ (giả!) độc hại vô kể: từ thực phẩm, đến thuốc tây đến, đồ dùng hàng ngày…

- Sữa lạ (nhiễm độc độc tố melamine)

Thứ Sáu, 26/09/2008

Theo trang mạng dantri.vn trong nước.

(trích nguyên văn)

(Dân trí) – Mặc dù biết được nguy cơ sữa bột cho trẻ em có thể bị hỏng hoặc nhiễm độc trong suốt quá trình sản xuất, pha chế và sử dụng nhưng TS Jean-Marc Olivé, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam rất “sốc” trước sự kiện nhiều loại sữa của Trung Quốc nhiễm độc tố melamine.

Về vấn đề sữa “bẩn” sản xuất tại Trung Quốc, ông Jean nhận định: “Dù biết rằng sữa bột cho trẻ em có thể bị hỏng hoặc nhiễm độc trong suốt quá trình sản xuất, pha chế và sử dụng nhưng sự cố nhiễm Melamine lần này rõ ràng là có chủ ý. Đó là một tội ác dẫn tới những mất mát về tính mạng và đặt sự tăng trưởng và phát triển của trẻ trước rủi ro”.

Vì lợi nhuận nên các nhà sản xuất đã dùng chất melamine để đánh lừa các cơ quan kiểm định. Cho nhiều chất này sẽ ”giúp” qua được những cuộc xét nghiệm để chứng tỏ hàm lượng protein trong sữa cao nhưng thực tế đó chỉ là ảo. Hậu quả mà trẻ em hứng chịu, đó là sử dụng các sản phẩm có độc tố này, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ, biểu hiện là bị bệnh sỏi thận, sạn thận, một bệnh lý rất hiếm gặp với trẻ em.

Sữa la độc hại đã tran lan trên thị rường sữa, bánh ngọi, kem ỡ Việt Nam…

(ngưng trích)

- Trứng lạ (trứng giả Trung Quốc đã có mặt tại Việt Nam ?)

13-02-2011

Theo trang mạng tintrongay.info ở trong nước.

(trích nguyên văn)

Sau khi xuất hiện thông tin về loại trứng vịt có lòng trắng bất thường nhiều người tiêu dùng đã xôn xao, liệu đó có phải là trứng vịt được làm theo công nghệ tạo trứng giả của Trung Quốc?

Mới đây, chị Thanh Xuân (ở quận Ba Đình, Hà Nội) rất ngỡ ngàng khi bóc 2 quả trứng vịt luộc cho bữa ăn trưa thì thấy một quả có lòng trắng giống y lòng đỏ bên trong.

Chị Xuân cho biết, xuất xứ của mẻ trứng này là ở Thái Bình. Đợt Tết vừa rồi chị về quê ăn Tết và mua ra gần trăm quả trứng. Nhà chị thường xuyên ăn trứng và chưa từng gặp phải trường hợp này bao giờ. Khi thấy sự khác lạ của quả trứng, chị Xuân cũng “liều mình” nếm thử thì thấy vị quả trứng lạ này có vẻ cũng giống những quả trứng thông thường khác.

Trước đó, vào ngày 5/2/2011, một người tiêu dùng ở Đà Lạt cũng đã phát hiện một quả trứng có lòng trắng tmàu hồng đỏ rất bất thường.

Tin về các loại trứng giả có nguồn gốc từ Trung Quốc đã và đang gây tâm lí e ngại cho người tiêu dùng. Công nghệ làm trứng gà giả ở Trung Quốc cho thấy, nguyên liệu chủ yếu để làm loại trứng giả này là muối alginate. Loại muối này rất rẻ, chỉ có giá 42 USD cho 6,5kg, có thể sản xuất đến 150 kg trứng giả. Cộng với nhiều nguyên liệu khác như canxi oxit (CaO – vôi tôi), màu thực phẩm… 1kg trứng giả chỉ có giá khoảng 0,55 nhân dân tệ (hơn 1.000 đồng). Nếu ăn loại trứng giả này lâu dài sẽ dẫn đến mất trí nhớ và có thể gặp một vài vấn đề khác với não.

TS Trần Đình Mấn – Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Sinh học (NIBT), cho biết trên Tiền phong, hiện nay, NIBT chưa nhận được bất cứ thông tin chính thức nào về việc có công nghệ làm trứng gà giả hay trứng gà giả có mặt tại Việt Nam. Song, theo ông, việc làm trứng gà giả của Trung Quốc là có thể và cũng không loại trừ khả năng trứng giả có mặt tại Việt Nam, thị trường rất lớn tiêu thụ các mặt hàng từ Trung Quốc.

(ngưng trích)

- Rượu lạ (Rượu không rõ nguồn gốc?)

Thứ tư, 17 Tháng một 2007

Theo trang mạng vietbao.vn trong nước.

(trích nguyên văn)

TP.HCM: “Trôi nổi” các loại rượu giả, không rõ nguồn gốc

Ngày 16-1, theo các số liệu và báo cáo của lực lượng quản lý thị trường TP.HCM, chỉ trong một tuần qua, trên địa bàn thành phố đã phát hiện một số vụ vận chuyển rượu ngoại không hoá đơn chứng từ và rượu không rõ nguồn gốc; như vụ hàng lậu vắng chủ để trước số nhà 253-255 đường Nguyễn Văn Luông, P.11, Q.6.

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng thu giữ 180 chai rượu ngoại hiệu Remy và Dordons loại 70cl, cùng nhiều hàng hoá lậu khác. Trong tuần qua, lực lượng quản lý thị trường đã thu giữ hơn 2.870 chai rượu các loại.

Rượu ngoại không tem, hàng nhập lậu, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc và rượu giả hiện đang hoạt động khá rầm rộ tung vào thị trường Tết này. Qua nhận định của một cán bộ điều tra, thì thời gian giáp Tết đang rất nóng về loại tội phạm làm rượu giả.

Chiều 16-1, theo kết quả điều tra mới nhất về vụ phá đường dây rượu ngoại giả do Nguyễn Ngọc Viên cầm đầu tổ chức tại Q.Bình Tân vừa bị triệt phá (ngày 26-12) thì công thức pha chế rượu ngoại giả thật ớn lạnh.

Viên cùng Trần Văn Võ, Nguyễn Ngọc Tiến đặt “lò” rượu ngoại tại số 229 đường Lê Đình Cẩn, P.Tân Tạo, Q.Bình Tân. Viên khai nhận, để làm ra hàng ngàn chai rượu ngoại giả hiệu Hennessy, Johnnie Walker, St.Remy…, chúng đi mua các vỏ hộp, chai rượu đã qua sử dụng đem về chế biến. Chúng dùng rượu đế trắng, pha chế với phẩm màu đen, vàng, đỏ các loại rồi trộn một ít rượu ngoại thật để lấy hương mùi.

Cũng chỉ bằng rượu đế mua trôi nổi trên thị trường, Viên cùng đồng bọn pha chế qua các ca nhựa cáu bẩn, rồi đổ qua phễu vào chai, đóng nút.

Công đoạn làm tem giả cũng hết sức thủ công. Viên khai dùng máy sấy tóc sấy khô tem sau khi dán lên bề mặt nắp; cũng như vậy, chúng làm công đoạn bọc giấy bóng quanh cổ chai cũng bằng thủ công tay ngang.

(ngưng trích)

- Thuốc tây lạ (làm từ bột mì?)

19/10/2006

Theo trang mạng tuổi trẻ online trong nước.

(trích nguyên văn)


Một trong những vấn đề “nóng” của cuộc gặp gỡ giữa Bộ Y tế và các doanh nghiệp dược nước ngoài hôm 18/10 tại Hà Nội là tình trạng thuốc tây giả gia tăng. Đáng lưu ý, thuốc giả có dấu hiệu được làm từ nước ngoài đưa vào VN, với hình thức cực kỳ tinh vi.
Thuốc Acetaphen giả


Vừa nhận hai đơn khiếu nại nghi ngờ thuốc bị làm giả từ Công ty Sanofi, ông Cao Minh Quang, Cục trưởng Cục Quản lý dược, nói: “Gần đây đã có 15 vụ sản xuất, kinh doanh thuốc giả bị phát hiện, trong đó bốn vụ có số lượng lớn. Hầu hết thuốc giả là biệt dược (kháng sinh, thuốc điều trị rối loạn cương, sốt rét, ung thư) đắt tiền. Do sử dụng công nghệ cao trong in ấn bao bì, dập viên, ngay cơ quan quản lý cũng phải kiểm nghiệm mới xác định được thuốc giả, thuốc thật”.
Theo đại diện Công ty Sanofi, hai loại thuốc do Sanofi sản xuất bị nghi ngờ làm giả là thuốc giảm ho, long đờm Theralene và thuốc trị tiêu chảy Direxiode, trong đó, Theralene bị làm giả đến lần thứ ba. Theo vị đại diện này, tất cả dấu hiệu có thể phân biệt được giữa thuốc thật – thuốc giả hai lần trước thì lần này đã được hoàn thiện, khiến sản phẩm giả trở nên tinh vi vô cùng.

Thanh tra Bộ Y tế cũng đang điều tra một loại thuốc nhập ngoại (điều trị đột quỵ) bị nghi ngờ làm giả. Theo lãnh đạo thanh tra, nhìn bề ngoài không thể phân biệt được nếu không kiểm nghiệm và không có các chỉ dẫn của doanh nghiệp.

Theo ông Cao Minh Quang, các loại thuốc giả được phát hiện đều ở dạng không có hoạt chất, hàm lượng hoạt chất thấp, nguyên liệu chủ yếu là tinh bột, thuốc bên trong khác với nhãn bên ngoài. Đơn vị nhập khẩu một loại viên đặt âm đạo bị làm giả xác nhận kết quả kiểm nghiệm sản phẩm giả cho thấy nguyên liệu chủ yếu là bột mì.

“Chưa phát hiện độc tố trong thuốc giả, nhưng vấn đề là người tiêu dùng sẽ bị tiền mất tật mang. Các kháng sinh có hàm lượng hoạt chất thấp sẽ làm tăng số người bệnh bị kháng kháng sinh”, ông Quang nói.

Từ đầu năm đến nay, các thuốc giả được phát hiện đều do doanh nghiệp tự tìm. Lãnh đạo Bộ Y tế, Cục Quản lý dược thừa nhận việc chống thuốc giả mới ở phần ngọn, tức là yêu cầu thu hồi, báo cáo sau khi doanh nghiệp đã phát hiện thuốc giả. Việc xử lý sau đó mới dừng ở mức phạt tiền. “Pháp lý có hết, vấn đề là chưa thực hiện nghiêm nên thị trường mềm nắn, rắn buông”, ông Quang thừa nhận.

Cũng theo Cục Quản lý dược, hiện còn nhiều vấn đề ảnh hưởng tới việc phát hiện thuốc giả. Trong đó có doanh nghiệp lo ngại thông tin thuốc giả sẽ ảnh hưởng tới uy tín và doanh số bán hàng, nên khi phát hiện có thuốc bị làm giả là tìm cách mua, không thông báo cho cơ quan quản lý và cảnh báo công chúng. Chưa kể, mỗi năm vẫn có hàng chục loại thuốc được lấy ngẫu nhiên để kiểm nghiệm kiểu “đến hẹn lại lên” nên số thuốc giả, thuốc kém chất lượng phát hiện chưa đúng với thực tế.

Ông Cao Minh Quang nói có thể trong tuần này bộ trưởng Bộ Y tế sẽ trình Thủ tướng một đề nghị phối hợp chặt chẽ giữa bộ đội biên phòng, công an cửa khẩu, quản lý thị trường, hải quan, Cục Quản lý dược. Lý do là thuốc giả “đời 2006” chủ yếu xuất xứ từ các nước có biên giới chung với VN như Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Tại Bộ Y tế, đã có những biện pháp mới được đề nghị: quản lý chặt chẽ các cửa hàng dược phẩm bằng hóa đơn, phát hiện hàng không nguồn gốc xuất xứ sẽ yêu cầu hủy ngay. Cục Quản lý dược đánh giá nếu thực hiện phương án này, có thể quản lý 80-90% thị trường. Mặt khác, kêu gọi sự “vào cuộc” của chính các doanh nghiệp có thuốc bị làm giả, nỗ lực thông tin cho công chúng và có chính sách giá phù hợp để giảm nguy cơ nhập lậu thuốc do chênh lệch giá thuốc quá cao giữa VN và các nước.


(ngưng trích)

- Gạo lạ

Bây giờ đến gạo gỉa làm từ nhựa nấu lên nồng nặc mùi giống như mùi “nylong” bị cháy và hột gạo khô cứng bắt đầu thấy xuất hiện ở Việt Nam và Dallas Hoa kỳ khi tôi viết bài này…

…. Chuyện lạ đã khá dài… Nói mãi không bao giờ hết …. Trích / và ngưng trích cũng đã mệt lử cò bợ rồi… Người viết phải xin tạm ngừng ở đây để nghỉ xả hơi….

5- Kết luận

Như tôi đã dài giòng bút giấy nêu ra các chứng tích ở trên; Hôm nay, cs đã cho chữ “LẠ” một nghĩa mới là “QUEN” chỉ vì sự “hèn nhát đối với nước lạ;” và cũng chỉ vì “giỏi đàn áp dân Việt” mà không dám nói sự thật; không hề quan tâm đến sinh mạng, tài sản, và hạnh phúc của dân. Trên hành tinh này, ở thế kỷ 21, có chính phủ nào như chính phủ này không? Nếu có thì chúng ta gọi chúng nó là gì?

Ngày nào CS còn nắm quyền ở Việt Nam thì chuyện lạ, tầu lạ, nước lạ, người nước lạ, hàng lạ… vẫn tiếp tục là chuyện “quen thuộc” đối với người dân Việt hiền lành, quá hiền lành…

Bây giờ chúng ta có cần phải cầu nguyện cho bạo quyền sống lâu hay không? Hãy nhau nhìn Tunisia, Ai Cập, Lybya, Yemen, Bahrain… rồi nghĩ đến ta.

Trần Văn Giang

2/26/2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét