Pages
▼
Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011
Hệ lụy từ quyết định phá giá tiền đồng
Việt Nam phá giá tiền đồng lần thứ sáu kể từ năm 2008.
Tiền đồng lên giá theo qui đổi ở thị trường chính thức sau khi ngân hàng nhà nước điều chỉnh tỷ giá, hãng Bloomberg đưa tin ngày 16/02.
Tiền đồng tăng 0.6%, với tỷ giá 20.730 VND/ USD lúc 03 giờ 45 chiều tại Hà Nội, theo giá mà Bloomberg tổng hợp từ các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ấn định mức qui đổi 20.698 VND/USD, so với mức 20.703 VND/USD hôm 15/02, theo trang web ngân hàng.
Tuy nhiên tiền đồng giảm giá mạnh trên thị trường không chính thức hay còn gọi là chợ đen.
Đôla tại tiệm vàng tại Hà Nội qui đổi được 21.840 VND lúc 03 giờ 45 chiều 16/02 tại một số cửa hàng vàng tại Hà Nội, so với tỷ giá 21.750 VND/đôla ngày hôm qua, theo VNPT.
"Có những quan ngại trên thị trường rằng tiền đồng sẽ tiếp tục mất giá do nhu cầu đôla Mỹ vẫn còn cao, đặc biệt là các công ty mua ngoại tệ để thanh toán hợp đồng nhập khẩu", Bà Phạm Phương Lan, từ BIDV được Bloomberg trích lời.
Nhà nước Việt Nam quyết định phá giá tiền đồng 8,5% vào ngày 11/02 và cam kết quản lý tiền tệ linh hoạt hơn.
Vào hôm 15/02 Reuters có bài tìm hiểu về một số điểm liên quan tới chính sách tiền tệ của Việt Nam.
Hệ lụy phá giá
Bài báo nói Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nói việc hạ giá tiền đồng sẽ giúp kiểm soát thâm hụt thương mại, làm cho hàng nhập khẩu đắt hơn và xuất khẩu rẻ hơn.
Thế nhưng giới kinh tế gia tại Barclays Capital, Citigroup, JP Morgan và những định chế tài chính khác nói rằng họ dự kiến việc phá giá sẽ làm lạm phát trầm trọng thêm vì vào tháng Một đã lên tới 12% là mức cao nhất trong hai năm.
Kinh tế gia Matt Hildebrandt từ JP Morgan nói ông dự kiến lạm phát tại Việt Nam lên mức 14,5% trong tháng Hai so với ước tính trước đó là 12,2%. Và ông đã nâng mức dự báo lạm phát cả năm của Việt Nam trong năm 2011 từ 11,5% lên 13,9%.
Tuy nhiên giới quan sát như Dragon Capital lại cho rằng bước đánh sụt giá tiền đồng “sẽ không có tác động quá mạnh mẽ về vĩ mô".
Dẫu sao người ta cũng phải chờ tới cuối tháng Hai và cuối tháng Ba mới có thể so sánh thực tế với dự báo.
Có kết quả?
Chênh lệch giữa thị trường chợ đen và qui đổi ở ngân hàng vẫn tạo quan ngại.
Đây là lần phá giá tiền đồng lần từ sáu kể từ giữa năm 2008. Trong những lần phá giá trước tỷ giá giữ được một vào tuần và sau đó lại bị trượt tiếp.
Giới quan sát cho rằng việc điều chỉnh tỷ giá vào hôm thứ Bảy 12/02 có chỉ dấu cho thấy nhà chức trách muốn giữ cân bằng giữa cung và cầu đối với ngoại tệ.
Tuy nhiên thực tế là dự trữ ngoại hối của Việt Nam giảm xuống "còn khoảng hơn 10 tỷ đôla" so với 16 tỷ năm 2009 và điều đó có nghĩa rằng túi tiền của nhà nước không đủ nhiều để hỗ trợ cho tiền đồng.
Để ngăn tiền đồng tiếp tục mất giá, giới kinh tế gia nói giới chức phải ngưng thực trạng người ta ngóng chờ đợi phá giá và phục hồi niềm tin cho tiền tệ bằng cách cải thiện kinh tế vĩ mô.
Tương lai
Ngân hàng Nhà nước hiện không nói rõ ràng những bước mà họ sẽ thực hiện tiếp theo. Giới quan sát nói rằng con đường phía trước phải rõ ràng - nhà nước cần phải kiềm chế lạm phát hai chữ số bằng cách nâng lãi suất và giảm tín dụng.
Nhà nước cũng phải hạn chế thâm hụt tài chính và bắt đầu tái gây dựng nguồn dự trữ ngoại hối.
Một số kinh tế gia có tiếng và cả giới chức ngân hàng như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu nói họ hy vọng rằng có sớm hạ lãi suất, nhận định mà mà giới phân tích xem như động thái điển hình về căn bệnh muốn kinh tế tăng trưởng cao, mà tăng trưởng cao có nghĩa là đẩy mạnh thêm lạm phát.
Nhưng có một nhà kinh tế cho biết, logic đằng sau ý tưởng về việc hạ lãi suất để kiềm chế lạm phát là việc cho vay nhiều hơn sẽ giúp nhà sản xuất trong nước củng cố sản xuất và giảm nhập khẩu.
Một số nhà kinh tế trong nước nói rằng Ngân hàng Nhà nước nên tăng yêu cầu dự trữ đôla để hạn chế cho vay đôla vì hiện lãi suất cho vay đôla thấp hơn lãi suất cho vay bằng tiền đồng hơn 10%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét