Pages

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Thế nào là yêu nước và mất nước


Trần Quốc Việt (danlambao) - Nhân dịp kỷ niệm 32 năm cuộc chiến biên giới Việt Trung, chúng tôi dịch hai đoản văn ngắn sau như nén hương lòng tưởng nhớ và tri ân những người đã hy sinh bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử. Nếu không có họ, hôm nay chúng ta chỉ còn là đám người Việt mờ nhạt và tan biến dần như những hạt cát trong sa mạc Trung Quốc.
George Orwell -Lòng yêu nước
Trần Quốc Việt dịch

Tình anh em gợi tưởng đến người cha chung. Vì thế người ta thường cho rằng con người không bao giờ có thể hình thành nên ý thức cộng đồng trừ phi họ tin Chúa. Câu trả lời là dù không hẳn nhận ra, đa số mọi người đã hình thành nên ý thức ấy. Con người không phải là cá nhân, con người chỉ là tế bào trong cơ thể bất tử, và con người ý thức lờ mờ được điều này. Không có cách nào khác để giải thích tại sao người ta lại sẵn sàng chết trong chiến trận. Thật vô lý khi nói họ phải ra trận chỉ vì họ bị lùa đi. Nếu toàn bộ các quân đội phải bị cưỡng bức, chiến tranh không bao giờ diễn ra. Người ta chết trong chiến trận, dĩ nhiên, không vui gì, nhưng dù sao cũng tự nguyện – vì những trừu tượng mang tên “danh dự”, “nghĩa vụ”, “lòng yêu nước” vân vân.

Tất cả điều này thật sự có nghĩa họ ý thức về tổ chức nào đấy cao quý hơn chính họ, trải dài đến tương lai và quá khứ, và bên trong tổ chức ấy họ cảm thấy mình bất tử. “Ai chết nếu nước Anh sống?” nghe tưởng như lời khoa trương, nhưng nếu ta thay từ “nuớc Anh” thành bất kỳ từ gì ta thích, ta có thể thấy nó diễn tả một trong những động cơ chính của hành vi con người. Người ta hy sinh mình vì những cộng đồng nhỏ rời rạc – quốc gia, dân tộc, tín điều, giai cấp -và chỉ trở nên nhận thức họ không còn là những cá nhân vào chính lúc họ đối mặt với bom đạn. Ý thức tăng lên rất ít, và ý thức trung thành của họ có thể được truyền sang chính con người, mà không phải là sự trừu tượng.(1)

*

Đạt Lai Lạt Ma – Thuế mới hay bài học đầu tiên sau khi mất nước

Trần Quốc Việt dịch
Sau khi chúng tôi gặp nhau ở Thịnh Nam chúng tôi cùng đi tiếp đến Bắc Kinh, và ra tiếp chúng tôi ở đấy là phó chủ tịch nước Chu Đức, thủ tướng Chu Ân Lai, cùng những quan chức khác của chính phủ Bắc Kinh. Tại nhà ga xe lửa có nhiều đám đông hoan nghênh chào đón chúng tôi. Đa số họ có vẻ là học sinh hay đoàn viên thanh niên, và họ vỗ tay và hoan hô chúng tôi vang trời. Nhưng tôi có cảm giác hoài nghi họ sẽ sẵn sàng quay sang biểu lộ lòng căm thù ngay tức khắc nếu họ được ra lệnh làm như thế. Điều này khiến tôi liên tưởng đến một cuộc đối đáp nghe được trong dịp một viên chức Trung Quốc đến thăm một làng Tây tạng. Khi ông đến, tất cả mọi người trong làng đều tập trung lại để chào đón ông, và họ vỗ tay rất nồng nhiệt. Mãn nguyện, ông hỏi một người dân trong đám đông là họ có hạnh phúc dưới chế độ mới.

“Vâng, rất hạnh phúc,” người Tây tạng được hỏi trả lời.

“Quá tuyệt.”

“Chỉ có điều chúng tôi không thích thuế mới này.”

“Thuế mới?”

“Dạ. Thuế vỗ tay. Mỗi lần có người Trung Quốc đến đây, tất cả chúng tôi đều phải ra đón chào và vỗ tay.” (2)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét