Pages

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Phóng Sự Đặc Biệt Từ Việt Nam: Lễ Hội Ở Việt Nam Chỉ Là Những Trò Vui Vô Nghĩa

Sau Tết Tân Mão, dường như xã hội Việt Nam tiếp tục chìm đắm vào các lễ hội do nhà nước Cộng sản Việt Nam khuyến khích. Năm ngoái, các nhà xã hội học đã hốt hoảng báo động việc hơn 3000 tỉ đồng Việt Nam đã bị đốt vào những lễ hội vô nghĩa như vậy, mà mục đích của nhà nước chỉ để nhằm cho người dân vui chơi, quên đi khó khăn hiện tại cũng như nhắm tránh đến một đổ vỡ theo kiểu Ai Cập vừa qua.

Những loại lễ hội như vậy đang khiến rất nhiều người lo ngại, đến mức mới đây Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Di sản quốc gia, đã lên tiếng chính thức phản bác những lễ hội đang tràn ngập Việt Nam, tuyên bố của ông đang gây xôn xao trong nước và được trích đăng ở nhiều nơi, có nguyên văn là: Đừng giết lễ hội bằng cách đổ tiền thiếu văn hóa.

Theo ý kiến của ông Huy, chẳng hạn như ở Hội Thánh Gióng ở miền Bắc, Ban Quản lý di tích làm dưới sự chỉ đạo của cơ quan văn hóa cấp trên nên nó mất đi cái thuần khiết của dân chúng. Ông Huy chỉ trích rằng Lễ hội xuất phát từ dân gian, là hoạt động phản ảnh suy nghĩ, khát vọng của người dân, vậy nên để cho người ta nghĩ sao nói vậy, đừng đem áp đặt những cái chính trị thô sơ hay giáo dục rất sống sượng vào.

Tại Việt Nam, cái mốt được công nhận là di sản đang rầm rộ ở các tỉnh, thành phố, và việc công nhận di sản, di tích không giúp được gì cho văn hóa Việt Nam, thậm chí lại còn phá hoại triệt để vì sự lạm dụng, tham nhũng của cán bộ địa phương đến Trung Ương. Ở Việt Nam hiện nay, các nhà khoa học đều lo sợ chuyện nhà nước chú trọng đến di sản nào, điều đó có nghĩa số phận của di sản đó sẽ sớm kết thúc một cách thê thảm.

Chứng minh cho điều đó, Tiến sĩ Huy kể chuyện thành nhà Mạc ở Tuyên Quang, thành cổ Sơn Tây, hay Ô Quan Chưởng, để yên thì còn di sản, đổ một đống tiền vào trùng tu thì di sản biến mất. Di sản bị nhân danh là phải được bảo vệ, bảo tồn nhưng cách làm dốt nát của những người quản lý văn hóa Cộng sản Việt Nam lại là vấn đề khác. Một trong những câu chuyện đó là các lễ hội văn hóa cồng chiêng chẳng hạn, chính là một sai lầm của việc bảo tồn văn hóa.

Các nhà nghiên cứu Việt Nam nói sai lầm của nhà nước là lôi cồng chiêng ra khỏi đời sống buôn làng, biến thành sân khấu. Các nhà làm văn hóa cứ nghĩ tổ chức ở Pleiku, ở Buôn Mê Thuột những ngày lễ hội cồng chiêng cực kì to, có nhiều khách quốc tế, khách du lịch đến, tức là đang quảng bá hay làm sống lại di sản. Nhưng đó là thương mại hóa di sản chứ không phải là để khuyếch trương văn hóa Việt. Cũng từ câu chuyện đó, để nhìn thấy tư duy của những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam.

Sân khấu cồng chiêng càng to, càng tốn kém, người xem càng đông thì Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Cộng sản Việt Nam càng cho rằng đó là những sự kiện thành công. Hằng năm, 10 sự kiện văn hóa của Bộ đó bao giờ cũng tìm chọn ra những sự kiện gì to nhất, đầu tư nhiều tiền nhất, hoành tráng nhất, ầm ĩ nhất. Nhưng những lễ hội to tát đó, các giá trị văn hóa càng bị thương mại hóa rẻ rúng hơn, tham nhũng nhiều hơn, các cuộc vui chơi vô nghĩa hơn, và những di sản của cha ông cũng mất đi nhanh chóng hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét