Pages

Thứ Ba, 1 tháng 2, 2011

Quốc tế kêu gọi điều tra vụ thiêu nhà báo



Thủ phạm đã đột nhập và tưới cồn thiêu cháy nhà báo Lê Hoàng Hùng ngay tại nhà riêng của ông.



Các nhóm bảo vệ nhân quyền quốc tế nói công an Việt Nam phải nhanh chóng tìm ra thủ phạm vụ đột nhập và thiêu một nhà báo tại nhà riêng khi ông đang ngủ.

Hôm thứ Ba, Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo và Liên đoàn Phóng viên Quốc tế đã kêu gọi cảnh sát phải thúc đấy điều tra vụ phóng viên Lê Hoàng Hùng của báo Người Lao động thiệt mạng hôm 29/1 sau khi bị phóng hỏa.

Cả hai tổ chức trên bày tỏ sự quan ngại rằng rất có thể vụ tấn công có liên quan tới việc ông Hùng đã có những bài phóng sự mạnh mẽ đăng trên báo Người Lao động về nạn tham nhũng và buôn lậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ông Hùng đã bị bỏng nặng trên quá nửa cơ thể sau khi bị tạt cồn đốt hôm 19/1.

Đây không phải là lần đầu tiên một phóng viên Việt Nam bị tấn công một cách tàn độc.

Khi nhà báo có sai phạm thì người ta rất nhanh chóng trong việc bỏ tù, nhưng lên tiếng bảo vệ cho các nhà báo chân chính thì hầu như không ai lên tiếng cả.

Trần Quang Thành, cựu phóng viên VTV và VOV
Hồi năm 1991, ông Trần Quang Thành, cựu phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam, từng bị tạt acid khiến ông mù một mắt, mặt biến dạng và nay chỉ có thể thở bằng miệng.

Được biết công an Hà Nội khi đó đã thành lập chuyên án để điều tra vụ việc, nhưng không đưa ra kết luận nào.

Nhận xét về cách hành xử của giới chức đối với các phóng viên, ông Thành nói: "Khi nhà báo có sai phạm thì người ta rất nhanh chóng trong việc bỏ tù, nhưng lên tiếng bảo vệ cho các nhà báo chân chính thì hầu như không ai lên tiếng cả."

Nhà báo Lê Hoàng Hùng (sinh năm 1960), bút danh Trần Hải Nguyên, đã có thâm niên 30 năm làm báo.

Ông công tác tại báo Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu trước khi chuyển sang làm cho tờ Pháp luật TP Hồ Chí Minh, và từ tháng 5/2002 là báo Người Lao Động với vị trí phóng viên thường trú tại Long An.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét