Pages
▼
Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011
Từ Tunis đến Cairo, cả một hệ thống chế độ toàn trị hấp hối
Quảng trường Tahrir, Cairo, trung tâm của cuộc nổi đậy của người dân Ai Cập đòi lật đổ chế độ toàn trị.
REUTERS/Asmaa Waguih
Tú Anh
Chính sách toàn trị, độc quyền lãnh đạo, thâu tóm quyền lợi kinh tế trong suốt 30 năm qua đã dẫn đến tình trạng bế tắc ở các nước A Rập. Hậu quả là giới trẻ phải lên tiếng đòi quyền sống. Theo các chuyên gia trong khu vực thì không một cản lực nào có thể ngăn chận « hương hoa lài » và cứu vãn được số phận của những chế độ toàn trị đang hấp hối.
Phong trào phản kháng tại Ai Cập lan rộng sau 16 ngày tranh đấu với khẩu hiệu và cũng là mục tiêu tối hậu : « chấm dứt 30 năm chế độ Mubarak ». Cách nay đúng một tháng, vào ngày 13/12/2010, tại Doha, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton , không rõ vô tình hay cố ý, đã đưa ra một lời cảnh cáo mang tính tiên tri « các chính quyền Trung Đông phải đáp ứng khát vọng tự do và dân chủ của người dân ».
Bốn ngày sau, một thanh niên Tunisia có học thức nhưng thất nghiệp đi bán hàng rong tự thiêu để phản đối hành động bức hiếp của công an. Ngọn lửa phẩn uất này đã châm ngòi cho « cách mạng hoa lài ».
Khi "cách mạng hoa lài" thành công tại Tunisia rồi tiếp đến là biểu tình tại Ai Cập, ngoại trưởng Mỹ nhắc lại nội dung lời tuyên bố tại Doha và nói rằng không phải bà đe dọa mà thật ra bà nói lên tâm tư của xã hội công dân Ả Rập tiếp xúc với ngoại trưởng Mỹ và nhờ bà chuyển lại cấp lãnh đạo quốc gia.
Theo kinh tế gia Lahcen Achy thuộc Trung tâm nghiên cứu Carnegie khu vực Trung Đông, thì « nếu domino Ai Cập sụp đổ thì không ai có thể chận đứng hệ quả lây lan ». Vấn đề là « các chính quyền khác trong vùng có khả năng thích nghi đến đâu cải cách kịp thời trước khi dân chúng nổi dậy ».
Trung Quốc , Ấn Độ .. lo ngại
Theo nhà kinh tế này thì cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ả Rập là cuộc khủng hoảng chính trị - xã hội đầu tiên của các nước « đang trỗi dậy ». Do đó cuộc nổi dậy của dân chúng tại Tunisia và tại Ai Cập được chính quyền Bắc Kinh, New Dehli cũng như ở Nam Phi và Brazil theo dõi rất sát.
Theo Samir Ata, chủ tịch câu lạc bộ kinh tế gia Ả Rập thì « sai lầm » của các chính quyền trong khu vực « là đặt chính trị lên trên kinh tế ». Họ tóm thu hết ưu quyền đặc lợi rồi xây dựng một hệ thống « bè phái » và « cha truyền con nối ».
Giáo sư chính trị người Liban, ông Ghassan Salamé, nguyên là cố vấn của cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, hiện nay là nhà nghiên cứu tại Viện Quan hệ Quốc tế Paris nhận định : Cuộc nổi dậy hiện nay là hành động vùng lên của « đạo lý », của quyết tâm « đập tan chế độ toàn trị và tham ô ».
Chuyên gia Liban cảnh báo là những ai chưa chịu hiểu là khi nói đến « chính trị » là nói đến « đạo đức » thì sẽ không bao giờ hiểu tại sao người dân Trung Đông nổi dậy. Trung Đông đang bước vào một thời đại mới.
Để tìm hiểu thêm về bài học « cách mạng hoa lài » và những viễn ảnh bất trắc về địa lý chính trị trong khu vực, RFI đặt câu hỏi với giáo sư quan hệ quốc tế Lê Đình Thông, đại học Paris Nanterre.
Giáo sư Lê Đình Thông : « Chế độ toàn trị không cho người dân có cơ hội phát triển và có ý kiến. Khát vọng dân chủ của người dân Ai Cập đã được Tổng tư lệnh quân đội công nhận là chính đáng. Tương lai chính trị của
Gs.Lê Đình Thông-ĐH Paris Nanterre 10/02/2011
Nghe (16:27)
Ai Cập sẽ tùy thuộc vào cách giải quyết của người dân , tùy thuộc vào tương quan lực lượng tại quốc hội tương lai…..Cách mạng hoa lài sẽ lan đến những nơi nào có cùng hoàn cảnh chính trị kinh tế như Ai Cập và Tunisie đó là độc tài, tham ô, nghèo khó và thất nghiệp…lời kêu gọi của ngoại trưởng Mỹ tại Doha là bài học rút gọn để các chế độ toàn trị suy nghĩ ».
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét