Pages

Thứ Sáu, 4 tháng 3, 2011

Việt Nam cần một tia lửa

* Võ Long Triều

Ngọn lửa của Bouazizi đốt cháy chế độ độc tài ở Tunisia lan sang Ai Cập, buộc Tổng Thống Hosni Mubarak phải bỏ chạy, lây tới các nước Yemen, Barhain, và Libya sắp tan rã, chỉ còn vỏn vẹn thủ đô Tripoli. Thế giới lên án gắt gao buộc Ðại Tá Gadhafi phải chấm dứt sát hại dân lành. Người Libyan kêu gào phải thay đổi chế độ độc tài, tham nhũng, tạo bất công xã hội.


Luồng gió cách mạng gọi là “Hoa Lài” thổi từ Châu Phi sang Châu Á. Ba nước cộng sản độc đảng độc quyền là Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Việt Nam đang run sợ chuẩn bị phương tiện đàn áp thẳng tay nếu chẳng may lòng dân phẫn nộ xuống đường đòi lật đổ chế độ. Bởi vì từ lâu họ gánh chịu cảnh áp bức giống như, hoặc còn hơn, các nước Trung Ðông hay Bắc Phi.

Cộng Sản Hà Nội biết rất rõ họ đã mất hết dân. Cái trò bịp bợm “do dân, vì dân” đã không còn ý nghĩa nữa. Bằng cớ là tại đại hội đảng lần thứ XI nhiều Ðại biểu công khai tuyên bố trước mặt 1,137 người đại diện cho ba triệu đảng viên những lời có tính cách chê trách đảng như sau:

Ông Ðỗ Hoài Nam, chủ tịch Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam nói rằng ông rất đau lòng cảnh cáo đảng: “Dân chúng mất tín nhiệm, đảng sẽ tan vỡ”.

Ông Vũ Tiến Chiến, chánh văn phòng ban chỉ đạo trung ương phòng chống tham nhũng yêu cầu không bầu cho những cán bộ “giàu nhanh, giàu bất thường” vào Trung Ương đảng.

Ông Nguyễn Văn An mỉa mai “Nếu đảng coi mình là lãnh đạo nhà nước và xã hội thì đảng là ông vua tập thể rồi!” Ông An còn khuyên: “Các đồng chí nên suy nghĩ vì sao một người đứng đầu đảng và nhà nước tuyên bố giải tán đảng cộng sản tại quê hương của cách mạng tháng 10!” (Liên Xô)

Một người Tunisia đặt hoa tại một đài tưởng niệm tạm thời trên đại lộ vừa được đổi tên là Ðại Lộ Tuẫn Ðạo Mohamed Bouazizi ở Tunis, ngày 14 Tháng Hai, để tôn vinh Bouazizi đã dùng ngọn lửa từ chính thân mình của anh để thiêu hủy chế độ độc tài Ben Ali. (Hình: FETHI BELAID/AFP/Getty Images)

Tình hình chính trị suy sụp đến độ các đảng viên cao cấp phải cảnh cáo nhau về một nguy cơ sụp đổ. Bộ Chính Trị và ba triệu đảng viên chắc chắn đã hiểu tường tận lòng dân phẫn uất như thế nào. Do đó, họ chỉ còn cách vịn vào sức đàn áp thẳng tay để bám víu quyền lực, tiếp tục vơ vét và di tản tài sản mà thôi.

Ngày 22 tháng 2 năm 2011, dân oan các tình miền Tây, Bình Dương và vùng lân cận biểu tình đòi nhà đòi đất, họ bị công an dẹp tan ngay. Trước đó, anh Nguyễn Thanh Sơn tự thiêu phản đối vụ cướp nhà cướp đất, công an cho rằng anh nầy bị bệnh tâm thần.

Ngày 24 tháng 2 năm 2011 Bác Sĩ Nguyễn Ðan Quế phổ biến lời kêu gọi “Xuống đường dứt điểm độc tài nhũng lạm quyền thế, đòi cơm áo, đòi nhà ở, đòi được học hành, đòi được chăm sóc y tế, chống áp bức bất công, nông dân chống cướp đất canh tác, công nhân chống bóc lột sức lao động.” Trong lời kêu gọi, B.S. Quế còn tố cáo Bộ Chính Trị để mất đất, mất biển, mất chủ quyền. Cuối cùng ông đề nghị với đồng bào ai có điện thoại di động thì dùng điện thoại, có Internet dùng Internet, có loa dùng loa, có miệng dùng miệng để liên lạc huy động tổ chức xuống đường.

Sau lời kêu gọi, lập tức ngày 25 tháng 2 năm 2011 công an bắt B.S. Quế, xét nhà tịch thu máy vi tính và tuyên bố lấy được 60,000 tài liệu chống chính phủ đòi lật đổ chế độ. Sở dĩ cộng sản chưa giam ông Quế là nhờ tùy viên phụ trách nhân quyền của Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ can thiệp, nhưng khi ông bị buộc vào tội kêu gọi lật đổ chính quyền chắc ông không tránh khỏi cảnh tù giam. Tạm thời công an buộc ông Quế phải tới sở trả lời từng tài liệu một. Nếu mỗi ngày phải tới sở thì cũng bằng thi hành án tù thả lỏng khoảng 16 năm mới giải thích hết 60,000 tài liệu trong máy vi tính và bị tịch thu bên ngoài.

Phải thành tâm thán phục sự can đảm của B.S. Nguyễn Ðan Quế, dù biết trước sẽ bị tù đày ông vẫn hy sinh chấp nhận để lớn tiếng kêu gào: “Hãy vùng dậy san bằng độc tài bất công, đồng bào ơi!” Lời kêu gọi của ông sẽ vang dậy, dẫn đến thành công hay không còn tùy hoàn cảnh, nhưng nó đánh dấu trong giai đoạn bi thảm của dân tộc đã có một người công khai, trực diện, tố cáo cộng sản gian ác bán nước hiếp dân. Lời kêu gọi còn có tác dụng lâu dài.

Sự lo sợ của Cộng Sản Hà Nội còn thể hiện bằng cách bắt ngừa hay mời tới sở công an đe dọa, làm áp lực. Ngày 25 tháng 2 năm 2011 bà Lương Thị Tân, vợ cũ của Blogger “Ðiếu Cày” bị mời đến sở công an tra hỏi. Cùng ngày, bà Tạ Phong Tần bị 6 công an bắt, bà bị cật vấn hội đồng vì dám nói tới cuộc cách mạng Hoa Lài. Ngày 27 tháng 2 năm 2011 có lời kêu gọi (nặc danh) trên Internet tập họp biểu tình ở nhà thờ Ðức Bà, Dòng Chúa Cứu Thế, chùa Vĩnh Nghiêm, Chợ Bến Thành. Lập tức công an bắt liền những người bị tình nghi: Kỹ sư Ðỗ Nam Hải, bà Tạ Phong Tần, bà Lương Thị Tân, Lữ Thị Thu Trang. Trong lúc đó công an thành phố Huế canh gác cẩn mật nơi cư trú của cha Lý, cha Lợi. Như vậy Hà Nội chủ trương bóp chết từ trong trứng nước, dập tắt ngay những đốm lửa của cách mạng Hoa Lài không cho cháy lan sang Việt Nam.

Luồng gió cách mạng đó thổi sang Trung Quốc qua lời kêu gọi biểu tình phổ biến trên Internet Website Boxun.com. Dân tụ tập ở Thượng Hải, ở Bắc Kinh. Ký giả nước ngoài hăng hái săn tin bị công an Trung Quốc xô ngã, tịch thu máy móc dụng cụ, thậm chí đánh vào hông, đạp vào bụng ký giả của tờ báo Bloomberg. Trung Quốc cũng như Việt Nam đang dùng vũ lực trấn áp mọi sự tập trung chống đối bất cứ từ nơi nào.

Nhưng thực tế công an Hà Nội và Bắc Kinh có khả năng sè tay cản gió thổi lửa Bouazizi đốt chế độ trong tương lai lâu dài không?

Ngày 23 tháng 2 năm 2011, tại Sài Gòn, truyền đơn của Liên Minh Dân Chủ Thuần Túy rải trên đường phố tại quận I, quận 12 và đầu cầu Nguyễn Văn Cừ. Liên Minh Dân Chủ Thuần Túy hứa hẹn sẽ còn dài dài những hành động khác ở những nơi khác, Cộng Sản Hà Nội không có khả năng ngăn chận bước tiến của nhân loại đòi tự do dân chủ và nhân quyền. Không còn sức trấn áp lòng dân một khi có cơ hội làm tức nước vỡ bờ.

Cơ hội đó là một sự đàn áp dã man như trường hợp dân oan huyện Phú Ninh, dân khiêng quan tài của nạn nhân Phan Kim Long bị công an đánh chết, dân biểu tình tại Quảng Nam làm kẹt xe cộ hàng chục cây số náo loạn toàn tỉnh. Cơ hội đó có thể là một cuộc đàn áp đẫm máu như ở Cồn Dầu, ở Thái Hà. Những cơ hội đó là những ngòi nổ, là những đóm lửa mồi khối đồ bổi nhạy cháy, đó là lòng uất hận của toàn dân.

Cơ hội đó còn có thể xuất phát từ quân đội, theo gương quân đội Liên Xô, Tunisia, Ai Cập không tham gia đàn áp dân lành. Hay là có một vị sĩ quan nào đó giàu lòng yêu nước như Trung Tá Trần Anh Kim đã chịu tù đày vì phản đối bất công độc tài. Hay một tướng công an bị tù vì tiết lộ tin tức đảng viên tham nhũng.

Cũng có thể trong mấy chục tướng lãnh đã từng phản đối vụ cho Trung Quốc mướn rừng hay khai thác Bauxite ở Cao Nguyên. Hay là một vài đảng viên cao cấp nào đó cảnh tỉnh đứng lên hô hào phải thay đổi chế độ như cựu Chủ Tịch Nguyễn Văn An đề nghị các đồng chí của ông ta nên suy nghĩ về một người lãnh đạo đảng đứng ra giải tán đảng cộng sản Liên Xô, quê hương của cách mạng tháng 10.

Nhìn lại thời phong kiến, một khi bước tiến của nhân loại đi vào con đường cộng hòa dân chủ thì không còn một hoàng tộc nào cưỡng lại được, trừ phi thuận theo chiều gió, đổi sang đế chế dân chủ (quân chủ lập hiến) như Anh Quốc, Nhật Bản, Thái Lan... Cho nên trong tương lai, Việt Nam phải thay đổi. Hơn 65 năm Cộng Sản Việt Nam tàn phá đất nước, sát hại đồng bào, đày đọa dân tộc, đã đến lúc vận nước phải xoay chiều. Tàn ác như cộng sản Liên Xô cũng không tránh được vòng quay của lịch sử.

Ðiều quan trọng hơn cả là một khi độc tài, độc đảng bị đập tan xóa nát thì việc gì sẽ xảy ra? Những cuộc cách mạng đột phát như ở Tunisia nếu không kịp thời lãnh đạo tổ chức thì đất nước sẽ chìm đắm trong sự hỗn loạn do bè phái tranh giành quyền lực. Vậy thì những ai có lòng yêu nước hãy quên mình, vì đại cuộc mà nối vòng tay lớn để cứu nguy dân tộc, chống bọn bành trướng Bắc Kinh.

Posted by NGƯỜI VIỆT ONLINE

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét