Pages

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

BỊ CHÂU PHI LÊN ÁN “THỰC DÂN MỚI” – TÀU CỘNG “HỘI Ý” VIỆT CỘNG “NÉ GIÓ HOA NHÀI”

Tổng Hợp Tin Tức ngày 20-4-2011 – Trích Diễn Đàn Paltalk VietnamExodus

Ngay khi Cách Mạng Hoa Nhài bùng ra ở Tunisia, rồi Egypt, dư luận thế giới hốt nhiên đặt câu hỏi : “tiếp theo là nước nào” ? Làn sóng cách mạng tiếp tục lan ra nhiều nước lân cận vùng Bắc Phi và Trung Đông; một tác giả gốc Tàu quả quyết :”tiếp theo là nước Tàu”. Rồi câu chuyện “Đồng Thuận Bắc Kinh” – “Beijing Consensus” bỗng thành ra sôi nổi. Xưa nay, thiên hạ thường nói vể “Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn” – “Washington Consensus”. Đó là cách mô tả phương thức Mỹ dùng để dìu giắt các nước kém mở mang, qua con đường kinh tế thị trường mà ra khỏi tình trạng “đang phát triển”, hội nhập bình đẳng với cộng đồng nhân loại. Phương thức này mặc nhiên chấp nhận một thời kỳ cho nhà-nước can thiệp vào thị trường, với định chế chính trị và xã hội tạm thời hạn chế tự do dân chủ – illiberal democracy. Khi nước đang phát triển được các định chế tài chính như IMF, World Bank, hay ADB – hoặc cả ba – xác nhận GDP đã ở mức trung bình, vả thành tích xóa đói giảm nghèo khả quan, thì nước ấy phải chấm dứt hạn chế tự do dân chủ, để được coi là có kinh tế thị trường trọn vẹn.

Nước Tàu, từ Mao Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình, khi toa rập với Mỹ, phản lại “Tổ Quốc Xã Hội Chủ Nghĩa”, làm cho nó sụp đổ luôn, đã được Mỹ cho hưởng mọi ưu đãi của “đồng thuận Hoa Thịnh Đốn”. Với dã tâm “ngậm thẻ qua sông”, che đậy với thuyết “mèo trắng mèo đen, miễn bắt được chuột”, Tàu được Mỹ “ngó lơ” cho gần 30 năm đi vào kinh tế thị trường, với hệ thống tư bản nhà-nước “chủ đạo”, trở thành một cường quốc kinh tế ngang hàng và cạnh tranh với Mỹ. Trong quá trình lớn mạnh, Tàu đồng thời bành trướng “thế lực mềm”, vượt Trung Á, Trung Đông, qua châu Phi – luôn cả Nam Mỹ – mua chuộc mọi quốc gia có tài nguyên Tàu cần dùng, và cũng được hưởng ưu đãi của đồng thuận Hoa Thịnh Đốn như Tàu. Hưởng ưu đãi kinh tế của thế giới, nhưng Tàu viện mọi lý do để trì hoãn việc “tự do dân chủ hóa” chính trị. Tàu “lý luận” rằng “Trung Quốc không xuất khẩu cách mạng”, chỉ thực hiện và phổ biến mô hình tư bản nhà-nước “theo màu sắc Trung Quốc”. Mô thức tư bản “giả cầy” này được tập đoàn “cố vấn đầu tư” Henry Kissinger đặt tên cho là “Đồng Thuận Bắc Kinh”. Bước sang đầu thế kỷ 21, cộng đồng nhân loại sáng mắt ra trước tham vọng ngày càng bộc lộ của Đế Quốc Đại Hán : dùng Đồng Thuận Bắc Kinh thay thế Đồng Thuận Hoa Thịnh Đốn sắp xếp lại trật tự thế giới.

Ít nhất, 10 năm trước cuối thế kỷ 20, ông Lý Quang Diệu đã nhìn ra rằng Đồng Thuận Bắc Kinh dựa trên triết lý cầm quyền của Khổng Tử : Thiên Tử ở Trung Quốc, chiêu dụ chư hầu khắp thế giới; mỗi hầu quốc có một “vua tập thể” cầm quyền như một lãnh chúa phong kiến, cai trị kiểu gì cũng được, miễn là phải “cầu phong”, “triều cống”, và cống nạp những tài nguyên và nhân lực mà Thiên Tử ở Trung Quốc đòi hỏi. Với phát hiện trên, ta hiểu được tại sao những Cung Văn Hóa Khổng Tử liên tiếp mọc ra khắp thế giới – và mới đây ở Hà Nội – bất cứ nơi nào Tàu Cộng có mặt. Cụ Lý Singapore cũng ước tính rằng dã tâm bành trướng Tàu chỉ gặp thuận lợi bước đầu ở những nước bị ảnh hưởng Khổng Giáo nặng như Việt Nam, và sẽ gặp trở ngại lớn ở những nước có văn hóa Hồi Giáo, Ấn Độ Giáo, Phật Giáo, Ki-tô-giáo.

Bước sang đầu thế kỷ 21, chiến lược gia Zbigniew Brzezinski viết quyển “Second Chance : Three Presidents and the Crisis of American Superpower”, than trách rằng ba đời Tổng Thống Mỹ đã bỏ lỡ một cơ may sau khi Liên Xô sụp đổ, uy tín Mỹ lên cao, dùng thế lực siêu cường của mình sắp xếp một trật tự thế giới mới. Ông cũng nhắc nhở vị tổng thống kế nhiệm Bush Con, bất kể là ai, sẽ có cơ may thứ nhì – Second Chance – để làm việc đó. Trong mùa tranh cử Mỹ năm 2008, một nhóm “chiến lược gia” Mỹ soạn một hồ sơ chi tiết về “hiểm họa Trung Quốc”, đem trình bày lần lượt với 2 ứng cử viên của 2 đảng lớn. Điều này khiến nền tuyên truyền Tàu Cộng réo đích danh ông Paul Wolfowitz ra mà thóa mạ. Nước Mỹ sau đó đã bầu một Tổng Thống da màu, gốc đạo Hồi, lai Indonesian, không xuất thân “nhà giàu”, là ông Obama. Những đặc điểm cá nhân của Obama chứng tỏ nước Mỹ muốn ông có đủ lợi thế đối nội cũng như đối ngoại để chu toàn nhiệm vụ. Ông chẳng những đã được toàn đảng Dân Chủ dốc lực ủng hộ, mà cỏn được một mảng lớn của Đảng Cộng Hòa dồn phiếu cho, và đã đắc cử vẻ vang. Điều này cho thấy nước Mỹ quyết tâm không bỏ lỡ “Cơ May Thứ Nhì” mà Brzezinski đã nhắc nhở. Ưu tiên 1 của Obama : phục hồi nội lực sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2007-2008. Kế đó là chuyển mũi nhọn “chống khủng bố” từ Iraq về lại Afghanistan, đồng thời cải thiện uy tín quốc tế Mỹ, qua ngoại giao đa phương, thay vì đơn phương thời Bush Con. Không chậm trễ, chính quyền Obama “đặt vấn đề với Trung Quốc”. Trước hết, kêu gọi “tinh thần trách nhiệm” của Tàu. Dần dà, rào giậu dựng lên, vòng trong vòng ngoài bao vây Tàu. Rồi vụ chiến hạm Impeccable, vụ British Petrolium, vụ Exxon-Mobil, những vụ tập trận, tranh cãi bản đồ “lưỡi bò” ồn ào suốt mấy năm qua, làm cho Biển Đông nổi sóng. Tất cả chứng tỏ quan hệ Mỹ/Tàu đã từ “đối tác” chuyển sang “đối đầu”. Tàu không chịu nâng tỷ giá tiền Tàu, thì Mỹ hạ giá tiền Mỹ, đẩy Tàu vào nạn lạm phát “ngoài quy hoạch”. Tất cả những “đòn” thuộc loại “cường lực mềm” của Mỹ, Tàu tỏ ra có khả năng đối phó hoặc né tránh. Hết Ôn Gia Bảo đến Hồ Cẩm Đào, thay phiên nhau sang Mỹ để “giải tỏa hiềm nghi”. Thậm chí, Ôn còn đóng kịch lừa mị, ra lời cảnh báo Tàu rằng “không dân chủ hóa kiểu Mỹ thì không khỏi sụp đổ trong vòng 10 năm”. Nước Mỹ thế kỷ 21 làm việc với những thông tin có trong tay. Mưu đồ “ngậm thẻ qua sông” của Tàu – để thực hiện chủ nghĩa Đại Hán Bành Trướng – đã hoàn toàn bại lộ. Cách Mạng Hoa Nhài xảy ra cách xa nước Tàu nửa vòng trái đất, nhưng có ý nghĩa “hồi chuông báo tử” đối với các vị “Thiên Tử Tập Thể” ở Trung Nam Hải. Tàu không dám dùng phiếu phủ quyết chống quốc tế can thiệp ở Libya, nhưng ý thức rõ hơn ai hết rằng “đồng thuận Bắc Kinh” đang “phá sản” ở Bắc Phi và Trung Đông. Một mặt, Tàu “ném đá giấu tay”, gây rối các vùng khác, phân tán nỗ lực của Mỹ; mặt khác, tung ra một chiến dịch chiêu dụ toàn cầu, nhắm hạn chế tổn thất – damage control. Trong thế bị động, các quan chức Tàu ở châu Phi và Trung Đông đang ra sức biện bạch rằng Trung Quốc không bao giờ là “thực dân mới” ở bất cứ đâu. Càng biện bạch, càng “không khảo mà xưng”; đã đến lúc bao nhiêu mua chuộc “chè lá Tàu” đều vô hiệu quả trước Lòng Dân đứng lên làm Cách Mạng, đánh đuổi bạo quyền từng nước, bấy lâu làm giàu, cai trị dân theo mô thức tư bản nhà-nước, mô phỏng Tàu,“dựa hơi” Tàu, hoặc “chàng hảng” giữa Tàu và Mỹ, bị Mỹ coi là đồng minh “đáng xấu hổ”.

Không đợi Gió Hoa Nhài từ nửa bên kia trái đất thổi sang, nhóm “đồng thuận Bắc Kinh” ở châu Á đang run rẩy, “đối phó sảng”. Những bản sao chép của đồng thuận ấy đang lần lượt cháy rụi ở các Châu Lục khác. Những mồi lửa ở Châu Á có thể bật cháy bất cứ lúc nào. Bản sao chép Hà Nội rất có thể cháy trước chính bản Bắc Kinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét