Pages

Thứ Hai, 4 tháng 4, 2011

CS Mất Sáng Kiến Ứng Phó

Vạn vật vô thường, không có gì không thay đổi. Chánh trị là phạm trù tổng hợp chi phối toàn bộ cuộc sống cá nhân và xã hội con người. Nên không tránh được – nhỏ và cục bộ là cải cách, cải tiến, lớn và toàn bộ là cách mạng thay cũ đổi mới. Và không có cuộc cách mạng nào không gian nguy. Thế nhưng sau nhiều năm độc tài đảng trị toàn diện, CS mất sáng kiến ứng phó trước ảnh hưởng của cuộc cách mạng dây chuyền nhân dân đứng lên lật đổ độc tài từ Trung Đông và Bắc Phi lan sang hai chế độ độc tài CS ở Á châu.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nguyên là giảng sư đại học Y khoa Sài Gòn, sáng lập viên Cao Trào Nhân Bản bị CS xét nhà, tịch thu tài liệu và bắt đi điều tra chỉ một ngày sau khi ông công bố lời kêu gọi nhân dân Việt Nam «hiên ngang tuyên bố Tự Do hay Sống Nhục» và cùng nhau «xây dựng một nước Việt Nam mới» khi làn gió cách mạng người dân Tunisa và Ai cập biểu tình lật đổ hai chế độ độc tài.
Cũng sau một hai ngày, Khối 8406 kêu gọi hưởng ứng “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài” thì LM Nguyễn văn Lý, thành viên cao cấp của Khối được CS cho về trị bịnh ở Nhà Chung và Nhà Hưu Dưỡng Giáo phận Huế từ tháng 3 năm 2010, bị CS sách nhiễu. CS hạch sách thân nhân gia đình và tấn công không cho bà con thân nhân và đồng đạo đến thăm Linh mục. Nửa đêm cho công an tới kiểm tra hộ khẩu, khám nhà, tịch thu máy tính, ban ngày mời lên đồn công an “làm việc”.
Kỹ sư Đỗ Nam Hải cũng thế thuộc Khối 8406 bị công an mời lên mời xuống “làm việc” và có thể bị bắt.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần, một blogger nổi danh, một nhà báo tự do từng nhiều lần lên tiếng chống lại những chính sách mà nhà nước CS đang thực hiện. Họ đưa Bà về Công an Phường, hù doạ tập thể, dằn mặt rồi thả cho về.
Đó là cái giá những nhà làm cách mạng phải trả vì không có cuộc cách mạng nào mà không gian nan, nguy hiểm. Vào tù ra khám là chuyện thường, có khi còn mất mạng vị bị thủ tiêu và ám sát chánh trị nữa.
Nhiều nhà cách mạng Pháp chết. Có người chết vì bị chế độ vua quan hành hạ. Có người chết chính vì bị những người làm cách mạng nghi phản cách mạng ra lịnh giết. Nên một nhà cách mạng Pháp 1789 khi lên pháp trường của Cách Mạng 1789 Pháp than, “ôi tự do, vì mi mà bao nhiêu người mất mạng.”
Đối với người hay chế độ bị dân nổi lên làm cách mạng, lật đổ, Robespierre một người làm cách mạng rất nổi danh trong cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 nói”Khi dân chúng bị ép buộc phải nhờ đến quyển nổi dậy và cuộc nổi dậy thì dân chúng đi vào tâm trạng chống bạo chúa. Dân chúng không phán xét như ở toà án, không bằng lời lẽ mà tung ra sấm sét.”
Nhơn kỷ niệm 100 năm cuộc Cách Mạng 1789 của Pháp, Ernest Labrousse một nhà khảo sử nổi tiếng nói các cuộc họp quyết định rất ngắn, dù quyết định tạo ra biến cố sấm sét, máu đổ thịt rơi mà sau này người ta tưởng không thể xảy ra như vậy.
Nguyên nhân xa của cách mạng lâu ngày chày tháng gần như không thế thấy lại là nguyên do chánh của cách mạng. Như một tầng lớp sáng suốt thành hình, khủng hoảng kinh tế và xã hội, sự đổ vỡ giữa người cai trị (vua chúa, bạo chúa, độc tài), người cai trị không chịu cải tổ vì giảm quyền hạn của mình hay người dân bị trị không đồng ý cải tổ vì cải tổ quá trễ.
Trong bối cảnh đó người dân liên minh với thành phần ưu tú trong xã hội, hướng tới một thể chế dân chủ và một chánh quyền dân chủ pháp trị. Một thể chế cân đối một cách hài hòa đôi bên giữa tự do cá nhân vói công bằng xã hội (trên phương diện kinh tế, xã hội).
Đó là lý tưởng của mọi cuộc cách mạng đã qua và sắp tới, lúc nào cũng mong muốn như vậy nhưng có khi thực hiện được, có khi không. Vì nếu có cách mạng thì cũng có phản cách mạng. Có lật đổ, đảo chánh thì cũng có chỉnh lý. Có cách mạng thì có đổ máu, có khủng bố, thanh trừng như Cách Mạng 1789. Sau cách mạng này chế độ độc tài vương quyền tái sinh như chề độ Tam Đầu chế để từ đó Napoleon lên làm tổng tài đưa quân đi xuất cảng cách mạng sang các nước lân cận và sau cùng xưng Hoàng đế.
Từ sau cách mạng 1789 của Pháp, những nước ký gia nhập Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền, chưa có nước nào tuyệt đối cân đối được tự do và bình đẳng. Trái lại nhiều chế độ lợi dụng cuộc cách mạng, danh từ tự do, dân chủ mà bao người tranh đấu đã mất mạng, để độc tài còn ghê gớm và triệt để hơn vương quyền nữa, như giáo phiệt, quân phiệt, mà ghê gớm nhứt là độc tài đảng trị toàn diện của CS Staline ở Nga và của Mao ở Trung Quốc. Đó là ngỏ cụt, đường cùng, bế tắc của con đường cách mạng tự do, dân chủ.
Nhưng cùng tắc biến. Biến trong bế tắc là đổ vỡ, tan vỡ bằng nổ chụp hay nổ bùng. Ít ai dè Liên bang Xô viết và các nước CS Đông Âu tạo thành đế quốc CS chết yểu, chỉ có 75 năm. Chết vì đột quị. Chết vì nổ chụp do người dân đứng lên làm cuộc cách mạng lật đổ để giánh lại tự do, dân chủ, nhân quyền là những quyền căn bản nhứt, bất khả tương nhượng của Con người khi sanh ra là người. Cách mạng đầy gian khổ, có nhiều biến thái chệch hướng tiến của tự do, dân chủ, tức không hoàn chỉnh, không tốt. Nhưng còn tồi tệ hơn là lên án những hy vọng của cách mạng.
Những gì đang diễn tiến ở Bắc Phi và Trung Đông gần đây là sự trở lại, sự phục hồi của nguồn hy vọng tiến hoá đó. Hy vọng chấm dứt, vứt bỏ cái bịnh độc tài phản tiến hoá, thâm căn cố đế đi. Để cho người dân nam phụ lão ấu tân tiến nuôi hy vọng một ngày một tốt hơn cho đất nước và nhân dân mình đồng tiến theo đà tiến hoá của Nhân Loại.
Chắc chắn những nhà độc tài, dã man như Gadhaphi sẽ còn, sẽ giết người, tàn sát những người làm cách mạng. Nhưng lương tâm Nhân Loại, công lý và đạo lý của Con Người cũng còn sẽ ngăn chận như Nghị Quyết của Hội Đồng Bảo An của Liên Hiệp Quốc lập vùng cấm bay ở Libya nhiều cường quốc như Pháp, Anh, Mỹ, Khối Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương NATO hết lòng thực hiện để bảo vệ thường dân Libya đem xương máu ra chiến đấu cho cuộc thay đổi.
Không cuộc cách mạnh nào không gian nguy, không có người đủ tài trí để tiên đoán cuộc cách mạnh đi về đâu. Vì khi nhiều người họp lại thành đám đông, tập thể, cộng đồng, tâm hồn của số đông không phải là nhiều tâm hồn cá nhân cộng lại theo toán học. Đám đông có tâm hồn riêng của nó.
Tinh thần của cách mạng luôn di chuyển. Nó đã đến với Khối Á rập ở Bắc Phi và Trung Đông. Một ngày nào đó nó cũng có thể đến Á châu, đến với mấy nước CS còn sót lại ở Á châu. Nó cũng có thể đến Pháp, đến Mỹ. Nhưng xã hội tự do không bế tắc như xã hội độc tài; người ta cải tiến, cải cách để tránh cách mạng. Pháp đã cải tiến thể chế nhiều lần. Mỹ hiến pháp có nhiều tu chính án và nhiều án lệ của Tối Cao Pháp viện.
Hai chế độ độc tài CS lớn còn sót lại ở Á châu là CS Bắc Kinh và CS Hà nội rất lo sợ ảnh hưởng của các cuộc cách mạng từ Trung Đông, Bắc Phi lan tràn sang. Họ lo trong bụng nhưng mất sáng kiến, nhụt chí sáng tạo khi cầm quyền độc đoán nên chỉ biết dùng biện pháp hành chánh, hành vi cảnh sát, hành vi chánh phủ rất tiêu cực đánh phá bắt bớ, ngăn chận và mị dân thôi. Mà CS không có những biện pháp chánh trị tích cực xây dựng như cải tiến, cải cách, thuận họp, thoả hiệp. Làm tinh thần cách mạng của người dân càng thêm nung nấu chống chế độ./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét