Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Nói Với Đầu Gối 35 : Chúa Chổm & Chúa... chôm


Nguyễn Bá Chổi - Cùng là vua cả, và vương hiệu chỉ khác nhau một cái dấu hỏi, nhưng Chúa Chổm và Chúa Chôm khác nhau hoàn toàn về mặt “lý lịch trích ngang”.

Chúa Chổm là kết quả “thăm nuôi” của chị đàn bà bán cơm hàng ngày đến với vua Lê Chiêu Tông đang bị Mạc Đăng Dung bắt nhốt sau khi họ Mạc thoán ngôi năm Đinh Hợi (1527)

“Ngày còn bé, "Chổm" là hàng cùng dân, chẳng có gia tài điền sản hay nghề ngổng gì, quanh năm chỉ có đánh dậm, mò cua, bắt ốc nuôi thân. "Chổm" tên thật là gì, quê quán ở đâu, bà con họ hàng thân thích có những ai? Chẳng ai để ý đến.

Truyền thuyết dân gian kể rằng: Có mấy lần sáng sớm, Chổm vào một quán nhỏ ăn lót dạ, tự nhiên những hôm đó chủ quán bán rất đắt hàng. Vì vậy, một đồn mười, mười đồn trăm. Các chủ quán ai gặp Chổm, cũng cố nài Chổm vào ăn quà lấy may. Ai được Chổm hôm nào chiếu cố vào ăn thì hôm ấy đều bán được đắt hàng. Nhưng Chổm làm gì có nhiều tiền để trả, người ta vui lòng mời Chổm ăn, bao giờ có tiền trả cũng được, mà không có cũng thôi, do đó trong khắp vùng không ai mắc nợ nhiều bằng Chổm.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi của vua Lê Cung Hoàng, dựng nên nhà Mạc.

Năm 1532, Nguyễn Kim khởi nghĩa phò Lê chống Mạc, đi tìm hậu duệ tôn của vua Lê.Nguyễn Kim tìm được Chổm, mặc dầu khố rách áo ôm, nhưng có khí tướng đế vương (người ta còn đồn đại rằng: Chổm đi đâu cũng có đám mây che trên đầu, trời đang nắng gắt cũng trở nên râm mát...), Chổm được phò lên ngôi vua mở đầu thời Lê TrungHưng đóng đô ở Thanh Hoá (tức Tây đô) để chống với nhà Mạc ở Hà Nội (tức Đông đô).

Sau khi lên làm vua, không có điều kiện gần gũi quần chúng như trước, và cũng khôngnhớ nợ ai bao nhiêu mà trang trải nợ nần nữa, Chúa Chổm (thực ra là Vua Chổm) đành phải hạ lệnh đúc thật nhiều tiền, rồi Chổm đi đến đâu rải tiền ra đến đấy, cho côngchúng ai nhanh tay, mạnh bước thì nhặt lấy. Vì thế nên mới có thành ngữ "Nợ nhưChúa Chổm".”

Khác với Chổm, Chôm có đầy đủ mẹ cha tuy khác họ ông nội ,thuộc hàng nho gia, tiếclà học hành chưa được mấy lớp thì gặp cảnh khó khăn kinh tế gia đình, phải lêu bêutìm đường cứu đói nơi đất khách quê người. Và nhờ khôn vặt, láu cá, cộng với tư cách như tên gọi, sau cùng cũng lên được ngôi vua .

Khác với Chúa Chổm, năm sinh của Chúa Chôm, tuy sinh ra vào thời điểm có nền kỷ nghệ giấy mực và kỹ thuật in ấn văn minh tiến bộ hơn thời Chổm cả năm trăm (500) năm, thiên hạ không biết đâu mà mò, vì Chôm có nhiều giấy khai sinh quá.

Nhưng bù lại cho các sử gia không thuộc diện “lề phái” phải điên cái đầu đến phát khùng khi đi truy lùng ngày tháng năm sinh đích thực của chúa Chôm, cái vương hiệu Chôm của “chúa” đã nói lên bản chất, thành tích, sự nghiệp của bác-- à chết cha, quên—của “chúa” mà khỏi mất công vào Gu Gồ mò mẫm.

Về mặt đạo đức và di sản văn hoá thi ca của chúa Chôm thì đã được túm gọn trong một cái bị cột dây rút . Chỉ cần nắm một đầu dây, dật nhẹ một cái là lòi hèm ra :Bản án

Chế Độ Thực Dân , Ngục Trung Nhật Ký, Ca Dao Tục Ngữ, Tư tưởng các bậc hiền triết cổ kim đông tây, linh tinh đủ loại mặt hàng ...

Tội nghiệp Chúa Chổm sinh thời thật thà, nợ thì nói mình nợ, và đã thanh toán đàng hoàng; vậy mà thác đi đã 5 thế kỷ rồi vẫn bị người ta lôi đa ví von “nợ như chúa chổm” .

Trong khi đó Chúa Chôm đang được chuẩn bị linh đình mừng sinh nhật thứ... chôm của Ngày quan Đô đốc Pháp Georges Thierry d’Argenlieu đến Hanội 19 Tháng 5 , 1946 với cờ xí chào đỏ sao vàng chào đón ngợp trời .

(http://vietnamdanchu.multiply.com/journal/item/2120)

Nguyễn Bá Chổi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét