Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Tại Sao Biển Đông?

Tranh chấp Biển Đông sẽ tới đâu? Việt Nam và Trung Quốc sẽ đạt được thỏa thuận như đã cam kết tuần trước hay không? Và nếu đạt được cam kết, có phải VN sẽ nhường cho TQ khai thác tài nguyên Biển Đông, hay sẽ chia sẻ, hay sẽ khai thác chung nhau?
Và trong tận cùng, trong trường hợp Trung Quốc và Mỹ đạt thỏa thuận mật để chia ảnh hưởng, để TQ sẽ cho Mỹ thông thương toàn Biển Đông, và cho Mỹ giữ ảnh hưởng “đàn anh bảo kê” đối với Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Châu, Phi Luật Tân… trong khi Mỹ lặng lẽ để mặc VN cho Trung Quốc dở trò vùi dập của “đàn anh khối xã hôäi chủ nghĩa”?

Thực sự, TQ muốn gì Biển Đông? Câu trả lời gần như hiển nhiên: nguồn dầu chưa khai thác tại Biển Đông.

Có vẻ như, chính phủ VN đã muốn nhượng bộ TQ, và như dường sẽ chấp nhập giaỉ pháp cùng khai thác Biển Đông. Nhưng cụ thể như thế nào, hai chính phủ vẫn chưa nói rõ.
Bản tin tuần trước của Đài RFI từ Paris cho biết:

“Ngày 18/04/2011, một phái đoàn cấp chính phủ Trung Quốc đến Hà Nội để đàm phán về các vấn đề biên giới lãnh thổ. Việt Nam và Trung Quốc đã đồng ý sẽ mau chóng ký kết một thỏa thuận, xác định các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.

Theo báo chí Việt Nam, ngày 18/04/2011, một phái đoàn cấp chính phủ Trung Quốc đã có mặt tại Hà Nội để đàm phán về các vấn đề biên giới lãnh thổ giữa hai bên. Trưởng đoàn Trung Quốc là Thứ trưởng Ngoại giao Trương Chí Quân. Liên quan đến Biển Đông, hai bên đã đồng ý là sẽ mau chóng ký kết một thỏa thuận, xác định các nguyên tắc cơ bản để giải quyết tranh chấp…”(hết trích)

Điều chúng ta suy nghĩ, rằng thỏa thuận đó như thế nào? Có thiệt hại gì cho quyền lợïi VN không? Chưa có thông tin rõ, nhưng câu nói của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố ngày 19/04, khi tiếp ông Trương Chí Quân: “…các giải pháp liên quan đến Biển Đông, cần «mang tính cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được»…” (cùng trong tin trên)

Cơ bản và lâu dài là gì? Nếu thỏa thuận được, tại sao còn nêu các giaỉ pháp khả vấn, như trong bản tin nhan đề “Thúc đẩy đối thoại và hợp tác biển Đông” trên tờ Người Lao Động hôm Thứ Ba 26/4/2011, trích:

“Tại hội thảo quốc gia lần thứ hai “Tranh chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế” vào ngày 26-4, GS Đặng Đình Quý, quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, Chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu về biển Đông, nhận định: Sau Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) 17 tại Hà Nội năm 2010, tình hình biển Đông đã chuyển sang một giai đoạn mới, do đó cần phải có tư duy và phương pháp tiếp cận mới đối với biển Đông…

Bốn kịch bản cho tình hình biển Đông

Tại hội thảo, GS Lê Văn Cương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và Khoa học Công an – Bộ Công an, đưa ra 4 kịch bản cho tình hình biển Đông từ nay đến năm 2020.

Một là, tình hình khu vực sẽ tốt hơn hiện nay nếu như các bên, đặc biệt là Trung Quốc, hành xử đúng theo những gì mình đã nói, đó là “tạo dựng biển Đông thành một vùng biển hòa bình và hợp tác”.

Hai là, tình hình sẽ cơ bản như hiện nay, quá trình hợp tác và đấu tranh tiếp tục và đan xen lẫn nhau. Ba là, tình hình xấu hơn hiện nay, tức mặt xung đột, tranh chấp nhiều hơn hợp tác nhưng chưa có xung đột quy mô lớn. Bốn là, xảy ra xung đột lớn.

Theo GS Lê Văn Cương, kịch bản thứ ba có khả năng diễn ra nhiều hơn nếu các bên không có những nỗ lực kịp thời.”(hết trích)

Như thế, trong khi Nguyễn Tấn Dũng nói rằng chuyện Biển Đông sắp thỏa thuận xong rồi, ông Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu Chiến Lược và Khoa Học Công An lại tuyên bố rằng nhiều phần là sẽ xảy ra trường hợp thứ ba, “Ba là, tình hình xấu hơn hiện nay, tức mặt xung đột, tranh chấp nhiều hơn hợp tác nhưng chưa có xung đột quy mô lớn.” Nghĩa là, nói thẳng ra, chính phủ Việt không tin chính phủ Tàu, và cái gọi là “thỏa thuận” chỉ là lời hứa của Trương Chí Quân thôi.
Báo Japan Times hôm 28/4/2011 đăng bài viết nhan đề “Beijing’s troubling South China Sea policy” (Chính sách Biển Đông rắc rối của Bắc Kinh), trong đó, tác giả Michael Richardson nói thẳng, rằng TQ cần Biển Đông chỉ vì muốn khai thác nguồn dầu.

Tác giả Richardson là nhàø nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á tại Singapore. Trong bài viết, tác giả giaỉ thích rằng, “TQ hiện nay đã là một trong những quốc gia khai thác năng lượng ngoaì biển lớn nhất thế giới. Bây giờ, TQ lại muốn lớn hơn nữa, bằng cách tìm thêm nguồn dầu và khí đốt ở vùng biển nhà hay tại các vùng gần TQ, để tránh bị lệ thuộc nhiều vào nhập cảng từ nước khác.”

Đó là lý do, theo tác giả, “chiến lược an ninh năng lượng của TQ đã gây phức tạp quan hệ với các nước Đông Nam Á, và với các nước như Nhật Bản, Mỹ và Nam Hàn nguyên đã xem Biển Đông là tuyến hàng hải quốc tế cần tự do thông thương của chiến đấu cơ và tàu bè.”

Do vậy, “một tập trung lớn trong việc tìm nguồn năng lượng ngoaì biển của TQ là thúc đẩy sức tăng kinh tế nhanh chóng ở Biển Đông, nơi lãnh hải tự nhận của TQ nằm trùng lên lãnh hải tự nhận của VN, Phi, Mã Lai và Brunei.”

Tác giả đặc biệt ghi nhận về báo Global Times của TQ, số ngày 19-4-2011, có bản phúc trình đặc biệt về Biển Đông, mà TQ gọi là “vùng Vịnh Ba Tư thứ 2.” Báo này nói rằng, “Biển Đông chứa hơn 50 tỉ tấn dầu thô và hơn 20 ngàn tỉ mét khối khí đốt. Như thế là gấp 25 lần nguồn trữ đã dò được về dầu của TQ, và gấp 8 lần nguồn trữ về khí đốt.”

Chưa hết, ông Zhang Dawei, cán bộ cao cấp Bộ Tài Nguyên và Đất TQ, nói rằng tăng cường tìm ngoàì khơi là “chìa khóa” để giải quyết nan đề năng lượng của Trung Quốc.

Và Richardson cũng ghi nhận, rằng CNOOC, hãng khai thác dầu khí TQ ngoaì biển, nói rằng Biển Đông vẫn “chưa khai thác bao nhiêu” và có “tiềm năng khổng lồ.” Công ty đã đưa ra kế hoạch điều hành những dàn khoan nước sâu trong vài năm tới.

Nếu chúng ta dò lại lời ông Dũng, rằng đã có thỏa thuận, và lời GS Cương, rằng nhiều phần sẽ rắc rối, thì lời của ông Zhang Dawei cho thấy chuyện rất đơn giản: TQ cần khai thác dầu khí Biển Đông.

Đó là phía TQ nói thẳng, nói thật, nói hết gan ruột rồi. Không giấu gì nữa hết.

Vấn đề tranh chấp Biển Đông tới đâu, quả nhiên là hung nhiều hơn kiết vậy.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét