Pages

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

BÀI HỌC LIÊN MINH CỦA ẤN ĐỘ CHỐNG CHỦ NGHĨA BÀNH TRƯỚNG CỦA TRUNG CỘNG

I. PHẦN MỞ ĐẦU:

Tình hình căng thẳng tại Biển Đông hiện nay, được Trung Tâm Chiến Lược & Nghiên cứu Quốc Tế CSIS đánh giá rất chính xác qua nhận định của ông Kurt Campbell, Trợ lý Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ (phụ trách các vấn đề ĐNÁ & Thái Bình Dương) và ông cựu đại sứ Stapleton Roy- Giám đốc viện Kissinger (phụ trách về Hoa Kỳ & Trung Cộng) như sau:
ÔNG KURT CAMBELL:

• Hoa Kỳ muốn giữ vùng biển Đông Á và Thái Bình Dương là khu vực hàng hải thương mại quốc tế tự do và an toàn.
• Lập trường của Hoa Kỳ là chúng ta không giữ lập trường nào về CHỦ QUYỀN và chúng ta cũng không công nhận chủ quyền ở vùng biển nầy.
• Chúng ta có lợi ích rất lớn trong việc quyền tự do thông thương tại vùng biển nầy và giữ cho vùng biển nầy là vùng biển tự do.
• Những hoạt động trên vùng biển Biển Đông không giới hạn trong lãnh vực hàng hải thương thuyền hay đánh cá.
• Khi Trung Cộng bành trướng các hoạt động quân sự và không muốn Hoa Kỳ can dự vào những cuộc tranh chấp Biển Đông khiến những quốc gia Châu Á càng mong muốn Hoa Kỳ can dự nhiều hơn nữa vì đó là quyền lợi của Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương.

ÔNG STAPLETON ROY:

• Trong nội bộ Trung Cộng hiện có nhiều khuynh hướng chống lại chánh sách quá mềm yếu, không thích hợp với việc bảo vệ chủ quyền và quyền lợi của Trung Cộng tại Biển Đông.
• Trung Cộng tuyên bố chủ quyền về Biển Đông, nhưng không đưa ra tài liệu nào chứng minh liên hệ đến những hành động chánh thức của Trung Cộng
• Khi có căng thẳng trong khu vực nầy, hầu hết các quốc gia chủ động tìm cách liên lạc với Hoa Kỳ, càng mong muốn có sự đoàn kết chặc chẻ đối với Hoa Kỳ.

Một vấn đề muốn nhấn mạnh ở đây, là nội bộ bọn Trung – Nam – Hải, bề ngoài có vẻ như đang chia rẽ trầm trọng về tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông nhằm độc quyền khai thác tài nguyên dầu mỏ tại đó thì Trung tướng Lưu Á Châu khuyến cáo rằng hãy chuyển hẳn sang hướng phía TÂY, nơi có những nguồn tài nguyên đa dạng dồi dào hơn. Mới đây, Ôn Gia Bảo – Thủ Tướng Trung Cộng – tuyên bố cởi mở với đài CNN ngày 03/ 10/ 2010 rằng: “Nguyện vọng và đòi hỏi của dân chúng về DÂN CHỦ- TỰ DO là một sức mạnh không thể kháng cự,” ông cũng nói với Fareed Zakaria của CNN. “Đảng CS Trung Hoa phải hành động theo đúng HIẾN PHÁP& LUẬT PHÁP chứ không thể đứng trên hiến pháp và luật pháp như trong thời kỳ còn là một đảng cách mạng đang đấu tranh giành chánh quyền.” Ôn Gia Bảo khẳng định. “Tự do ngôn luận là một quyền không thể thiếu ở tất cả mọi quốc gia, nước đang phát triển hay nước giàu.” Những tư tưởng mói mẽ của Ôn Gia Bảo và Lưu Á Châu khó có thể đem thi hành vì những tên cựu lãnh đạo ĐCSTQ như Giang Trạch Dân, rồi đến Hồ Cẩm Đào sau khi về hưu, vẫn giữ vai trò “Thái Thượng Hoàng” kiểm soát mọi chánh sách, đường lối hoạt động của ĐCSTQ phải đi đúng hướng. Vẫn là chủ nghĩa độc tài toàn trị với truyền thống cai trị bằng bạo lực, sắt máu. Trung Cộng ngày nay giống như dân SPARTE xưa kia hùng cường một thời rồi bị hủy diệt. Lý do hùng cường là luật lệ và truyền thống sắt thép, nhưng bị hủy diệt vì luật lệ và truyền thống sắt ấy bóp nghẹt dân Sparte không tiến bộ được. (Sparte thuộc Cổ Hy Lạp và ngày nay là một thành phố nhỏ của Laconie)

Nhìn vào những hoạt động chính trị và quân sự của Hoa Kỳ trong chiến lược trở lại Châu Á Thái Bình Dương càng ngày càng trở nên dồn dập vì mức độ quan trọng của vùng nầy với hai lý do: AN NINH & KINH TẾ và được các quốc gia Châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Asean nói riêng tiếp đón nhiệt tình. Hội nghị thượng đỉnh Asean nhóm họp tại Việt Nam vào cuối tháng 10 vừa qua với sự tham dự của Tổng thư ký LHQ Ban Ki -moon, bà Ngoại Trưởng HK Hillary Clinton và các vị lãnh đạo quốc gia đối tác như Nhật, Hàn Quốc, Trung Cộng, Úc, Nga và Ấn Độ. Đặc biệt, trong chuyến công du lần nầy, bà Ngoại trưởng Clinton đã gặp Ngoại trưởng Nhật Seiji Maehara tại Hawai nhằm tăng cường quan hệ trong vùng Châu Á – Thái Bình Dương và tiếp theo là Tổng thống Obama thăm Ấn Độ vào tháng 11/ 2010. Tóm lại, Hoa Kỳ trên tiến trình hoàn tất mắt xích Asean khu tam giác chiến lược, liên kết vùng Đông Bắc Á Châu và Đông Nam Á nơi Hoa Kỳ đã có những đồng minh truyền thống lâu đời là Nhật Bản, Nam Hàn, Úc Đại Lợi, New Zealand và Nam Á là nơi Ấn Độ đi đầu trong việc nối lại quan hệ với Hoa Kỳ trước tham vọng lấn chiếm lãnh thổ vùng biên giới của Trung Cộng.

II. ẤN ĐỘ – NGA – MÔNG CỔ TRƯỚC THAM VỌNG BÀNH TRƯỚNG LÃNH THỔ VÙNG BIÊN GIỚI CỦA TRUNG CỘNG:

Liên Xô và Trung Cộng có biên giới chung dài 4.300 km, hai nước đồng chí anh em nầy đã có những cuộc chiến đẫm máu vào năm 1969. Trung Cộng đã xua quân chiếm vùng sông Amur của Liên Xô. Quân đội Xô Viết được điều động tới vùng biên giới 1977, dùng tới cả hỏa tiển tiêu diệt Hồng quân Trung Cộng. Hiện nay, nhiều chính trị gia Nga không che dấu sự lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Cộng như một cường quốc kinh tế. Các chuyên viên Nga đặc biệt quan tâm tham vọng bành trướng lãnh thổ đối với miền Viễn Đông của Nga, một vùng đất thưa dân nhưng giàu tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khí đốt, gỗ…vì vậy, không có lý do gì mà Nga lại buông lỏng sự kiểm soát miền Viễn Đông. Mọi lối thoát ra Biển Đông của Nga đều phải qua cảng Vladivostok là cảng duy nhất tại Thái Bình Dương. Thủ Tướng Putin cho biết, việc phát triển miền Đông Siberia và miền Viễn Đông là một ưu tiên của Nga. Điều đó có nghĩa là Nga quyết liệt ngăn chận chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng về phía ĐÔNG.

Đối với Ấn Độ, bắt đầu từ năm 1956 -1957 khi Trung Cộng ngang ngược xây dựng trục giao thông trên vùng đất đang tranh chấp Aksai, phía Tây Tân Cương. Đến tháng 10 năm 1962, Trung Cộng đã đưa 9 sư đoàn chiếm đóng dọc biên giới dài 3.225 km vùng biên giới Hy Mã Lạp Sơn và Trung Cộng. Chiến tranh Trung – Ấn bùng nổ rất ác liệt . Kết quả Trung Cộng đã đẩy lui Ấn Độ sâu 50 km vào vùng đất Aksai mà Ấn cho là vùng đất nầy thuộc chủ quyền của họ.

Tháng 6 năm 2009, Bắc Kinh lại giở trò vừa ăn cướp vừa la làng, phê phán Ấn Độ có thái độ thù nghịch, chỉ vì Tổng trấn tỉnh Arunachal Pradesh – nguyên là Tổng Tư Lệnh Ấn – báo động về sự xuất hiện quá nhiều đơn vị Hồng quân Trung Cộng tập trung ở bên kia biên giới và chánh phủ New Dehli điều động ngay 4 sư đoàn với đại bác 155 ly lên phòng thủ biên giới Ấn – Hoa. Chánh quyền New Delhi cũng không an tâm với với sự xuất hiện nhiều hạm đội Trung Cộng tại Ấn Độ Dương, được yểm trợ bởi căn cứ hải quân tại Miến Điện, Bangladesh, Pakistan và Sri Lanka.

Theo nhận định của các nhà phân tích chiến lược Ấn Độ như Muzaaffa Husein, Safraraz Ahmed và Daniel T Chang khẳng định rằng: Trung Cộng chưa bao giờ từ bỏ chánh sách kiềm chế Ấn Độ trở thành một cường quốc kinh tế & quân sự của thế giới và cảnh báo chánh phủ New Delhi phải luôn đề cao cảnh giác, sẵn sàng đối phó với những tình huống xấu nhất có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Quân đội Ấn Độ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh thứ 2 có tính quyết định với Trung Cộng để ngăn chận chủ nghĩa bành trướng của Trung Cộng. Họ đánh giá khả năng tác của Hồng Quân Trung Cộng (HQTC) như sau:

• Chiến tranh hiện đại chứng tỏ rằng, quy mô của quân đội không phải là vấn đề chính để giành ưu thế, mà nhiều khi còn trở thành gánh nặng.

• Khả năng cơ động và tác chiến của HQTC vẫn còn ở mức thấp và họ sẽ phải hoàn thiện trong nhiều thập kỷ nữa.

• Các loại vũ khí do Trung Cộng chế tạo chưa thử thách qua chiến trường, nên phải nhập cảng của nước ngoài để trang bị cho HQTC.

• Trung Cộng chỉ dựa vào quy mô quân đội của họ chỉ để HÙ DỌA CÁC NƯỚC NHỎ Ở ĐÔNG NAM Á mà thôi.

*

Theo tôi, những nhận xét kể trên rất đúng với thực tế. Sự kiện tháng 4/ 2001 đã chứng minh điều nầy, khi chiến đấu cơ “hàng mã” F-8/J II của HQ Trung Cộng bám đuôi chiếc EP-3E của Mỹ tại Biển Đông để khiêu khích, vì bay quá gần, chiếc F-8/J II đụng vào phần cánh chiếc EP-3E nên rớt xuống biển làm tên phi công thiệt mạng. Những phi cơ chiến đấu hàng mã và đội ngũ phi công thiếu kinh nghiệm không chiến, không thể so sánh với các nước phương Tây mà chỉ dùng để hù dọa các nước nhỏ ở ĐNÁ mà thôi.

Theo ông James Nolt – chuyên viên của tờ World Policy Institute New York – cho rằng: Ngay cả khi Trung Cộng đóng xong hàng không mẫu hạm, họ cũng tụt hậu mấy mươi năm so với Hoa Kỳ về mặt kiến thức vận hành. Khả năng đóng một HKMH đòi hỏi kiến thức và công nghệ, chưa nói đến khả năng điều hành. Bao nhiêu đó cũng phải mất nhiều năm. Thậm chí đóng xong một HKMH thì chưa gọi là đủ sức mạnh (nguồn Voanews ngày 9/22/ 2010).

Ngày 6/4/ 2011, Tân Hoa Xa chính thức cho phô trương hình ảnh của chiếc HKMH Varyag mang tên Shi Lang tại cảng Đại Liên và sẵn sàng hạ thủy trong năm nay để HÙ DỌA CÁC NƯỚC ĐNÁ chớ không phải để đối đầu với Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Chưa chi, bọn Trung Nam hải đã giở thói hải tặc Somalia, côn đồ, ngang ngược bắt cóc một tàu trọng tải lớn nhất của VNCS là tàu Vinalines Global để đòi tiền chuộc lên đến 800.000 USD mới chịu thả chiếc tàu này. Thời hạn chót là ngày 15/4/ 2011, nếu Vinalines không trả tiền chuộc tàu và chuyển tiền trong vòng 8 ngày thì Trung Cộng sẽ tịch thu tàu nầy luôn. Những hành vi của bọn hải tặc Somalia Trung Cộng được sự hổ trợ của HKMH Thi Lang sẽ làm gia tăng mối quan ngại cho các nước khu vựa Đông Nam Á trong đó có VNCS. Rõ ràng, Trung cộng dưới sự lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào với tham vọng bành trướng lãnh thổ theo mô hình cổ điển của Đức Quốc Xã vào thế kỷ XX.

Trong chiến tranh luận, Trung Cộng lý luận rằng: “CON NGƯỜI là yếu tố quyết định chiến trường. VŨ KHÍ là yếu tố quan trọng. Dựa trên quan điểm nầy Bành Đức Hoài đã sáng tạo chiến thuật “Nhân Hải” lấy thịt đè người, dùng biển người tràn ngập mục tiêu, không cần biết tổn thất nhân mạng là bao nhiêu, miễn sao chiếm được mục tiêu; vì vậy, trong chiến tranh Cao ly, Trung Cộng đã hy sinh trên 900.000 Hồng quân. Tướng Võ Nguyên Giáp nỗi tiếng là người sử dụng chiến thuật “Nhân Hải” trong cuộc chiến tranh xâm lược MNVN.

Hoa Kỳ lý luận ngược lại: VŨ KHÍ TỐI TÂN là yếu tố quyết định chiến trường, giảm thiểu tổn thất về nhân mạng. CON NGƯỜI điều khiển vũ khí là yếu tố quan trọng. Vì vậy, trước khi đánh chiếm mục tiêu nào, Quân đội Hoa Kỳ sử dụng tối đa hỏa lực phi pháo, hải pháo, pháo binh…san bằng mục tiêu thành bình địa trước, để dọn đường cho các đơn vị chiến đấu đi vào mục tiêu để thanh toán các ổ kháng cự lẻ tẻ và thu dọn chiến trường. Với vũ khí hiện đại của Hoa Kỳ và phương Tây hiện nay, chiến thuật “nhân hải” đã hoàn toàn lỗi thời. Duy trì một đạo quân qui mô trên 2,5 triệu quân dưới cờ, vừa cồng kềnh, vừa tốn kém, gây khó khăn tiếp liệu, bổ sung quân số, tản thương…nó chỉ dùng để hù dọa, bắt nạt các nước nhỏ có tinh thần chủ bại, kém trang bị như Việt Nam mà thôi.

*

Các giới chức Ấn Độ trong vùng biên giới có tranh chấp với Trung Cộng, xác nhận rằng: Trung Cộng luôn luôn chủ trương xâm lăng các lân bang trong vòng 25 năm qua. Ấn Độ đã mất một số lớn lãnh thổ về tay Trung Cộng. Nhất là vùng JAMMU – KASHMIR thuộc Ấn Độ thường bị lính Trung Cộng ép dân du mục càng ngày càng lùi sâu vào trong lãnh thổ Ấn Độ, vì đường biên giới không phân định rõ rệt. Chính quyền địa phương vùng Ladakh tố giác lính Trung Cộng đã chửi bới thô tục và đánh dập người dân Ấn tại địa phương. Bản chất man di mọi rợ của Hán tộc đã làm cho cả thế thế giới ghê tởm. Sự trỗi dậy của chủ nghĩa Đại Hán nếu không bị cả thế giới chận đứng, sẽ là cơn ác mộng da vàng của nhân loại, RỢ HÁN e rằng còn tàn bạo, dã man hơn RỢ HUNG NÔ thời trung cổ.

Hãy nhớ lại cuộc chiến biên giới năm 1979, bọn bành trướng Bắc Kinh đã hạ lệnh tấn công trên toàn tuyến biên giới thuộc 6 tỉnh VN với 20 sư đoàn bộ binh. Kết quả:

• Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn…bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Cộng thực chánh sách “BA SẠCH”: đốt sạch, phá sạch, giết sạch: từng ngôi nhà, từng công trình, đặt mìn cho nổ tung từng cột điện.

• Ở Bát Xát, Lao Cai có hàng trăm phụ nữ, trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên 17/ 2/ 1979 khi quân Trung Cộng vừa vượt qua biên giới.

• Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng trong ngày 9/3/ 1979, trước khi rút về bên kia biên giới, quân Trung Cộng đã giết 43 người gồm: 21 phụ nữ, 20 trẻ em trong đó có 7 phụ nữ mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. 10 người bị ném xuống giếng, hơn 30 người người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối.” (nguồn Thời luận ngày 12/2/ 2009).

• Những “sự cố” liên tiếp xảy ra trên Biển Đông trong thời gian gần đây, bọn hải tặc Somalia Trung Cộng bắn giết bừa bãi ngư phủ Việt Nam rồi vất xuống hầm nước đá, đông lạnh thi hài các nạn nhân, rồi kéo về cảng của Trung Cộng để khoe thành tích vô nhân đạo của cái gọi là HQND Trung Quốc anh hùng?

Khu vực TRUNG Á giàu có tài nguyên đều xem Trung Cộng là một thế lực đáng gờm với thành tích chiếm đóng và cai trị tàn bạo đối với Tây Tạng, Tân Cương của Bắc Kinh. Ở đây, Ấn Độ có lợi thế hơn vì được thiện cảm của các nước Trung Á với truyền thống không liên kết và không tham vọng bành trướng lãnh thổ. Mặt khác, các nước thuộc khu vực Trung Á gần gũi với truyền thống văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và dân tộc tính…với các cộng đồng Hồi Giáo Uyghur và Kazakh ở Tân Cương đang bị Trung Cộng “Hán hóa” bằng chánh sách cai trị cực kỳ thâm độc. Sự kiên vừa xảy ra mới đây, liên quan đến tình chánh trị Trung Cộng, nhật báo Le Monde thông tin về “Biểu tình của học sinh gốc người Tây Tạng ở Thanh Hải”. Họ xuống đường phản đối âm mưu “Hán hóa” của Bắc Kinh muốn xóa dần bản sắc dân tộc Tây Tạng bằng chánh sách giáo dục song ngữ, có hại cho tiếng Tây Tạng.

Và làn sóng bài Trung Cộng ở Mông Cổ đang bùng lên dữ dội. Khi được hỏi nghĩ thế nào về Trung Cộng, Taguldur Gan-Ochir là sinh viên 18 tuổi trả lời ngay: “Tôi không thích người Hán, vì họ lúc nào cũng nhòm ngó đất đai của chúng tôi,” anh nói. “Họ còn cho rằng, chúng tôi phụ thuộc vào họ về mọi mặt, đến văn hóa của chúng tôi, họ cũng nhận là của họ. Thí dụ như Thành Cát Tư Hãn, nay họ cũng nói là vua của họ.” Bài hát Buu Davar Khujaa Naraa (Bọn Tàu đừng đi quá giới hạn) với lời lẽ căm thù sắt máu:

“Bọn Tàu thực là đang đi quá giới hạn
Trên đất nước chúng ta đây rẫy dấu dép của chúng…
Chúng ta phải bắn chết tất cả bọn nầy cho tới khi không còn kẻ nào sót lại
Hãy gọi bọn Tàu đến đây và tiêu diệt chúng đi…” (nguồn BBC 9/11/ 2010)

Quốc gia Mông Cổ rộng lớn sát biên với phía Bắc của Trung Cộng, nhưng chỉ có 3 triệu dân này, giới trẻ yêu nước Mông Cổ vẫn hùng hổ chống Trung Cộng ra mặt bằng những lời lẽ quá khích kể trên. May mắn cho dân tộc Mông Cổ đất rộng, người thưa có những người lãnh đạo yêu nước và anh hùng…

Một cuộc khảo sát do Trường Đại Học Quốc Gia Mông Cổ thực hiện, thăm dò lòng tin của dân Mông Cổ đối với người nước ngoài cho thấy:

• HOA KỲ, một quốc gia xa nằm bên bờ đại dương, hoàn toàn không có quan hệ nào với Mông Cổ lại là nước được người dân Mông Cổ cho là đáng tin vậy nhất.

• Sau Hoa Kỳ là nước Nhật Bản, một quốc cũng xa cách Mông Cổ.

• Nga đứng thứ 4 và Trung Cộng dứng hàng thứ 5.

Giáo sư Munkhbat, một trong những người đồng chủ trì cuộc khảo sát nói: “Quan hệ giữa Mông Cổ với Nga và nhất là với Trung Cộng về mặt lịch sử vô cùng phức tạp. (nguồn BBC ngày 09/28/ 2010)

Đối với lợi thế của Ấn Độ kể trên, Trung Cộng xây trong vùng Baluchistan một cảng ở Gwadar, ven biển Á Rạp, giúp phương tiện giao thông cho các nước không có đường ra biển, kể cả Afghanistan. Ấn Độ trả đũa bằng cách xây cảng Chahbahar ở Iran để Afghanistan va các nước Trung Á có một hành lang hàng hải đến vịnh Persia.

Sự căng thẳng giữa Ấn Độ và Trung Cộng đột nhiên gia tăng mạnh mẽ vào ngày 7/9/ 2010 vừa qua tại khu vực phía Nam dãy Hymalaya, vùng Kashmir. Thủ tướng Manmohan Singh vốn ôn hòa, đã tuyên bố cứng rắn: “Trung Cộng muốn lấn sân tại Nam Á. Người Tàu càng ngày tự tin vào bản thân. Họ muốn kìm hãm Ấn Độ. Thật khó mà nói điều này sẽ dẫn đến đâu. Điều quan trọng là cần phải chuẩn bị.”. Năm 1962, trong cuộc chiến tranh biên giới Ấn – Trung, New Delhi đã phải nhường một bang vùng Đông Bắc Armuchal Pradesh mà Trung Cộng gọi là “Nam Tây Tạng”.

Theo tin Washington Post số ra ngày 9/15/ 2010, loan tin có khoảng 11.000 binh sĩ Trung Cộng có mặt tại vùng phía Bắc Gilgit Balistan do Pakistan cai quản mà Ấn Độ đang đòi chủ quyền thì Islamabad viện cớ cho rằng họ là kỷ sư và công nhân tới đây giúp khắc phục hậu quả trận lụt khủng khiếp vừa qua. Theo viện Institut for Defence Studies and Analysis tại New Delhi nhận xét: Nếu trước kia, chỉ có Ấn Độ coi Trung Cộng là mối đe dọa thì bây giờ Trung Cộng cũng coi Ấn Độ là mối đe dọa vì lý do: Ấn Độ hiện đại hóa Quốc Phòng:

• Ấn độ đã cho hạ thủy tàu ngầm hạt nhân vào tháng 7 năm 2009, đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 6 trên thế giới có thiết bị nầy sau Hoa Kỳ, Anh, Nga, Pháp và Trung Cộng. Tàu Arihant, 6000 tấn với thủy thủ đoàn 100 người được hạ thủy trong buổi lễ diễn ra ở bờ biển Đông Nam. Nó hoàn toàn được làm tại Ấn Độ với sự yểm trợ kỷ thuật của chuyên viên Nga và chiếc tàu ngầm thứ hai đang xúc tiến sản xuất. Tàu có khả năng phóng tên lửa tầm xa 700 km. Ông Singh nói, Ấn Độ không đe dọa ai, nhưng đây là dấu hiệu rõ ràng Ấn Độ muốn răn đe sự đe dọa của Trung Cộng. Ngoài ra, Ấn Độ còn mua các khu trục hạm đời mới của Nga và Hoa Kỳ.

• Tháng 12/ 2009, BQP Ấn Độ loan tin: Hỏa tiển đạn đạo có khả năng mang đầu đạn nguyên tử mang tên Dhanush đã phóng thành công từ một chiến hạm trên vịnh Bengan, có tầm bắn xa 350 km.

• Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Arackamarambil Kurian Antony phát biểu rằng, chi tiêu quân sự hiện ở mức 2,5% tổng sản lượng quốc nội và sẽ tăng chi tiêu quốc phòng khi kinh tế tăng trưởng. Ông nói, Ấn Độ đang nhập khẩu 70% chiến cụ và sẽ chọn nhiều loại võ khí được trưng bày trong hội chợ vũ khí ở New Delhi vào ngày 15/2/ 2010 kéo dài 4 ngày, được tổ chức hai năm một lần với sự tham dự khoảng 650 công ty quốc phòng của nhiều quốc gia. Đây là hội chợ triễn lãm võ khí lớn nhất Á Châu, trưng bày đủ loại từ vũ khí nặng tới xe tăng.

• Theo báo cáo của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế STOCKHOLM, từ năm 2006 đến cuối năm 2010, số lượng vũ khí mà Ấn Độ nhập cảng tương đương 9% của toàn thế giới, vượt qua mặt Trung Cộng bị tụt xuống hàng thứ nhì với tỷ lệ 6% toàn cầu. Phát ngôn viên BQP Ấn Sitanshu Kar từ chối bình luận về báo cáo nầy. Dĩ nhiên, hiện đại hóa quân đội, Ấn Độ hoàn toàn không có tham vọng bành trướng lãnh thổ như tên côn đồ, hiếu chiến Trung Cộng. Nhưng mà, đó là chờ thời cơ; nếu như, Trung Cộng giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông bằng vũ lực với Hoa Kỳ và đồng minh. Đó là một cơ hội bằng vàng cho Ấn Độ xua quân vượt dãy Himalayas, mở một mặt trận tấn công qui mô, thọc sâu vào cạnh sườn Trung Cộng để tái chiếm lại phần lãnh thổ bị cưỡng chiếm trước đây và những thuộc quốc của Trung Cộng như Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông sẽ nỗi dậy đấu tranh giành ĐỘC LẬP DÂN TỘC.

III. BÀI HỌC LIÊN MINH VỚI CÁC CƯỜNG QUỐC CỦA ẤN ĐỘ:

Tranh chấp lãnh thổ về đường biên giới dài 3.500 km trong vùng núi Himalya đã dẫn đến cuộc chiến tranh biên giới năm 1962 và kéo dài đến hiện tại. Ấn Độ cho rằng Trung Cộng đã kiểm suất bất hợp pháp 38.000 km2 lãnh thổ Kashmir, trong khi Bắc Kinh lại tuyên bố chủ quyền đối với 90.000 km2 thuộc tiểu bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, đặc biệt khu vực Tawang. Làm thế nào chống chủ nghĩa bành trướng lãnh thổ ngang ngược, xấc xược và tham lam quá đáng của Trung Cộng?

ẤN ĐỘ LIÊN MINH VỚI NGA:

Ấn Độ và Nga hợp tác sản xuất động cơ tên lửa siêu thanh BRAHMOS. Ông Sivathamu Pillai – Tổng giám đốc điều hành Công ty Brahmos – tuyên bố rằng: các động cơ này sẽ được sản xuất tại nhà máy Brahmos nằm tại tiểu bang Kerala phía Đông Nam Ấn Độ. Được thành lập vào năm 1998, công ty Hàng Không Vũ Trụ Brahmos liên doanh giữa Ấn – Nga chuyên sản xuất và bán các loại tên lửa siêu thanh Brahmos đã thử nghiệm thành công và đưa vào sử dụng trong lục quân và hải quân Ấn Độ. Tên lửa Brahmos có khả năng mang đầu đạn lên tới 300 kg, có tầm hoạt động 290 km và có thể đạt tới tốc độ tối đa Mach 2.8 tức nhanh gấp 3 lần tên lửa Tomahawk siêu thanh do Hoa Kỳ chế tạo và nó khả năng tiêu diệt mục tiêu cách mặt đất 10 thước.

Theo bài tường thuật của Anjana Pasricha tại New Dehli, Ấn Độ sẽ mua từ 250 đến 300 phản lực cơ chiến đấu tối tân thuộc thế hệ thứ 5 hiện đại nhất thế giới của Nga trong thập niên tới. Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ A.K Anthony nói: “Trong thập niên tới, dự án nầy sẽ là những gương sáng trong công cuộc hợp tác quốc phòng giữa Nga và Ấn Độ.”. Thỏa thuận sẽ được ký vào tháng 12/ 2010 vào dịp Tổng thống Nga Medvedev sang thăm Ấn Độ. Thỏa thuận nầy trị giá khoảng 25 đến 30 tỉ mỹ kim.

Ngoài ra, các vị nguyên thủ quốc gia khác như Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy, Thủ tướng Anh David Cameron cũng lần lượt đến thăm Ấn Độ, kể cả Thủ tướng Trung Cộng Ôn Gia Bảo.

ẤN ĐỘ LIÊN MINH VỚI HOA KỲ:

Trước hết, Ấn Độ rất quan ngại về tham vọng bành trướng lãnh thổ phía Tây của Trung Cộng; vì vậy, Ấn Độ rất muốn liên minh với siêu cường Hoa Kỳ đặt chân ở Nam Á qua cuộc thăm viếng 5 ngày của Thủ tướng Singh, bắt đầu ngày 21/ 11/ 2009 để thảo luận nhiêu vấn đề mà quan trọng nhất là việc thảo luận và hoàn thành khung chiến lược khu vực Trung Á và Nam Á. Sau hiệp ước HẠT NHÂN DÂN SỰ ký trong hiệm kỳ 2 của cựu Tổng thống Bush đã thắt chặt quan hệ giữa Ấn và Hoa Kỳ cùng hợp tác an ninh hàng hải khu vực và bán các thiết bị cao cấp để trang bị cho quân đội Ấn Độ. Hai tháng sau cuộc thăm viếng của Thủ tướng Singh, Bộ Trưởng QP Hoa Kỳ Robert Gates sang thăm Ấn Độ, đề nghị hợp tác chặt chẻ hơn giữa Washington và New Delhi đẽ duy trì an ninh khu vực Nam Á.

Ấn Độ với dân số 1.1 tỉ người có nhiều lợi điểm hơn Trung Cộng, có chế độ Dân Chủ Đại Nghị , có đội ngũ cán bộ kỹ thuật rất cao, chăm chỉ và kỷ luật, thông thạo Anh Ngữ. Sinh viên Ấn không hề gặp khó khăn khi du học hoặc hành nghề chuyên môn tại Hoa Kỳ rất thành công. Riêng tại nước Mỹ có trên 70.000 Bác sĩ Ấn. Các kỹ sư Ấn tốt nghiệp từ các trường Đại học nỗi tiếng ở Mỹ chiếm một số chức vụ cao cấp ở các công ty Mỹ nhất là trong lãnh vực điện toán computer, software…Bill Gates đã nhiều lần sang Ấn Độ thành lập một chi nhánh khảo cứu Microsoft tại Bangalore, Trung tâm điện toán Ấn Độ. Trong tầm mắt của các nhà đầu tư khắp nơi trên thế giới đánh giá cao Ấn Độ, giống như Trung Cộng cách đây gần 2 thập niên. Ấn Độ đang trở thành con tàu đầu tư của thế giới. Nhật Bản đã sớm nhận thức điều nầy và Nhật đã ký nhiều hợp đồng về đầu tư hợp tác kỹ thuật, các công ty xe hơi Toyota, Nissan đã lập xưởng ráp xe ở Ấn Độ. Ấn Độ đang là thị trường lớn nhất của Hoa Kỳ cung cấp nhiều dịch vụ như y tế, giáo dục, điện toán…

Về quân sự, cuộc tập trận hải quân MALABAR 09 với sáng kiến của Ấn Độ được tổ chức lần đầu tiên gần bờ biển Đài Loan và Trung Cộng nhất từ trước đến nay. Và Nhật Bản nhận lời mời tham dự Malabar 09, kéo dài từ 26/4/ 2009 đến 03/ 5/ 2009 ở ngoài khơi Okinawa đến Ấn Độ Dương. Phó đề đốc John Bird – Tư Lệnh Hạm Đội 7 – nói: “Chúng tôi mong đợi cơ hội nầy để họp tác với những lực lượng chuyên nghiệp nhất của hải quân Ấn Độ và Nhật Bản.”

Ấn Độ là chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du Á Châu của Tổng thống Barack Obama trước đây. Mặt nỗi là tìm thị trường xuất cảng và tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ. Nhưng, bên trong có nhiều vấn đề được bàn thảo, qua lời tuyên bố của Ngoại trưởng Ninupama Rao như sau:

• Chuyến thăm viếng của Tổng thống Obama sẽ mở rộng quan hệ giữa hai quốc gia, tạo tiền đề cho sự cộng tác hiệu quả hơn.

• Quan hệ giữa hai quốc gia đang tiến triển tốt đẹp. Có thể sẽ không đột phá lớn; tuy nhiên, chúng tôi chờ kết quả tích cực sau chuyến đi của Tổng thống Obama.

• Chúng ta sẽ thấy một loạt các bước tiến cụ thể và quan trọng trong nhiều lãnh vực, góp phần mở rộng khuôn khổ hợp tác chiến lược lâu dài, qua đó mang lợi ích to lớn hơn.

Hồ sơ bàn thảo ở Ấn Độ chính là những vấn đề nóng bỏng:

1. Chiến trường sôi động Afghanistan.
2. Vị trí Pakistan trong quan hệ giữa Hoa Kỳ, Ấn Độ và Pakistan.
3. An ninh Châu Á trước tham vọng bành trướng của Trung Cộng đang điều động nhiều đơn vị vũ trang trong vùng tranh chấp Kashmir giữa Ấn – Hồi.

Sau Ấn Độ là INDONESIA, Nam Hàn và Nhật Bản. Trong dịp nầy, Tổng thống Obama đã gặp nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới, khi tham dự hội nghị thượng đỉnh:

• Khối G-20 ở Seoul.

• Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương APEC ở Yokhama.

Trong khi đó, Bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton lần lượt ghé Hawai, Guam, VN, Cam Bốt, Trung Cộng (Tại đảo Hải Nam, bà cuộc tiếp xúc với Đại Bĩnh Quốc vào ngày 31/10), MALAYSIA, Papua New Guinea, New Zealand và Australia trong 14 ngày, bắt đầu từ ngày 27/10/2010. Cùng với Bộ Trưởng QP Robert Gates, bà có mặt ở những điểm nóng, nhạy cảm nhất cho an ninh Châu Á. Bà Clinton phát biểu mạnh mẽ và khẳng định một cách dứt khoát trị trí lãnh đạo của siêu cường Hoa Kỳ tại Á Châu nói chung và Biển Đông nói riêng, trong chiến lược phản công Trung Cộng trên MẶT TRẬN NGOẠI GIAO nhằm chặt đưt cánh tay nối dài của Trung Cộng định vượt qua xứ Nam Dương tới tận Papua New Guinea thông qua kế hoạch viện trợ quân sự cho hòn đảo bé nhỏ nầy, nhưng vị trí của nó vô cùng quan trọng vì nằm giữa Indonesia và Australia. Nhưng hai quốc gia quan trọng nhất trong chuyến công du của ông Obama và bà Clinton là Indonesia và Malysia, vì vị trí của hai quốc gia nầy là địa điểm chiến lược rất quan trọng của Hoa Kỳ nhằm kiểm soát eo biển Malacca, có thể khống chế các tàu chở dầu chảy vào Hoa Lục.

ẤN ĐỘ LIÊN MINH VỚI NHẬT:

Tại hội nghị Thượng Đỉnh ĐÔNG Á (East Asia Summit) EAS, các quốc gia hiệp hội Asean cố thuyết phục Hoa Kỳ gia nhập tổ chức EAS để tạo thế đối trọng trước tham vọng điên cuồng bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng. Tại hội nghị thượng đỉnh EAS, Trung Cộng trịch thượng không chấp nhận đàm phán ĐA PHƯƠNG nào đối với Asean.

Ngày 28/10/ 2010, Tổng thống Philippines Beningo Aquino III tuyên bố: “Tiếng nói của khối ASEAN là một, khi toàn khối Asean đàm phán với bất cứ thế lực nào từ bên ngoài.” (Asean should have one voice before we venture taking to other claimants)

Trong hội nghị Thượng đỉnh EAS-5, trong khi vấn đề biển đảo Sensaku (Điếu Ngư) còn đang trong vòng tranh chấp căng thẳng, chưa giải quyết xong. Trung Cộng đã vói tay đòi hỏi chủ quyền đảo OKINAWA. Ngày 23/10/ 2010, Kosuke Takahashi viết một bài tường trình trong tờ Hongkong Asia Times, ông đã tố cáo những tên học giả Trung Cộng lên tiếng đòi đảo Okinawa của Nhật. Theo họ, thì đảo Okinawa nguyên thủy là của Trung Hoa, đến năm 1879, vì tình trạng suy yếu dưới triều đại Mãn Thanh, nên đảo nầy bị mất vào tay Nhật. Cả thế giới đang lo ngại trước hội chứng tâm thần “Bipolar disorder Syndromes” vì tham vọng điên cuồng của Trung Cộng.

Ông PAUL DIBB, nguyên là Thứ trưởng BQP của Úc Đại Lợi , giáo sư Danh dự thuộc viện Nghiên Cứu Chiến Lược, Đại học Quốc Gia Úc, viết trong tờ THE AUSTRALIAN dự đoán rằng: “Sẽ chẳng bao lâu đến ngày liên minh hải quân Tây Phương hoạt động ở Á Châu, Thái Bình Dương liên kết với nhau để kềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của hải quân Trung Cộng,” ông nói tiếp. “Liên minh nầy, theo ông Paul Dibb, gồm tàu chiến của các nước Hoa Kỳ- Nhật – Uùc. Liên minh hải quân Tây Phương cần có biện pháp bắt Trung Cộng tôn trọng luật hàng hải Quốc tế, không loại trừ khả năng dạy cho Trung Cộng một bài học trên biển và phải ra tay sớm…” Úc Đại Lợi đã sẵn sàng chuẩn bị cho sự đe dọa nầy từ Trung Cộng. Úc sẽ chi ra 70 tỉ mỹ kim để canh tân quân đội trong vòng 20 năm, đặc biệt để đối phó với Trung Cộng. Chánh phủ Canberra đã mua hỏa tiễn tiềm kích tầm xa, tăng gấp đôi số tàu ngầm lên 12 chiếc và mua 100 chiến đấu cơ F-35 của Hoa Kỳ, cùng 8 chiến hạm mới theo kế hoạch canh tân quốc phóng tên lửa “FORCE 2030”.

Rõ ràng, thái độ hung hăng con bọ xít của Trung Cộng, côn đồ, trịch thượng của Trung Cộng đối với Nhật Bản kể trên, Tokyo quyết định tăng cường hợp tác với Ấn Độ. Báo Les Echos phân tích sự kiên nầy bới bài viết: “DƯỚI BÓNG CỦA TRUNG CỘNG NHẬT – ẤN ĐANG XÍCH LẠI GẦN NHAU”. Vì thế, các nhà đầu tư Nhật bắt đầu tìm kiếm thị trường Ấn Độ đầy tiềm năng với hơn 1 tỉ dân số. Tập đoàn Toyota Tsusho Corporation xúc tiến nhiều dự án ở Ấn độ và cả VN để thăm dò khai thác “đất hiếm” (rare earth metals) để tránh lệ thuộc vào việc nhập cảng đất hiếm của Trung Cộng.

Đài Á Châu Tự Do đưa tin ngày 28/6/ 2010, Nhật đã bắt đầu vòng đàm phán đầu tiên với Ấn Độ về xuất cảng kỷ thuật điện tử do những hảng lớn của Nhật như Toshiba, Hitachi sản xuất. Bộ ngoại giao Nhật cho biết vòng đàm phán kéo dài 2 ngày nhằm đạt mục đích vạch ra một thỏa hiệp cho phép hai phía hợp tác với nhau về năng lượng nguyên tử phục vụ hòa bình.

Ngày 27/6/ 2010, Ấn Độ và Canada ký kết hỏa ước nuyên tử quan trọng, chấm dứt hai thập niên căng thẳng giữa hai quốc gia nầy vì Ấn sử dụng kỷ thuật của Canada để chế tạo quả bom nguyên tử đầu tiên.

Ngày 21/2/ 2011, công ty năng lượng của BP của Anh Quốc và công ty Reliance Industries của Ấn Độ đã thông báo một thỏa thuận đầu tư khổng lồ có thể lên đến 20 tỉ USD dành cho các dự án dầu hỏa và khí đốt Ấn Độ, được ký kết giữa ông Mukesh Ambani, chủ tịch Reliance Industries và ông Robert Dudley, giám đốc điều hành BP tại Luân Đôn.

ẤN ĐỘ MUỐN LIÊN MINH VỚI VIỆT NAM:

Riêng đối với VN, Ấn Độ đã là bạn với VN từ thời Thủ thướng Nehru, cũng giống như VN đều là nạn nhân của tham vọng bành trưởng lãnh thổvà lãnh hải của Bắc Kinh. VN bị HQ Trung Cộng cưỡng chiếm quần đảo Hoang Sa và Trường Sa thì Ấn cũng bị Trung Cộng xăm lăng vào năm 1960 và cướp mất vùng Aksai năm 1962. Các Đô đốc Hải quân Ấn Độ đã nhiều lần sang thăm Việt Nam, tham quan Cam Ranh, Đà Nẳng và các nước ASEAN để củng cố quan hệ, tìm liên minh quân sự trong tương lai.

Tháng 10/ 2010 vừa qua, Ấn Độ và Việt Nam đã công bố một loạt hợp tác quân sự như huấn luyện hỗn hợp nhằm nâng cấp khả năng quốc phòng, đặc biệt là hải quân Việt Nam. Bộ trưởng QP Shri AK Antony đã hội đàm với Tướng Phùng Quang Thanh bên lề hội nghị ADDM + ở Hà Nội: “Ấn Độ sẽ giúp Việt Nam xây dựng khả năng sửa chửa và bảo trì, quân đội hai nước sẽ hợp tác,” ông Anhony nói. “Nước ông có thể giúp đào tạo lực lượng gìn giữ hòa bình để tham gia các chiến dịch của LHQ.” Một viên chức QP Ấn Độ còn cho biết: “Năm 2011, hai nước sẽ tham gia huấn luyện hỗn hợp trên núi và trên rừng ở Ấn Độ để chia sẻ kinh nghiệm với nhau.”

Đặc biệt hiện nay, Ấn Độ đang xem xét việc bán số lượng tàu tuần tra tấn công tốc độ nhanh cho Việt Nam. Vũ khí trang bị là một pháo bắn nhanh 30 mm CRN-91 và hệ thống OPS (Optronic Pedestal Sight) kiểm soát đường ngắm mục tiêu quang điện tử, cho phép tàu nầy đối phó hiệu quả với các mục tiêu chuyển động nhanh trong mọi thời tiết. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 11 súng máy các loại và hệ thống phóng tên lửa IGLA-S để đối phó với mục tiêu trên không ở tầm thấp. Thủy thủ đoàn gồm 3 sỹ quan và 38 thủy thủ.

Ấn Độ cũng đã hoàn thành việc đào tạo một số kỹ sư VN tại nhà máy đóng tàu Mazagon ở Mumbai, Ấn Độ. Số kỹ sư VN nầy khi về nước sẽ đóng góp quan trọng cho ngành công nghiệp đóng tàu cho Hải quân Việt Nam.

Đây là bài học liên minh với các cường quốc của Ấn Độ và VN nhằm vào mục tiêu phân hóa và cô lập kẻ thù là Trung Cộng, làm cho kẻ thù bị yếu đi và liên kết được với các cường quốc để làm cho thực lực của mình mạnh lên.

Thái độ hung hăng bá quyền của Trung Cộng đã giúp cho Hoa Kỳ nhanh chóng phục hồi uy tín và ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Á Châu nhờ vào đừng lối ôn hòa, bình đẳng, tôn trọng lợi ích của các tiểu quốc khu vực Đông Nam Á. Bà Ngoại trưởng Clinton đã khôn khéo lợi dụng chánh sách NGOẠI GIAO SAI LẦM, thái độ côn đồ, ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Cộng để xây dựng ảnh hưởng của Hoa Kỳ tại Á Châu đã kết hợp được Ấn Độ – Nhật – Úc và các nước khu vực Đông Nam Á trong chiến lược bao vây Trung Cộng. Ngày 19/3/ 2011, Bà Sarah Palin đã tuyên bố tại New Dehli: các quan hệ giữa Hoa Kỳ và Ấn Độ là chìa khóa của tương lai thế giới. Bà cũng báo động về sự trỗi dậy của Trung Cộng và Hoa Kỳ cần liên minh với Ấn Độ để ngăn chận sự trổi dậy của Trung Cộng đe dọa nền hòa bình, an ninh ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương trên thế giới.

Ấn Độ ngày nay đã trở thành cường quốc quân sự, dựng lên bức “Vạn Lý Trường Thành” giữa biên giới Ấn – Trung bằng đủ loại hỏa tiễn, kể cả vũ khí nguyên tử để ngăn chận sự bành trướng về phía Tây của RỢ HÁN, một thứ RỢ HUNG NÔ của thế kỷ thứ XXI. Về phía Đông, còn lâu Trung Cộng mới dám vói tay vào vùng Viễn Đông, sân chơi của con GẤU NGA. Trung Cộng cũng thừa biết rằng dân Nga ở vùng Khabarovsk và Vladivostok rất căm ghét tên Thực Dân Mới Trung Cộng. Con rồng Trung Cộng đang bị con voi Ấn Độ kềm chặt mặt phía Tây và con gấu Nga ngăn chận phía Viễn Đông. Tham vọng bành trướng lãnh thổ về phía Tây và Viễn Đông kể như đã phá sản.

IV. KẾT LUẬN:

Và nếu như Trung Cộng quyết tâm dùng vũ lực để giải quyết vấn đề tranh chấp lãnh hải ở biển Đông thì điều gì sẽ xảy ra? Một câu chuyện cổ sau đây được kể, thay cho lời kết:

Vua nước Ngô muốn đem quân đánh nước KINH. Có một viên tướng trẻ muốn căn ngăn nhưng không dám nói. Luôn 3 ngày, cứ sáng sớm là ông cầm cung tên đến đứng sau vườn thượng uyển, sương xuống ướt đẩm cả võ phục. Đến ngày thứ ba, vua bắt gặp, ngạc nhiên hỏi:

-“Ngươi đến đây làm gì mà để sương xuống ướt cả áo như thế?”

Viên tướng thưa:

-“Trong vườn có cây cổ thụ. Trên ngọn cây có con ve sầu, tưởng chừng được yên thân lắm, nó đâu biết đằng sau có con bọ ngựa, đang giương hai càng chực bắt. Nhưng con bọ ngựa lại không biết có con chim sẻ đang nghển cổ chực mổ nó. Con chim sẻ muốn bắt con bọ ngựa, nhưng nó không dưới gốc cây nầy, có tôi đang cầm cung tên chực bắn nó mà quên cả sương xuống ướt đầm cả áo. Như thế đều là chỉ vì tham cái lợi trước mắt mà quên hẳn cái tại vạ đang rình rập ở sau lưng vậy.” Vua Ngô tỉnh ngộ, bỏ ý định không đánh nước Kinh nữa.

Nguyễn Vĩnh Long Hồ
NGƯỜI LÍNH THỦ QUỐC KỲ VNCH
KBC 3402

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét