Pages

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

Tiến trình hình thành chính thể dân chủ

Suốt giòng lịch sử chính trị của nhân loại,có rất nhiều mô thức đã được áp dụng trong tổ chức cai tri hầu đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội loài người. Có những dân, nước thức thời chuyển biến nhanh , kịp thời theo nhu cầu thay đổi của chính trị, giúp quốc gia hùng cường thịnh vượng . Có những dân , nước lạc hậu , chậm tiến đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới và có những quốc gia còn dân nhưng đã mất đất . Tất cả đều do các quốc gia đó không theo kịp nhu cầu chuyển đổi , biến đổi của tiến trình chính trị.

Ngày nay trước nhu cầu chuyển đổi từ độc tài cộng sản sang dân chủ đa nguyên , cần nhìn lại lịch sử chính trị của nhân loại , nhất là các mô hình đã từng được loài người áp dụng thành công trong nhiệm vụ tổ chức cai trị qua từng giai đoạn chính trị của lịch sử cổ đại , trung đại ,cận đại và hiện đại hay nói cách khác là tiến trình hình thành chính thể dân chủ.

Ngược thời gian , theo giòng chảy của lịch sử có nhiều điều cần học hỏi , ứng dụng hoặc tránh tái diễn cho thời hiện đại làm nền tảng phát triển trong tương lai . Theo chiều hướng đó, một trong những nhiều điều cần học hỏi từ lịch sử cho nhu cầu phát triển xã hội loài người là mô hình tổ chức cai trị ,hệ thống điều hành quản trị quốc gia .

Vậy mô hình tổ chức cai cai đã hình thành và phát triển như thế nào trong lịch sử ?

Mô hình tổ chức cai trị ra đời kể từ lúc loài người biết quần cư, lập thành xã hội , như bộ lạc, làng xã , đô thị… và nhu cầu phát triển xã hội loài người kéo theo nhu cầu cải biến mô hình tổ chức cai trị . Nó hiển lộ qua ba thời kỳ rõ rệt: thời bộ lạc, thời quân chủ và thời dân chủ.

1) Thời bộ lạc (Tribe Age): thời kỳ này lãnh đạo tối cao được gọi là tù trưởng , tộc trưởng . Có hai mô hình được áp dụng trong tổ chức cai trị gồm thể chế mẫu hệ , phụ hệ và chưa có điểm nào nổi bật trong tổ chức cai trị của thời kỳ này.

- Thể chế mẫu hệ là hình thức cai trị bộ lạc khá đơn sơ do tù trưởng , tộc trưởng là người nữ điều hành ,quyết định mọi việc liên quan đến mỗi con người sống chung trong bộ lạc .

- Thể chế phụ hệ thì hình thức cai trị không khác biệt nhiều so với thể chế mẫu hệ , khác biệt bắt buộc để nhận diện thể chế phụ hệ là quyền lực cai trị ,chỉ huy liên quan đến bộ tộc do người nam lãnh đạo, quyết định.

2) Thời quân chủ (Monarchy Age): khi mô hình tổ chức cai trị bộ lạc lỗi thời , không đáp ứng đuợc nhu cầu phát triển thì mô hình tổ chức cai tri mới ra đời,được gọi là quân chủ. Thời kỳ này người lãnh đạo chính trị tối cao được gọi là vua , được quyền tuyệt đối quyết định mọi việc , được làm chủ mọi thứ từ đất đai , tài sản lẫn con người bên trong lãnh địa do vua cai quản . Có bốn mô hình quân chủ được áp dụng trong cai trị gồm: quân chủ chuyên chế, quân chủ phong kiến ,quân chủ lập hiến và quân chủ đại nghị.

- Quân chủ chuyên chế (Absolute Monarchy): là hình thức tổ chức cai tri nhà nước , chính quyền mà mọi quyền lực đều do vị lãnh đạo tối cao độc quyền nắm giữ, và với thể chế quân chủ chuyên chế quyền hành tuyệt đối ,tập trung vào một ông vua , chỉ có một ông vua duy nhất , một hệ thống điều hành chuyên chế, độc nhất từ trung ương cho đến địa phương .

- Quân chủ phong kiến (Feudal Monarchy): phong kiến là chữ rút ngắn của phong hầu và kiến địa, nghĩa là vua lớn cắt đất phong tước để vua nhỏ cai trị riêng . Hình thức cai trị này là một tổ chức cai trị vua trong vua nghĩa là các vua nhỏ được toàn quyền sinh sát trong lãnh điạ của riêng mình nhưng chịu sự chi phối của một vua chỉ huy, tức phải chịu lệ thuộc vào một ông vua của vua . Nói cách khác quân chủ phong kiến là mô hình tổ chức cai trị vua trong vua , tức một vua chủ tể cùng với các vua chư hầu thống lĩnh quyền lực cai trị quốc gia.

- Quân chủ lập hiến (Constitutional Monarchy): là bước lùi chính trị của tầng lớp thống trị trước sức ép của tầng lớp bị trị , tức sức ép của dân lên vua buộc vua phải lùi bước . Trước đó trong thời quân chủ chuyên chế, phong kiến các vua tổ chức cai trị dân chỉ môt hình thức luật pháp duy nhất do ý chí của giai cấp cầm quyền . Luật pháp đó là pháp lệnh , lệnh từ trên truyền xuống cho thần dân , con dân thi hành bất luận lý lẽ đúng , sai . Quân chủ lập hiến là bước tiến tích cực của mô hình tổ chức cai trị . Vua và dân thoả hiệp qua một bản văn có sự đồng thuận của hai bên , đem vào áp dụng trong cai trị có thể là hiến pháp thành văn ,bất thành văn hoặc văn kiện pháp lý tương đương . Nói cách khác quân chủ lập hiến là hình thức tổ chức cai trị Quân Chủ có Hiến Pháp , tức bản giao kèo cai trị có qui định quyền của vua và quyền của dân , bản luật thành văn của giai cấp thống trị và tầng lớp bị trị được áp dụng trong cai trị.

Quân chủ đại nghị (Parliamentary Monarchy) tại Vương quốc Anh- Quân chủ đại nghị (Parliamentary Monarchy): là bước tiến tích cực của chính trị , từ vua làm chủ đất nước chuyển sang người dân làm chủ đất nước , theo cách hoà bình hay còn gọi là cách mạng dân chủ không đổ máu. Dưới thể chế quân chủ đại nghị, vua chỉ còn làm chủ trên hình thức , người làm chủ đất nước thật sự do dân và người lãnh đạo nhà nước do dân bầu chọn , tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do. Nói cách khác quân chủ đại nghị là mô hình tổ chức cai trị , hệ thống cai tri có vua trên danh nghiã trị vì nhưng quyền lực nhà nước , do dân tự quyết , do dân làm chủ , dân điều hành ,quản trị quốc gia hay còn được gọi là Chính Trị Dân Chủ trong Thể Chế Quân Chủ.

3) Thời dân chủ (Democracy Age): mô hình tổ chức cai trị dân chủ là mô hình lý tưởng để người dân phát huy quyền làm chủ đất nước ,làm chủ đời sống chính mình đáp ứng được nhu cầu thay đổi để thoát ra khủng hoảng của chính trị . Trước khi mô hình tổ chức dân chủ ra đời , nhân loại sống trong bóng tối của quân chủ độc tài chuyên chế, phong kiến và oằn mình dưới ách cai trị của thực dân cùng với những xung đột, mâu thuẩn giữa giàu- nghèo, tư sản- vô sản ,chủ- thợ trong tiến trình phát triển xã hội loài người . Từ những động loạn xã hội đã thúc đẩy thay đổi mô hình tổ chức cai trị , có những lãnh đạo quốc gia sáng suốt đã thay đổi kịp thời đáp ứng được nguyện vọng của tầng lớp bị trị và cũng có những quốc gia ,lãnh đạo cố bám giữ quyền lực khiến tầng lớp bị trị chủ động đứng lên làm cách mạng lật đổ giai cấp thống trị . Chính những phương thức thay đổi mô hình cai trị đó ,từ tự chuyển hoá trong hoà bình đến bạo lực cách mạng để chuyển đối chế độ đã sản sinh ra( chính trị dân chủ trong thể chế quân chủ tức quân chủ đại nghị đã bàn ở trên) và ba loại dân chủ gồm dân chủ tây phương , dân chủ á,phi và dân chủ cộng sản .

- Dân chủ Tây Phương (Western Democracy) : qua thời gian đã chứng minh được sự hữu hiệu trong cai trị , đã tận dụng mọi chức năng, tạo mọi điều kiện có thể được để cho người dân làm chủ đất nước , làm chủ đời sống của chính mình và đã thực hiện được những giá trị dân quyền ,nhân quyền , chính phủ của dân , do dân , vì dân vào trong đời sống chính trị .Với cơ hội ,bình đẳng ,không phân biệt đối xử cho mọi người sống chung trong cộng đồng xã hội , quốc gia … vượt xa tiêu chí đề ra của những người làm cách mạng dân chủ cộng sản hô hào.

- Dân chủ Á, Phi (Asian/Africian Democracy) : ra đời trong các cuộc cách mạng lật đổ thể chế quân chủ hoặc các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc từ chủ nghiã thực dân .Do đó ,tất cả các nước bị trị đều lệ thuộc vào nhà nước đô hộ và chưa chuẩn bị đủ để thực thi dân chủ, dù đã rập khuôn theo mô hình tổ chức cai trị dân chủ tây phương nhưng vẫn còn nhiều hạn chế quyền dân làm chủ. Lẽ khác, dân chủ Á , Phi còn bị chi phối trong cuộc đối đầu ý thức hệ tư bản – cộng sản trong cuộc chiến tranh lạnh ở thế kỷ 20 nên chưa phát huy được thế mạnh, chưa hoàn thiện được mô hình tổ chức cai trị dân chủ . Sau chiến tranh lạnh của những năm cuối thế kỷ 20 ,bước vào thế kỷ 21 các nước dân chủ Á, Phi dần dần phát huy thế mạnh của mô hình tổ chức cai trị dân chủ để phát triển quốc gia , kiện toàn an sinh xã hội ,hoàn thiện dân chủ như Đài Loan , Hàn Quốc , Tân Gia Ba…

- Dân chủ cộng sản (Communistic Democracy) : điển hình là dân chủ cộng sản của Việt Nam , sau khi hoàn thành cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc , thực thi cuộc cách mạng dân chủ đã phát động nhiều phong trào như cải cách ruộng đất , nhân văn giai phẩm ,chống đảng xét lại , đánh tư sản mại bản , tập trung cải taọ, tiêu diệt tàn dư chế độ cũ , xoá bỏ quan điểm ,lập trường , xã hội con người cũ để xây dựng đất nước con người hoàn toàn mới , con người XHCN. Song song với quốc sách trên là những khẩu hiệu “đảng lãnh đạo ,nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý ; công nhân làm chủ nhà máy , nông dân có ruộng cày …”, cùng nhiều khẩu hiệu mang tính nhân dân triệt để, nào là chính quyền nhân dân , uỷ ban nhân dân , hội đồng nhân dân, toà án nhân dân ,quân đội nhân dân , công an nhân dân , báo đài nhân dân … Thế nhưng , gần một trăm năm chính quyền nhân dân đầu tiên do Nga Sô thiết lập và hơn sáu mươi năm do đảng CSVN lãnh đạo đã bất lực trong mục tiêu dân chủ , quyền dân làm chủ đã sụp đổ hoàn toàn và lộ ra bản chất dân chủ cộng sản là phi dân chủ , phản dân chủ , là nhà nước độc tài đảng trị.
Toà án nhân dân của “dân chủ” cộng sản của Việt Nam

Nói chung, mô hình tổ chức cai trị dân chủ cộng sản , không hữu hiệu trong cai trị , hệ thống cai trị đó không ngăn chặn được độc tài phát triển,không ngăn được tệ nạn xã hội , không kềm hãm được thói hư tật xấu của con người , không tạo điều kiện cho người dân phát huy quyền làm chủ của mình và cản bước phát triển xã hội loài người , bởi nó, chính nó là tổ chức cai trị độc tài,phi dân chủ và dân chủ cộng sản là dân chủ giả hiệu, là nhà nước phản động đi nguợc lại chiều tiến hoá của nhân loại .

Tóm lại , mục đích đào sâu , nghiên cứu và tìm hiểu Tiến trình hình thành chính thể dân chủ:

- Một là nhằm vào việc khơi dậy , nhìn lại những mô hình tổ chức cai trị đã được sử dụng cho nhu cầu phát triển xã hội loài người từ cổ chí kim , để mọi người khi nói tới, bàn đến một giai đoạn nào đó của lịch sử chính trị ,tiến trình chính trị không phải lúng túng ,thiếu tự tin . Chẳng hạn như khi nói về thời vua chúa , quân chủ xưa cứ gọi bừa là thời phong kiến , chứ ít người tìm hiểu giai đoạn đó, quốc gia đó,thực thi chính thể quân chủ nào cho nước họ? Hẳn có nhiều người biết , “đả thực bài phong” là ý tưởng của các nhà đối kháng , cách mạng Âu châu du nhập vào nước ta . “Đả thực bài phong” nghiã là đánh đuổi thực dân , loại trừ phong kiến châu âu .

Chiêu bài đó đúng , cần , vì chủ nghĩa thực dân đi ngược lại ý nguyện chung của nhân loại và chế độ phong kiến đã đầy dẫy bất công , ruỗng nát cần loại bỏ nhưng không phải tất cả nhà nước có vua đều là phong kiến , cần xét lại ! Lẽ khác, khi thấy có nhiều nước còn vua như nước Anh , nước Nhật… và đọc , học những sách mà bản thân tác giả không tiêu hoá nỗi những gì đọc , học rồi làm nền cho lý luận , diễn giải kiểu như “nhà nước quân chủ mà dân chủ”nhưng không biết tại sao quân chủ mà dân chủ hoặc hiểu đã quân chủ thì không dân chủ, tất cả đều sai lầm và ngộ nhận ?!

- Hai là cùng nhau tìm hiểu cặn kẽ hơn mô hình tổ chức cai trị dân chủ, chính thể dân chủ để không còn phải e dè , sợ trả thù , sợ bị loại bỏ , sợ hổn loạn vì tranh đoạt quyền lực chính trị bởi mọi động thái biến chuyển đều được kiểm soát , giám sát , điều chỉnh kịp thời trong khuôn khổ luật pháp . Những biến động hỗn loạn trong những ngày sắp tới , có hay không có, đều do biết chuẩn bị, tìm thấy lối ra , quyết đoán và cương quyết . Chẳng hạn như quyết tâm từ bỏ chủ nghiã Marx- Lenin , thay tên đảng , huỷ bỏ điều bốn hiến pháp đầy tự tin của CSVN như là bước khởi đầu cho việc xây dựng thể chế chính trị dân chủ , nhà nước cuả dân , do dân, vì dân ngắn nhất , ít thiệt hại nhất cho đất nước , con người Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét