Pages

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

BIỂN ĐÔNG VÀ NƯỚC CỜ BÀNH TRƯỚNG HIỆN NAY CỦA TRUNG QUỐC .

Biển Đông chỉ biển phía đông bờ biển Việt nam .
Biển Đông được nhân dân việt nam gọi quen như một danh từ riêng .
Nếu đứng từ bờ biển Quảng ninh , Hải phòng nhìn ra hướng đông là vịnh Bắc bộ . Trong Vịnh Bắc bộ có vịnh Hạ long, nơi cả ngàn con rồng hóa đá khi bơi lội. Vịnh Bắc bộ nằm trong Biển Đông. Nếu đứng từ bờ biển Trung bộ Việt nam nhìn ra hướng đông thì Biển Đông là biển cả bao la trước mặt ta với 2 chuỗi đảo chay dài như những hòn ngọc trai lấp lánh, tập
trung ở hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa, làm phên dậu cho lãnh hải Việt nam. Còn nếu đứng trên bờ biển từ Sài gòn đến cực nam tổ quốc mũi Cà mau, trước mặt ta biển cả bao la, chính là Biển Đông ta đó.
Nói chính xác hơn: Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông,
trải rộng từ vĩ độ 3o lên đến vĩ độ 26o Bắc và từ kinh độ 100o đến 121o Đông. Ngoài Việt
Nam, Biển Đông được bao bọc bởi tám nước khác là Trung Quốc, Philippin, Indonesia,
Bruney, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. Biển Đông có ảnh hưởng trực tiếp tới
cuộc sống của khoảng 300 triệu người dân của các nước này bởi nguồn hải sản . Biển Đông không chỉ là địa bàn chiến lược quan trọng đối với các nước trong khu vực mà còn cả của châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ. Biển đông giầu khoáng sản (dầu khí), và tiềm năng du lịch...
Nếu bạn đọc di ngón tay dọc theo bờ biển Trung quốc, từ cực bắc Trung quốc dần xuống phía nam, đến đảo Hải nam , ta thấy ngay :
1. Khởi đầu là biển Hoàng hải ( yellow sea), nằm giữa Trung quốc và bán đảo Triều tiên .
2. Tiếp đến là biển Hoa đông hay còn gọi là biển Đông trung quốc. .Biển Hoa Đông tiếp giáp với đường biển của các quốc gia (theo chiều kim đồng hồ từ phía Bắc) gồm: Hàn Quốc, Nhật-Bản, Đài Loan, và Trung Quốc đại lục.
3. Xuống dưới chút nữa là Biển Đông. Biển phía đông Việt nam, được xác định ngay đầu bài viết này .
Một quốc gia hùng mạnh có ý đồ vươn lên thành cường quốc ở thế kỷ toàn cầu hóa này, phải là quốc gia biển . Đây là quốc gia có hải quân mạnh , đảm bảo được an toàn cho đoàn tầu biển chở hàng , tầu đánh cá ...của quốc gia mình, dọc ngang trên các biển thế giới . Trung quốc đang có ý đồ vương , bá sau 3 thập kỷ vươn lên mạnh mẽ về kinh tế . Hiển nhiên
, Trung quốc muốn làm một quốc gia biển hùng mạnh .
Trong 3 biển cả tiếp giáp với bờ biển Trung quốc (Hoàng hải , biển hoa đông , Biển Đông),
Biển Đông được Trung quốc đánh giá là dễ xâm chiếm hơn cả . Hoàng hải có Nam hàn , một quốc gia hùng mạnh về kinh tế , có Hoa kỳ yểm trợ về an ninh. Tương tự là Biển hoa đông , nơi có mặt Nhật bản .
Biển Đông đã được Việt nam khai thác từ lâu đời. Nhà sử học Lê quí Đôn đã mô tả công việc khai thác của Đàng Trong tại Hoàng sa , Trường sa, trong Phủ Biên tạp lục (chữ Hán: 撫邊雜 錄) là bộ sách gồm 8 quyển được chia làm 2 phần của Lê Quý Đôn ghi chép lại hầu hết các thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong, trong gần 200 năm từ cuối thế kỷ 16 đến năm 1776).
Năm 1816 Hoàng đế Gia Long Triều Nguyễn, Nguyễn Ánh chính thức công bố với thế giới chủ quyền với Hoàng Sa,Trường sa, sau khi triều đại này thành lập năm 1802. Sau này , Pháp và Việt nam nhiều lần tái khẳng định chủ quyền với Hoàng sa , Trường sa vào các năm 1930, 1933 . Một nghiên cứu mới đây “CHÍNH PHỦ PHÁP Ở ĐÔNG DƯƠNG LIÊN TỤC THỰC THI CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM TRÊN HAI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA-TRƯỜNG SA (1909-1933)” tác giả Đinh Kim Phúc.
Năm 1939 Phát xít Nhật dùng vũ lực thôn tính Hoàng sa , Trường sa từ Pháp và Việt nam .
Năm 1945 Nhật đầu hàng đồng minh và rút quân khỏi Hoàng sa, Trường sa. Lợi dụng cơ hội này , Tưởng Giới Thạch phái quân chiếm giữ đảo Phú Lâm ( ở phía Đông của quần đảo Hoàng Sa) và Ba Bình (Trường Sa).
Hành động này của Tưởng Giới Thạch có thể hiểu là việc thực thi quyết định giải giáp Nhật bản ở Đông dương theo thỏa thuận của Phe đồng minh chống Phát xít.

ÂM MƯU BÀNH TRƯỚNG CỦA RA BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC.

Tháng 10/1949 nước Trung quốc cộng sản ra đời . Khi đó chiến tranh Việt nam-Pháp đang hồi căng thẳng . Trung quốc quan tâm đến an toàn biên giới phía nam và quyết định "viện trợ quốc tế vô sản" cho Việt nam. Trung quốc muốn làm hàng xóm với nước Việt nam cộng sản , non nớt, yếu đuối, hơn với nước Pháp thực dân cáo già .
Đầu tháng 9 năm 1951, tại San Francisco, 51 quốc gia đã từng góp công trong cuộc chiến đấu chống Nhật Bản trong Đệ nhị thế chiến tới tham dự Hòa hội Cựu Kim Sơn theo lời mời của chính phủ Hoa Kỳ. Cả hai phe Quốc, Cộng Trung Hoa đều không được mời tham dự hòa hội.
Thủ tướng Việt nam Trần Văn Hữu tuyên bố: "Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa "/ Theo
VietBao 25.05.2002/.
Lời xác nhận chủ quyền đó của phái đoàn Việt Nam không hề gây ra một
phản ứng chống đối hoặc yêu sách nào của 51 quốc gia tham dự Hội nghị.
Như vậy đến 1951, Trung quốc vẫn chưa có tí chủ quyền nào trên Hoàng sa, Trường sa .
Năm 1954, Việt nam chiến thắng quân đội viễn chinh Pháp ở Điện biên phủ. Hội nghị Genève nhóm họp ở Thụy sĩ bàn về tương lại Việt nam .
Dùng sức nặng của viện trợ đã dành cho Việt nam, bỏ qua 9 năm gian khổ của nhân dân việt nam trong kháng chiến với Pháp, bỏ qua chiến thắng Điện biên phủ của Việt nam, Chu Ân Lai đề nghị chia cắt Việt nam làm 2, tại hội nghị Ge-nè-ve này. Ý đồ của Trung quốc nay đã rõ, họ mong có một Việt nam bị chia cắt yếu ớt, hơn là một Việt nam thống nhất hùng mạnh.
Đối với Biển Đông, Trung quốc đã nhận ra vị trí chiến lược của Hoàng sa , Trường sa từ bài học quân sự của Nhật.
Thế nhưng cho đến 1958, Trung quốc vẫn chưa có một hòn đảo nào danh chính , ngôn thuận trên Hoàng sa, Trường sa .
Việc chiến đóng thay Tưởng Giới Thạch hai đảo, 1 ở Hoàng sa , 1 ở Trường sa năm 1950, chỉ nói lên là họ đang ở vị trí “khách không mời mà đến”. Người chủ nhà Việt nam , người chủ hợp pháp của Hoàng sa, Trường sa vì việc nhà rối tung , chưa đuổi họ ra khỏi Hoàng sa, Trường sa mà thôi . 51 quốc gia tham dự Hội nghị tại San Francisco đầu tháng 9 năm 1951 đã công nhận điều này.
Trung quốc quyết định dùng kế "Phản khách vi chủ": đổi vị trí khách “không mời mà đến” tại Hoàng sa , Trường sa, thành vị trí “chủ nhân” của Hoàng sa, Trường sa, thông qua
VNDCCH, người cai quản Miền Bắc Việt nam, không có chủ quyền tại Hoàng sa, Trường sa lúc bấy giờ, nhưng lại lệ thuộc vào viện trợ Trung quốc , nặng tình quốc tế vô sản với Trung quốc .
Thủ tướng Chu Ân Lai thưc hiện kế " Phản khách vi chủ" bằng sự mập mờ trong nghị quyết của Chính phủ Trung quốc về lãnh hải 12 hải lý . Họ lập lờ đưa Hoàng sa , Trường sa vào chủ quyền của Trung quốc dù không có một cơ sở nào về mặt pháp lý, họ vẫn là “khách không mời mà đến” ở Hoàng sa , Trường sa .
Thủ tướng Việt nam Phạm Văn Đồng rơi vào bẫy mập mờ này của Trung quốc trong công hàm ngày 14/9/1958 gửi Thủ tướng Trung quốc, ủng hộ nghị quyết của Chính phủ Trung quốc về vùng lãnh hải 12 hải lý của Trung quốc, mà không xác định rõ quan điểm chủ quyền Hoàng sa , Trường sa là của Việt nam .
Tuy vậy công hàm của Thủ tướng Việt nam không có tác dụng công nhận hay không công nhận chủ quyền của Hoàng sa , Trường sa. Chủ quyền của hai quần đảo này đang thuộc về Việt nam cộng hòa, nhà nước do Tổng thống Ngô Đình Diệm đứng đầu .
Chủ quyền lãnh thổ , lãnh hải thuộc việc đại sự cao nhất của một quốc gia . Sau một quyết định của chính phủ về chủ quyền lãnh thổ lãnh hải, quyết định này phải được một quốc hội đại diện cho toàn bộ nhân dân Việt nam, biểu quyết tán thành.
Cho tới nay, chưa một quốc hội Việt nam nào dù trước hay sau 1975 có nghị quyết tán thànhcông hàm ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng.
Sự né tránh trả lời Trung quốc về chủ quyền của họ tại Hoàng sa, Trường sa trong công hàm của TT Phạm Văn Đồng, là điều mà Trung quốc lợi dụng, tự cho rằng Việt nam đã công nhận chủ quyền của Trung quốc ở Hoàng sa , Trường sa . Trung quốc đã lợi dụng sự không rõ ràng này làm bàn đạp pháp lý bành trướng ra Biển Đông.
Như vậy kế " Phản khách vi chủ" của Trung quốc mới thành công một nửa.
Trung quốc mới nắm được công hàm của Thủ tướng Bắc Việt nam , nước không có chủ quyền đối với Hoàng sa , Trường sa. Công hàm này chỉ có giá trị công nhận chủ quyềnlãnh hải 12 hải lý của Trung quốc .
Nếu Thủ tướng của VNDCCH viết một câu rõ ràng, không phải suy đoán như lập luận vừa viết trên. Một câu thẳng thắn ai đọc cũng hiểu, đại ý như : “VNDCCH công nhận lãnh hải 12 hải lý của Trung quốc . Chủ quyền của Hoàng sa , Trường sa đang hiện thuộc VNCH”...thì kế sách "Phản chủ vi khách " đã thất bại hoàn toàn .
Đây là bài học cho lãnh đạo Việt nam . Đối với Trung quốc , không được sợ phản ứng của họ . Những phản ứng này bao giờ cũng có mầu sắc bất cần luật lệ quốc tế hiện hành.
Nhưng thực sự, họ rất cần luật lệ này trước công luận của thế giới. Ta phải bám vào lẽ phải và phải công minh với dư luận. Mọi sự mập mờ sẽ bị Trung quốc lợi dụng triệt để .
Cũng ở đây, ta viết một chút về Chủ nghĩa quốc tế vô sản và Chủ nghĩa bành trướng Trung quốc .
1. Chủ nghĩa quốc tế vô sản, có nội dung là đoàn kết những người theo chủ nghĩa Mác-Lênin trong quan điểm giai cấp vô sản, không phân biệt dân tộc , là một lá mộc mang tính cách mạng cao cả, nhằm mị dân, mà thực tế là thủ tiêu tính dân tộc của các quốc gia nhỏ .
2. Có thể nói Trung quốc bành trướng có một hình hài địa lý như ngày hôm nay , nhờ rất nhiều vào sức mạnh tư duy triết học của họ từ thời cổ đại, thời chiến quốc.
Các trường phái triết học của Trung quốc ra đời rất sớm như Đạo giáo của Lão tử , nho học của Khổng tử , rồi triết học đạo phật du nhập vào Trung quốc , ... đã tạo nên nhiều khuynh hướng phát triển nhà nước, xã hội Trung quốc khác nhau . Khuynh hướng Pháp gia, mà Vệ Ưởng là đại diện tiêu biểu nhất . Khi gặp vua Tần , ông trình bầy Đế đạo và Vương đạo :
dùng đức và sức mạnh chinh phục thiên hạ. Đức đi đầu, bạo lực chỉ dùng khi tối cần thiết .Vua Tần Hiếu Công bỏ ngoài tai. Ông trình bầy Bá đạo : dùng sức mạnh tàn bạo của hình phạt, trong thì bắt nhân dân Tần qui phục, ngoài thì bắt nhân dân các nước bị chinh phục phải qui phục. Lý lẽ do sức mạnh tạo nên. Chính nghĩa trong tay kẻ mạnh.
Đây là nguồn cảm hứng để sau này Mao tung ra luận điểm : " Họng súng đẻ ra chính
quyền".
Bá đạo được vua Tần trọng dụng và Vệ Ưởng được giao chức tể tướng . Nguyên tắc để Bá
đạo thành công là : "luật bất vị thân" . Dựa trên Bá đạo , nước Tần cải cách kinh tế,
phát triển quân đội để có một đội quân hùng mạnh .
Mao Trạch Đông , Đặng tiểu Bình sau này đều "bình mới rượu cũ " mà học theo Bá
đạo của Thương Ưởng.
Vì vậy , những lãnh đạo cao cấp Việt nam như Hồ Chí Minh , Phạm Văn Đồng.. ngây thơ tin vào CN Mác-Lênin, Chủ nghĩa quốc tế vô sản, chỉ là những con ếch nhỏ bị thôi miên trước các con hổ mang bành, mang sẵn trong mình tư tưởng bành trướng bá đạo, lại khoác áo CN Mác-Lênin, quốc tế vô sản như Mao , Chu Ân Lai , Đặng Tiểu Bình...
Năm 1974 , sau khi lập lại quan hệ hữu nghị với Hoa kỳ , Trung quốc không chần chừ nữa.
Họ quyết tâm bành trướng ra Biển Đông. Trận hải chiến Hoàng sa từ 17 đến 19 tháng 1 năm
1974 trên quần đảo Hoàng Sa do Trung quốc tiến hành . Trung quốc chiếm đóng hoàn toàn Hoàng sa của Việt nam.
Việc chính phủ VNDCCH không một lời phản đối hành động này, đã chứng tỏ với thế giới rằng : những người cộng sản việt nam đã đặt tình quốc tế vô sản lên trên lợi ích dân tộc . Họ đã ngầm đồng ý cho Trung quốc chiếm đóng Hoàng sa.
Đây là con ếch nhỏ Việt nam cộng sản, quên lãnh hải của Ông, Cha , của tổ tiên để lại,co dúm lại trước con hổ mang bành trướng Trung quốc .
Đây là kết quả của sự giáo dục dân tộc Việt nam tinh thần quốc tế vô sản:
"Quan san muôn dặm một nhà,
4 phương vô sản đều là anh em".Hồ Chí Minh .

Vào những năm 70 này , Hoàng sa , Trường sa ngoài vị trí chiến lược quan trọng, nguồn hải
sản phong phú, còn được các khảo sát địa lý của Hoa kỳ và quốc tế đánh giá có trữ lượng
khoáng sản , nhất là dầu hỏa và khí đốt rất lớn, trị giá hàng nghìn tỷ đô la.
Khẩu vị tăng lên trong bữa ăn.
Năm 1979, trong các mục đích cảnh cáo Việt nam qua cuộc chiến tranh biên giới "Dậy cho Việt nam một bài học", có mục đích răn đe: Việt nam phải tránh xa Hoàng sa, Trương sa, miếng ngon trị giá hàng nghìn tỷ đô la mà Trung quốc đang thèm muốn.
Năm 1988 , hải chiến Trường sa một lần nữa chứng tỏ bành trướng Biển Đông là quốc sách của Trung quốc hiện đại. Việt nam mất thêm một số đảo nữa tại Trường sa .
Sự chống trả của Việt nam đã thống nhất năm 1988 là yếu ớt , không xứng đáng với tinh thần quyết không tặng bành trướng Trung quốc một tất biển đảo, truyền thống yêu nước của ông cha ta.
Đây là kết quả của sự u mê trong CN Mác-Lênin, trong niềm tin vào CNXH, vào anh em vô sản Trung quốc. Đây là kết quả của lệ thuộc viện trợ quốc tế vô sản, mà Việt nam nhận được từ Trung quốc . Việt nam đã chịu nhận phần thiệt . Viện trợ ấy tổng cộng chỉ vài chục tỷ đô la.
Viện trợ ấy đã làm Việt nam đổ máu , hao phí bao tinh lực dân tộc.
Bây giờ trữ lượng khoáng sản dưới lòng biển Hoàng sa, Trường sa, đang bị Trung quốc lăm le chiếm đoạt toàn bộ.
Không những thế , vì cớ chủ quyền 2 quần đảo này , họ vẽ nên cái gọi là " lưỡi bò trung quốc" dọa dẫm chiến tranh với Việt nam, dọa dẫm chiếm thêm lãnh hải thuộc vùng 200 hải lý
của Việt nam.

SỰ KIỆN TẦU BÌNH MINH2, TẦU VIKINH II VÀ CÁC CUỘC BIỂU TÌNH TỰ PHÁT CỦA
NHÂN DÂN VIỆT NAM . THƯỢNG NGHỊ SĨ J.Mc CAIN.

Việt nam có vị trí địa chiến lược rất quan trọng với Trung quốc . Nằm án ngữ một phần quan trọng biên giới phía nam của Trung quốc. Dọc theo biên giới này có dãy núi Hoàng liên sơn với ngọn núi Phan xi păng, tiếng địa phương là "Hủa Xi Pan" có nghĩa là phiến đá khổng lồ chênh vênh. Bờ biển Việt nam chạy dài ôm lấy Biển Đông có chiều dài hơn 3220 km. Chủ
quyền của Việt nam với Biển Đông đã được các vua chúa Việt nam xác định từ nghìn đời nay.

Như vậy Việt nam chặn đường bành trướng bá đạo của Trung xuống phía nam và ra Biển Đông . Để bành trướng thành công , phải chinh phục được Việt nam .
Các chính sách của Trung quốc trong những năm gần đây là biến Việt nam thành tấm gương mẫu mực cho mối quan hệ Trung quốc- nước nhỏ, hòng nhân rộng ra phạm vi thế giới.
Các nhà nước phong kiến Trung quốc luôn muốn xâm lược Việt nam. Nhưng lòng yêu nước của người Việt đã cùng với địa lý Bắc bộ làm thành tử địa cho xâm lược Trung quốc.
Lịch sử Trung quốc chinh phục Việt nam bằng sức mạnh là 9 cuộc xâm lược, nếu ta tính từ triều Ngô (939-965).
Đó là :
(1). Ngô Quyền đại phá quân Nam hán ở Bạch đằng, giết thái tử Hoằng Thao hiệu Giao Vương/ Giao chỉ Vương /.
(2). Thập đại tướng quân Lê Hoàn đã giết tướng giặc Hầu Nhân Bảo cùng quá nửa đại binh nhà Tống ở ải Chi lăng . Trên sông thì tái lập trận Bạch đằng, tiêu diệt hải quân địch . Sau đó Lê Hoàn sai Đinh Thừa Chính cùng 9 thuyền chiến , 300 tráng quân, sang tận Liêm châu (Quảng đông) tiếp đón sứ giả làm cho nhà Tống sợ khiếp vía.
(3). Lý Thường Kiệt là phụ quốc thái úy đã đoán trước ý định tập trung quân của nhà Tống để đánh Việt nam . Ông đã đánh thẳng sang Trung quốc đến các châu Khâm , Liêm tiêu hao sinh lực địch.Khi nhà Tống tiếp tục đánh Việt nam, Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Cầu cự giặc .
Bài thơ:
"Nam quốc sơn hà nam đế cư .
Tuyệt nhiên định phận tại THIÊN THƯ .
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm .
Như đẳng hành khan thủ bại hư".
tương truyền do ông sáng tác. Là tuyên ngôn độc lập bất hủ của dân tộc Việt nam đối với bành trướng Trung quốc .
(4).(5).(6) . Là 3 lần đại phá quân Nguyên của nhà Trần . Vua Trần Nhân Tông đã rõ ràng chỉ mặt bành trướng Trung quốc và dặn dò di chúc : cái họa lâu đời của ta là họa Trung hoa. Một tấc đất của tiền nhân để lại cũng không để lọt vào tay kẻ khác. Ta để lời nhắn nhủ này như là một lời di chúc cho muôn đời con cháu về sau”.
(7). Lê Lợi kháng chiến thành công sau 10 năm lấy ít địch nhiều , lấy yếu thắng mạnh. Để cho giặc Minh về đến nước mà vẫn tim đạp chân run.
(8). Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh trong 1 ngày tại Hà nội. Tổng binh Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy không kịp thắng yên ngựa.Vua Nguyễn Huệ đã : "Đánh cho để răng đen. Đánh cho để tóc dài . Đánh cho chúng trích luân bất phản . Đánh cho chúng phiến giáp bất hoàn". Đánh cho Càn Long , một vua của Mãn thanh nổi tiếng tinh thông binh pháp phải thán phục.
Lần thứ (9) là năm 1979, chiến tranh biên giới phía bắc "Dậy cho Việt nam một bài học."
Cả 8 lần , Trung quốc đều dùng sức mạnh tổng hợp từ lực lượng chính binh đông áp đảo, trang bị vũ khí đầy đủ , đến tác chiến phối hợp thủy lục quân , đánh kỳ binh tập hậu, đánh cả thủy quân...Nghĩa là sử dụng tất cả sức mạnh kĩ thuật lẫn binh pháp trung quốc .
Trong tất cả 8 lần kháng cự quân xâm lược, Việt nam đều sử dụng lực lượng đoàn kết toàn dân, đã chiến thắng oanh liệt cả 8 lần, lập nên những tranh sử chống ngoại xâm chói lọi, làm nên tự hào Việt nam.
Lần thứ 9 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhử giặc vào sâu , khóa đuôi , tiêu diệt địch. Hơn 500 xe tăng địch bị tiêu diệt hoàn toàn trên Việt nam. Khi địch rút chạy về đất Trung quốc ,Đại tướng Việt nam đã bố trí trong vòng 1 ngày đêm, một trân địa pháo cực mạnh trên cao điểm 1509 Hà Giang, khạc lửa tiêu diệt đich ngay trên đất địch.
Nhà Hồ thất bại vì không có lòng dân.
Hồ Nguyên Trừng không sợ đánh giặc mạnh , chỉ sợ lòng dân không theo.
Dùng đoàn kết toàn dân , không dựa bất cứ thế lực ngoại quốc nào , người Việt nam đã có thể chiến thắng cường địch từ phương bắc.

Đây là bài học mà ĐCS VN phải học lại từ đầu để được dân tin tưởng . Họ phải tự cởi bỏ chiếc "vòng kim cô" mà họ tự nguyện đội vào . Đấy là CN Mác-Lênin với đấu tranh giai cấp , chuyên chính vô sản và Chủ nghĩa quốc tế vô sản .
Sau những bài học lịch sử của chính bành trướng Trung quốc phong kiến, sau khi thấy rõ chủ nghĩa yêu nước của người việt nam thời cận đại , Trung quốc đã có đối sách .
Họ nhận ra điểm yếu của lãnh đạo cộng sản việt nam : quá ngây thơ tin CN cộng sản.
Đây cũng là điểm yếu của văn hóa việt nam : Không sản sinh ra những tư tưởng lớn .
Do đó khi hấp thụ một chủ nghĩa mới mẻ , không hiểu hết một cách thấu đáo .
Lợi dụng điểm này , Trung quốc sử dụng quái chiêu : Trên thì giai cấp , CN Mác-Lênin ,
chủ nghĩa quốc tế vô sản . Dưới thì bành trướng , lấn dần . Trên thì 16 chữ 4 tốt, dưới
thì hối lộ, tha hóa cán bộ Việt nam, gặm nhấm như tằm ăn rỗ,i tí một , tí một.. Chiêu thâm độc này đã dần dần biến Việt nam thành thuộc địa kiểu mới của Trung quốc . Họ đã dăng thiên la địa võng trên tổ quốc Việt nam từ chiêu 16 chữ và 4 tốt .
Tất cả để lệ thuộc Việt nam và Trung quốc . Tất cả để chiếm nốt Trường sa và nhiều hơn nữa: cả hải phận 200 hải lý của Việt nam.
Con đường bành trướng của Trung quốc cũng không suôn sẻ gì. Ngoài Việt nam , còn có nhiều nước có tham vọng chủ quyền ở Trường sa như Philippin, Indonesia, ..
Tuy vậy khát vọng dầu hỏa đã thúc bành trướng làm càn, bất chấp tất cả .
Tháng 9/2009, Trung quốc đệ lên LHQ bản đồ "đường lười bò trung quốc" .
(Một đề nghị : Từ nay ta dùng " đường lưỡi bò trung quốc" thay cho cụm từ "đường lưỡi bò 9 đoạn". Dùng số 9 là người trung quốc ám chỉ họ sẽ thành công trong gang tấc. Nếu bị lên án gay gắt , họ sẽ thay thế 9 đoạn bằng 3 đoạn hay 13 đoạn . Dùng "lưỡi bò trung quốc" là ta phân biệt rõ sự bành trướng của con bò trung quốc trên Biển Đông. Lưỡi bò chỉ để liếm cỏ quyết không dựng được sóng Biển Đông . Ở Biển Đông người việt nam đã có lưỡi RỒNG của thần Lạc Long Quân , Vua của Biển Đông .
Lưỡi rồng này sẽ xác định chủ quyền Việt nam trên Biển Đông theo đúng lịch sử và luật pháp quốc tế) .
Tháng 1/2010 , Trung quốc thông qua một số quan chức cao cấp, bắt đầu nói về " lợi ích cốt lõi" của họ trên Biển Đông . Ngụ ý của họ rõ ràng là họ sẽ dùng tất cả các biện pháp kể cả vũ lực để bảo vệ cái “cốt lõi” đó .
Điều này làm Hoa kỳ cảm thấy đang bị Trung quốc loại khỏi Biển Đông . Lợi ích của họ đang bị đe dọa ở Biển Đông.
23/7/2010, Ngoại trưởng Hoa kỳ H. Clinton tuyên bố ở Hà nội : Hoa kỳ có quyền lợi quốc gia ở Biển Đông , ở Châu á. Hoa kỳ ủng hộ các tranh chấp lãnh hải bằng thương lượng hòa bình, đa phương.
Phía Trung quốc bị bất ngờ. Ngoại trưởng Trung quốc Dương Khiết Trì suýt mất chức, sau khi bị qui kết là không tính đến trường hợp này, không có phương án trước đối phó.
Từ tháng 8 đến cuối năm 2010 là thăm dò lẫn nhau của cả Trung quốc và Hoa kỳ. Các cuộc tập trận hải quân có, hay không bắn đạn thật của Trung quốc và Bắc Triều tiên trên biển Hoàng hải. Tập trận của Hoa kỳ và Nhật bản , Nam hàn trên biển Nhật bản.
Hoặc như Trung quốc có lúc muốn rút lại "lợi ích cốt lõi" trên Biển Đông. Rồi Trung quốc công bố khả năng chế tạo máy bay tàng hình , đóng thành công hàng không mẫu hạm ...
Các động thái này nhằm tìm hiểu ý định thật của Hoa kỳ , khả năng thật của Hoa kỳ, một trở ngại rất lớn của Trung quốc trên con đường bành trướng ra Biển Đông .
Tháng 1/2011 , Hồ Cẩm Đào thăm Hoa kỳ .Người Trung quốc đã hiểu ý đồ, chính sách cũng như cụm từ " quyền lợi quốc gia ở Biển Đông của Hoa kỳ" do H.Clinton phát biểu ở Hà nội 23/7/2010 của Hoa kỳ .
Tất cả tựu trung ở các điểm sau:
1. Hoa kỳ quan tâm đến an ninh hàng hải quốc tế.
2. Hoa kỳ ủng hộ các giải pháp tranh chấp lãnh hải , lãnh thổ bằng hòa bình và sẵn sàng
tham gia các đàm phán.
3. Hoa kỳ đảm bảo an ninh cho các đồng minh Nhật bản, Nam hàn ,Đài loan ,Phillipines.
4. Hoa kỳ không can thiệp vào các bên trong tranh chấp lãnh hải , lãnh thổ ở châu Á , Biển Đông .
5. Sự hiện diện của Hoa kỳ tại châu Á , Biển Đông là lâu dài và có tính chiến lược .
Những chính sách này của Hoa kỳ cũng được Bộ trưởng quốc phòng R . Gates phát biểu trên đường đi đến, và trong hội nghị Shangri-La, Singapor 6/2011.
Đối sách của Trung quốc được BCT ĐCS TQ đề ra là :
Với quan tâm số 1 của Hoa kỳ, Trung quốc sẽ đưa ra chiêu:
(1a). An ninh cho hàng hải quốc tế , lưỡi bò là chủ quyền của Trung quốc .
Trung quốc sẽ hóa giải quan tâm số 2, và 4 bằng sử dụng các lực lượng khiêu khích dân sự ngụy trang như Hải giám, Ngư chính, kiềm chế để không có xung đột to , ảnh hưởng an ninh hàng hải .
Các giải pháp cho 3 và 5, là tạm thời chưa động đến các nước này .
Với Phillipines là nước yếu nhất, mà đứng cùng với Việt nam, tranh chấp trên Trường sa với Trung quốc, họ sẽ vừa bắt nạt, vừa xoa dịu như chuyến thăm Phillipines của Lương Quang Liệt trước thềm Shangri-La, thượng đỉnh an ninh châu Á.
Có đối sách với những sách lược của Hoa kỳ , Trung quốc an tâm hơn và chủ trương tích cực biến "đường lưỡi bò trung quốc" thành hiện thực.
Trung quốc tiến hành kế hoạch quay trở lại "đường lưỡi bò", quyết tâm khai thác Biển Đông .
Cốt lõi của kế hoạch này là khẩu hiệu: An ninh hàng hải cho quốc tế , đường lưỡi bò là chủ quyền của Trung quốc.
Dàn khoan trị giá gần 1 tỷ đô la không phải là đồ chơi trẻ con .
Tầu chiến của Hải quân Trung quốc không phải tầu du lịch , hóng mát.
Hội nghị Shangri-La sẽ là hội nghị để Trung quốc tuyên bố trước ASEAN, trước thế giới học thuyết "Đường lưỡi bò là chủ quyền Trung quốc , An ninh hàng hải cho quốc tế" .
Việt nam sẽ là thử nghiệm của kế hoạch này , xem phản ứng của Hoa kỳ , của thế giới ra sao.
Đầu tiên , Bộ quốc phòng Trung quốc quan tâm đến Hội nghị Shangri-La từ tháng 3/2011.
Kế hoạch là Bộ trưởng Lương Quang Liệt sẽ nói về “lợi ích cốt lõi” của Trung quốc tại Biển Đông , về “An ninh hàng hải cho quốc tế , đường lưỡi bò là chủ quyền của Trung quốc”.
Để Hoa Kỳ yên tâm, tháng 5 Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung quốc thăm dài ngày Hoa kỳ và phát biểu nhiều về "hòa bình". Chắc chắn Bộ trưởng quốc phòng Trung quốc sẽ không lặp lại các tuyên bố về “hòa bình” nữa .
Việc gây ra sự kiên cắt cáp tầu Bình minh2 trong lãnh hải 200 hải lý của Việt nam là phép thử đầu tiên. Mà cũng là tạo thế cho Lương Quang Liệt ở Shangri-La.
Trong quá khứ , Trung quốc đã cắt cáp như vậy, và Việt nam đã không phản đối gì , im lặng.
Năm 1974, Việt nam im lặng khi Trung quốc chiếm Hoàng sa. Năm 1988 , phản ứng hầu như không có.
Trung quốc cho rằng lần này cũng vậy .Việt nam sẽ im lặng.
Ngày cắt cáp của tầu Bình minh chỉ trước Shangri-La có 6 ngày . Chương trình nghị sự của
Hội nghị đã khép.Căng thẳng ở Biển Đông không có trong nghị sự . Việt nam muốn đưa vào 1
sự kiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn .
Một lý do nữa để Trung quốc tin Việt nam sẽ im lặng là bầu cử quốc hội ở Việt nam vừa kết
thúc . Chưa có phân nhiệm rõ ràng . Người cũ sẽ không mua khó khăn cho mình trước khi
nghỉ việc, người mới chưa có chức vụ chính thức, khó làm việc.
Điểm cẳt cáp tầu Bình minh là giao thoa của đường "lưỡi bò trung quốc" và lãnh hải 200 hải lý
của Việt nam. Logic sự việc cho phép suy diễn như vậy .
Cũng giống như phương thức Chu Ân Lai dùng với Phạm Văn Đồng về nghị quyết của chính
phủ Trung quốc về hải phận 12 hải lý .
Nếu Việt nam lần này im lặng là rơi vào tình thế mà Trung quốc muốn: im lặng là công nhận.
Như Phạm Văn Đồng im lặng về chủ quyền Hoàng sa , Trường sa trong công hàm
14/9/1958,Trung quốc sẽ tuyên bố giữa các nước ASEAN rằng Việt nam đã có thỏa thuận ngầm với Trung quốc về "đường lưỡi bò" , đã chấp nhận “đường lưỡi bò” mà vụ cát cáp là bằng chứng , sự im lặng của Việt nam là bằng chứng .
Nếu Việt nam không dám chống đối phản kháng Trung quốc . Phillipines sẽ nghi ngờ lòng thành thật , nghi ngờ ý chí bảo vệ lãnh hải của Việt nam . Trung quốc sẽ chia rẽ ASEAN. Các nhà báo quốc tế sẽ đặt ghi âm , đưa ống kính về phía Lương Quang Liệt. Mỗi câu nói về "đường lưỡi bò trung quốc" về "lợi ích cốt lõi" trên Biển Đông của Trung quốc sẽ lan truyền khắp ete. Trung quốc sẽ là ngôi sao của hội nghị Shangri-La.
Lần này Trung quốc đã bất ngờ trước phản ứng của Việt nam.
Vấn đề là câu hỏi: Tại sao lần này, khi tầu Bình minh 2 bị cắt cáp, chính phủ Việt Nam lại phản ứng mạnh mẽ, làm thất bại mưu đồ của Trung Quốc, làm bẽ mặt Trung Quốc tại Shangri-La ?

Trả lời câu hỏi này, ta phải quay về với ngày 4/4/2011, ngày Tòa án Nhân dân Hà Nội xét xử tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ.
Ngày hôm ấy, hàng trăm người Việt Nam đã bất chấp hàng rào đông nghịt
những công an, mật vụ, đã tụ tập theo dõi phiên tòa theo lời kêu gọi của các trang mạng dân chủ. Chính quyền cộng sản đã thật sự hoảng sợ. Việc huy động hàng trăm công an, mật vụ, các phương tiện hiện đại chống biểu tình như máy phá sóng phôn tay, ôtô có vòi rồng đàn áp... nói lên điều đó.
Trong tình hình như vậy , việc làm nhỏ đi một sự việc quốc gia trọng đại : tầu trung quốc vào sâu hải phận Việt nam , ngang ngược cát cáp tầu Bình minh2, chắc chắn sẽ không được phong trào dân chủ để yên nhân dân việt nam để yên.

Về phần lãnh đạo Việt nam , ta phân tích một chút :
1. Nguyễn Tấn Dũng vừa bị Vinashin, vụ án Cù Huy Hà Vũ, nền kinh tế chao đảo, đồng tiền mất giá .. làm mất uy tín . Chắc sẽ : Việc vi phạm chủ quyền, cắt cáp tầu Bình minh2 qui về đụng độ nhỏ. Mà 16 chữ , 4 tốt là chủ trương lớn của nhà nước , của ĐCS VN.
2. Nguyễn Phú Trọng thì ta hiểu ông ta. Một người khéo léo, từ tốn , sẽ phát biểu truyền thống : Biển Đông không có tầu lạ .
3. Trương Tấn Sang . Do câu phát biểu về "bầy sâu, con sâu" mà lũ "sâu con" đã cố tình hạ uy tín của ủy viên thường trực BCT này, lờ tịt công bố kết quả phiếu bầu trong bầu cử quốc hội, trong lần công bố đầu tiên. Căn cứ vào mối lo làm "chết cái đất nước này" của ông ta thìvụ phản đối Trung quốc cắt cáp tầu Bình minh 2 chắc do ông ta đạo diễn .
Đóng góp để làm bẽ mặt Trung quốc tại Shangri-La của phong trào dân chủ là to lớn . Ngay sau cuộc họp báo của PetroVN ngày 28/6/2011, tất cả các trang mạng dân chủ đều có bài viết về đề tài này .
Phản ứng bất cập, bị động. Bộ ngoại giao Trung quốc tuyên bố : các cơ quan chức năng trung quốc đang thực hiện chức năng bình thường trong phần lãnh hải Trung quốc .
Chắc Trung quốc đã chuẩn bị nội dung phát biểu này kĩ lưỡng. Nhưng không phải bây giờ ,sau vụ tầu Bình minh2 , mà phải sau một vụ khiêu khích khác cũng trong lãnh hải Việt nam.
Chắc chắn phải sau Shangri-La , phải sau khi Lương Quang Liệt tuyên bố "lợi ích cốt lõi" của Trung quốc tại Biển Đông là "đường lưỡi bò".
Tuyên bố đánh tráo hải phận của Việt nam thành của Trung quốc đã thức tỉnh lòng yêu nước của người dân Việt nam . Các trang mạng dân chủ đồng loạt kêu gọi xuống đường biểu tình vào ngày 5/6/2011. Cả Việt nam sôi động . Cả ASEAN sôi động. Không khí này đã làm Lương Quang Liệt chắc chắn phải thay đổi nội dung bài phát biểu . Bài phát biểu của ông ta phải quay lại chủ điểm cũ "Trung quốc trỗi dậy hòa bình" .
Thất bại của Trung quốc tại Shangri-La là thất bại có tính chiến lược. Công bố chủ quyền tại Biển Đông của Trung quốc tại một hội nghị quốc tế là một yêu cầu bộ mặt bức thiết để có bằng chứng pháp luật, để có thể tranh luận với Việt nam.Việt nam đã có công bố này trong hội nghị San Francisco 1951 do thủ tướng của Việt nam Trần Văn Hữu tuyên bố.

Lập một thế cờ mới mạo hiểm, đánh đu trên dây chiến tranh-hòa bình, nhằm trả đũa thất bại Shangri-La . Ngày 9/6/2011, Trung quốc cho tầu vào cắt cáp của tầu VIKINH II trong hải phận Việt nam .
Lần này ý định của Trung quốc đã bị trung tướng Việt nam Lê Văn Cương giải mã: họ khiêu khích để Việt nam nổ súng trước, để quay phim chụp ảnh. Những thước phim này dùng chứng minh tính hiếu chiến của Việt nam . Tầu trung quốc cắt cáp của tầu VIKINH II là tầu đánh cá có 2 tầu ngư chính hộ vệ kèm .
Các trang mạng dân chủ phản ứng tích cực . Những lời kêu gọi xuống đường phản đối Trung quốc được đưa ra . Các cuộc xuống đường liên tiếp của thanh niên việt nam , nhân đân việt nam trong bạo lực cường quyền các ngày 9/6, 12/6 19/6... đã gây cảm hứng cho một người hoa kỳ quan trọng. Người này là Thượng nghị sĩ J.Mc Cain. Sống trong không khí thảo luận Shangri-La về Trung quốc. Sống trong những ngày mà các mưu mẹo bành trướng Biển Đông của Trung quốc được các nhà bình luận quốc tế phân tích tỉ mỉ, vị Thượng nghị sĩ uy tín này đã có nhận định mới, thay đổi chính sách Hoa kỳ tại Biển Đông .
Ông đã nhận ra các vụ tranh chấp gần đây trên Biển Đông là do những yêu cầu chủ quyền vô lý của Trung quốc về đường lưỡi bò , về Hoàng sa, Trường sa.
Ông đã hiểu thâm ý của Trung quốc sau câu "an ninh hàng hải cho Hoa kỳ , chủ quyền đường lưỡi bò Biển Đông cho Trung quốc" là tiềm ẩn những tranh chấp sau này cho Hoa kỳ .
Trong bài diễn văn đọc tối thứ hai (20 tháng 6, 2011) tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington, Thượng nghị sĩ McCain, đề cập tới bản đồ chín vạch -- phía Việt Nam thường gọi một cách diễu cợt là đường lưỡi bò, mà Trung Quốc đưa ra để đòi chủ quyền của 80% vùng biển rộng lớn chạy dài từ phía đông của miền bắc Việt Nam cho tới phía
bắc của Philippines, và nói thêm rằng những giải thích cụ thể của Trung Quốc về luật pháp quốc tế sẽ làm xói mòn các nguyên tắc lâu dài về tự do hàng hải.
Chắc chắn những quan điểm của Thượng nghị sĩ J.Mc Cain sẽ có ảnh hưởng lớn đến chính sách Hoa kỳ trên Biển Đông trong tương lai gần .
Trung quốc sẽ phải hoạch định lại đối sách của mình .
Chắc chắn Hoa kỳ sẽ không chịu nuốt con cóc xấu xí : An ninh hàng hải cho Hoa kỳ , đường lưỡi bò cho Trung quốc .
Việt nam đã dành được một vị thế tốt trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh hải , rộng hơn là niềm tin vào lẽ phải của đấu tranh chủ quyền Hoàng sa, Trường sa với Trung quốc .

KẾT LUẬN.

Kết luận bài báo này , ta ghi nhận các điểm sau :
1. Không được sợ Trung quốc . Mọi sự mập mờ do nể tình anh em , tình quốc tế vô sản, tình
hữu nghị 16 chữ... sẽ bị Trung quốc dùng để chống lại Việt nam .
2. Nguyên tắc Bộ chính trị là lãnh đạo tối cao có thể dẫn đến những sai lầm, mà dân tộc phải gánh chịu trong tương lai. Như bây giờ đang phải đối diện với nguy cơ chiến tranh do sai lầm trong quá khứ: trường hợp công hàm 14/9/1958, nhận viên trợ quốc tế vô sản của Trung quốc . Phải thực hiện nguyên tắc Quốc hội Việt nam phê chuẩn những nghị quyết , hội đàm... của chính phủ .
3. Bành trướng hiện nay là quốc sách của Trung quốc . Việt nam phải động viên được đoàn kết toàn dân , phải cải cách dân chủ , không được sợ nhân dân yêu nước .
4. Chính sách của Hoa kỳ là uyển chuyển và có thể thay đổi do thể chế dân chủ, có phe đối lập . Chính sách 16 chữ của ĐCS VN thực thi cứng nhắc đã gần 20 năm và mang lại bao nhiêu hệ lụy cho Việt nam. Cần thay đổi nhanh.
5. Trong đấu tranh trên bàn hội nghị với Trung quốc về chủ quyền Hoàng sa , Trường sa cần đưa các dẫn chứng có tầm quan trọng từ cao xuống thấp. Ví dụ như tuyên bố chủ quyền tại hội nghị quốc tế như 1951 là Trung quốc chưa có .Quyết định chủ quyền của vua chúa việt nam là Trung quốc không có. Việc thực hiện liên tục chủ quyền trên Hoàng sa, Trường
sa do Pháp đảm nhiệm , Trung quốc không có ...
6. Chính nghĩa thuộc về Việt nam. Trung quốc dùng vũ lực xâm chiếm của Việt nam Hoàng sa , Trường sa . Quyết không thể lùi một li trong vấn đề chủ quyền Hoàng sa , Trường sa .Nếu chỉ lùi cho Trung quốc dù một li nhỏ là có tội với tương lai, với con cháu việt nam. Đây sẽ là mầm mống của tranh chấp với các kế "phản khách vi chủ" hay "vô trung sinh hữu" hay làm sống lại các lưỡi bò trung quốc, nó sẽ quậy sống Biển Đông tung tóe, làm ướt ngư dân việt nam....
7. Chính phủ đấu tranh với Trung quốc phải được toàn nhân dân ủng hộ, để ngay cả trường hợp không thể khác được : tuyên bố chiến tranh, vẫn được nhân dân tuyệt đối tin tưởng ,nghe theo.
8. Phải tiến tới đồng minh với Hoa kỳ, tranh thủ ASEAN. Phải tranh thủ các diễn đàn quốc tế nêu cao chính nghĩa của Việt nam.
9. Phải hướng tới nhân dân trung quốc làm cho họ hiểu được tính vô lý của Trung quốc trong tranh chấp chủ quyền Hoàng sa, Trường sa.

Nguyễn Nghĩa .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét