Pages

Thứ Tư, 1 tháng 6, 2011

CHE MIỆNG THẾ GIAN!

Theo tin báo Lao Động ở trong nước thì ngày 29 tháng 5 năm 2011 vừa qua, nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã tặng cho thành phố Hồ Chí Minh phiên bản trống đồng Ngọc Lũ “với ước muốn thành phố này ngày càng phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đất nước. Thành phố phấn đấu là địa phương đi trước, về trước”.

Lê Thanh Hải, bí thư Thành ủy tp HCM đã đọc đáp từ: “Thành phố HCM xem chiếc trống đồng của nguyên Tổng bí thư tặng như một sản phẩm văn hóa để giữ lửa và truyền từ đất tổ của nền văn minh sông Hồng đến vùng đất phía Nam của đất nước, đặc biệt thành phố HCM”.

Cũng tỏ ra ta đây là kẻ sính thơ văn – như các vị lãnh đạo VC khác, ông cựu Tổng bí Lê Khả Phiêu bèn “chơi” ngay trên phiên bản chiếc trống đồng 2 câu thơ chẳng biết phải sắp xếp theo thể thơ nào:

“Thành phố Hồ Chí Minh, con cháu Lạc Hồng

Ngày càng tỏa sáng thành đồng Việt Nam”.

Một tác giả ký tên Phúc Minh đã viết bài “Mong manh tình dân và câu thơ của ông Lê Khả Phiêu” chê bai 2 câu thơ chẳng ra ngô khoai gì của ông nguyên Tổng bí. Chất vấn ông nguyên Tổng Bí tại sao lại đi tặng trống đồng dỏm, trong khi ông ta có nhiều trống đồng thật. Hạch sách ông Phiêu tại sao không cho cái trống cho mấy tỉnh nghèo như Cao Bằng,. Lai Châu, Hà Giang…

Mấy câu chất vấn coi bộ chỉ có mục đích cà khịa – như đa số bọn âm binh trên các diễn đàn điện tử, ngoài câu chất vấn ông Lê Khả Phiêu là “tại sao không xuất tiền mua gạo để cứu đói cho ThanhHoá là quê hương của ông Phiêu, nơi mà người dân đang đói vàng da, vàng mắt, đói diện rộng hơn 240.000 người thiếu đói”.

*

-Chú Móc à, cái thằng Phúc Minh gì đó nó viết bài cà khiạ tôi thì cũng y chang như câu chuyện Đảng và Nhà nước ta huy động cả một “hệ thống chính trị” để đi “bắt… cọp núi Đình” ở Quảng Ngãi.

Nói cho chú Móc biết: bộ tôi điên hay sao mà đem trống đồng thật ra mà cho. Và nhất là chuyện cái thằng khỉ gió Phúc Minh gì đó nó hạch sách tôi tại sao không xuất tiền mua gạo cứu đói dân Thanh Hoá. Nói cho chú biết, tôi là người của MỘT THỜI ĐÃ QUA – như ông đại văn hào Giao Chỉ gì đó ở hải ngoại đem so sánh bà Trần Lệ Xuân với ông Nguyễn Cao Kỳ! Ngay lúc “đương thời” chưa chắc tôi đã đi làm những cái chuyện ngu như cái thằng Phúc Minh gì đó nó cà khịa. Mẹ nó, tôi mà biết nó là ai… Mà thôi…

-Nhưng xin thưa “Bác” Phiêu, xin Bác cho biết vì sao mà Bác lại tặng trống đồng Ngọc Lũ cho thành phố Hồ Chí Minh?

-Chú Móc vừa gọi tôi là “Bác Phiêu” à? Giỏi lắm, hợp ý tôi lắm, chú Móc biết cách nịnh bợ lắm. Rồi sẽ có thưởng. Vì sao mà tôi tặng trống đồng cho tp HCM? Chú có biết chuyện bài thơ “Cáo Tồn” của ông Trần Bình không?

-Dạ không biết, xin Bác Phiêu chỉ giáo.

-A hèm! Tôi cũng quên mất cái bài thơ “Cáo Tồn” của lão Trần Bình rồi. Nhưng mà đại khái là lão này làm thơ báo cho mọi người biết là lão chưa chết. Tôi cũng vậy. Tôi tặng trống đồng cho thành phố mang tên “Bác Hồ” là tôi cũng báo cho mọi người biết là LÊ KHẢ PHIÊU CÒN SỐNG ĐÂY!

-Nhưng xin thưa Bác Phiêu, sao lại nhè thành phố mang tên Bác Hồ mà tặng?

-Nói cho chú Móc biết, tôi muốn làm một “phản diện” với Bác Hồ.

-Bác Phiêu nói sao tôi không hiểu?

-Nè, chú Móc hãy nghe tôi nói. Chú có nhớ hồi còn mồ ma Bác Hồ kính yêu của chú Bùi Tín, Quốc Hội Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà có đặt ra Huân chương Sao Vàng – huân chương cao quý nhất. Và sau khi đặt ra huân chương ấy, toàn thể “Quốc hội” đã nhất trí cao 100% là tặng huân chương này cho Bác. Và Bác quả không hổ danh Đệ nhất Cáo. Bác trả lời rằng: ‘Các chú có lòng như vậy. Bác xin cám ơn. Nhưng Bác xin Quốc hội hãy chờ đến khi miền Nam “hoàn toàn giải phóng” thì hãy đem huy chương này tặng “nhân dân miền Nam anh hùng” Bác xin đề nghị với các chú như thế”.

-Nhưng xin thưa với Bác Phiêu, chuyện đó nó có dính líu gì tới chuyện mà Bác muốn làm phản diện với Bác Hồ?

-Chú Móc có còn nhớ khi miền Nam được “hoàn toàn giải phóng” thì Bác Hồ đã “hai năm mươi”, cái huy chương Sao Vàng cao quý của Bác đã được bẻ ra chia cho mỗi người một miếng. Phần các “nhân dân miền Nam anh hùng” mà lỡ có dính líu đến chế độ cũ thì được chia như sau: quan đi “học tập”, lính đi đào kinh, dân di kinh tế mới, ai có của cải khá khá một chút thì vô nằm ấp chờ nhà nước quản lý dùm tài sản xong xuôi mới được thả ra. Lời dạy của Bácđã được “thế hệ kế thừa” là bọn chúng tôi thực hiện một cách xuất sắc. Cái ngôi sao vàng đã đập toang miền Nam.

Chú Móc có nhớ Bác Hồ đã từng nói “miền Nam đi trước về sau” khi đòi Quốc Hội tặng cái huân chương Sao Vàng cho miền Nam? Tôi đóng vai phản diện với Bác Hồ là khi tặng trống đồng cho “thành phố mang tên Bác” với lời cầu chúc: “Phải là địa phương đi trước, về trước!”

-Hay thật! Bái phục! Bái phục! Bác Phiêu đúng là còn vượt bực hơn cả Bác Hồ…

-Này, chú Móc nói nhỏ một chút. Có thằng nào nó biết chú ca tụng tôi còn vượt bực hơn Bác Hồ thì… không tốt lắm đâu. Làm người phải khiêm tốn, chú Móc ạ!

-Xin lỗi Bác Phiêu! Xin lỗi là đã làm thương tổn đức khiêm tốn của Bác Phiêu. Xin thưa Bác Phiêu, xin cho biết tại sao Bác Phiêu lại làm 2 câu thơ có vẻ phá lệ như vậy?

-Cái thằng Phúc Minh gì đó, cũng như chú Móc không biết cái dụng ý của tôi. Đúng là chim sâu, chim sẻ thì làm sao mà biết được cái chí của con chim hồng, chim hộc. Tôi muốn “cách tân” thơ lục bát. Tôi thêm mấy chữ “Thành phố Hồ Chí Minh” và viết thành câu thơ:

“Thành phố Hồ Chí Minh, con cháu Lạc Hồng

Ngày càng tỏa sáng thành đồng Việt Nam”

để bọn phản động nước ngoài nó không thể sửa thành:

“Sàigòn: Hòn ngọc Viễn Đông

Ngày càng tỏa sáng thành đồng Việt Nam!”

-Bác Phiêu thật vô cùng cao kiến!

-Không cao kiến mà làm tới Tổng Bí Thư. Không cao kiến mà dám bỏ mấy chục ngàn đô-la ra thực hiện “Vườn Rau Sạch” để tránh bị đầu độc. Không cao kiến mà nghĩ ra được chuyện tặng phiên bản trống đồng Ngọc Lũ cho thành phố Hồ Chí Minh để nhắc nhỡ bọn nó đừng có quên nói chuyện phải quấy với Bác Phiêu. Không cao kiến mà phịa ra được chuyện Bác Phiêu qua Tàu có con với mụ Trương Mỹ Vân bị bọn Tàu khựa nó ép phải hiến đất, dâng biển…

-Vậy ra chuyện đó chỉ là “Bác Phiêu” phịa ra?

-Chứ còn ai vào đấy.

-Sợ Bác Phiêu thật. Bác Hồ cao kiến một, Bác Phiêu cao kiến gấp mười lần. Đúng là hậu sinh khả uý!

-Đã bảo chú không nên làm thương tổn tới lòng khiêm tốn của Bác Phiêu, nghe chưa?

-Xin vâng lời Bác!

-Mà chú Móc này, nói gì thì nói có cái là tôi không làm sao mà học tập Bác Hồ được về cái chuyện bao nhiêu thằng nhà thơ, nhà văn nó xúm nhau vào mà khóc Bác khi Bác chết cứ như là cha chết, mẹ chết. Chú Móc hãy nghe cái lão Xuân Diệu khóc Bác:

“Bây giờ mới khóc, Bác ơi!

Giật mình, hăm bốn hôm rồi đó sao?

Nhớ thương nào có nguôi nào,

Tháng ngày càng khắc Bác vào tim con.

Vẳng nghe giọng nói Bác luôn,

Bác đang cười chuyện, Bác còn vẫy tay…

Bây giờ là mới khóc đây,

Bác ơi không phải lệ đầy bên trên,

Mà sâu giọt lệ dưới nền,

Cuộn từ gan ruột đưa lên tâm hồn.

Mến yêu, thương Bác không cùng

Thương câu Bác dặn, thương lòng Bác thương,

Bác trong sáng quá, là gương;

Bác kiên cường, chính kim cương trong đời.

Bác hiền như hạt gạo thôi,

Chí: no thiên hạ, tình nuôi đồng bào;

Bác là bóng cả cây cao

Gió đâu, chim tự xứ nào cũng che…

Bác ơi! Cháu một đời người,

Nhớ yêu Bác mãi đất trời ngàn năm”.

Hỏi thật chú Móc, lúc Bác Phiêu chết chú có thể làm một bài thơ khóc Bác Phiêu như thế này không?

-Bảo đảm làm hay hơn nhiều, ở hải ngoại tôi có quen nhà thơ Tú Nạc nổi tiếng về tài làm thơ nịnh bợ Bác… Hồ!

-Đâu đọc thư cho nghe một bài coi.

-Có ngay. Xin đọc cho Bác Phiêu nghe bài “Bác Hồ và cái lồng chim”:

“Bác Hồ có một con chim

Bác nhờ Thị Định đi tìm cái lồng

Thì Định giậm cẳng, chổng mông:

Chim Bác bự, kiếm đâu lồng vừa chim

Thị Thi ỏn ẻn cuời duyên:

Lồng em vừa khít đựng chim Bác Hồ!

Tăng Tuyết Minh cũng hô to:

Lồng em vừa khít Bác Hồ đụng chim!

Bác Hồ nằm giữa Ba Đình

Nhổ râu, bút tóc vì chim với lồng!”

-Được lắm! Vậy về hải ngoại chú Móc nhớ liên lạc với nhà thơ Tú Nạc gì đó đặt làm cho Bác một bài thơ… khóc Bác Phiêu!

-Xin can Bác Phiêu! Đừng có ăn mắm, ăn muối nói bậy rủi chết thiệt thì…

-Thôi được. Bác Phiêu xin nghe lời chú Móc. Một chút xíu quên một chuyện. Chú Móc có biết nguyên nhân chính mà Bác Phiêu tặng trống đồng cho thành phố HCM hay không?

-Còn có nguyên nhân chính nữa à? Xin Bác Phiêu chỉ dạy.

-Chú Móc có biết cụ Nguyễn Công Trứ với giai thoại “Giang san một gánh giữa đồng/Thuyền quyên ứ hự anh hùng nhớ chăng” không? Cụ già chịu chơi này về già cỡi bò cái đi dạo chơi, bị dư luận đàm tiếu, cụ bèn lấy cái mo cau che đít con bò lại. Có người thắc mắc, cụ bèn trả lời:

CHE MIỆNG THẾ GIAN ấy mà!

LÃO MÓC

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét