Pages

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Hoa Kỳ và Trung Quốc gặp gỡ trong lúc căng thẳng gia tăng trên biển

Honolulu, Hawaii (AFP) - Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có những buổi được xem như là đàm phán đầu tiên hôm thứ Bảy về những căng thẳng gia tăng trên Biển Đông, với sự tức giận của Bắc Kinh về việc Washington hỗ trợ các nước Đông Nam Á.

Các viên chức cấp cao của các cường quốc Thái Bình Dương đang họp tại Honolulu, Hawaii, vài ngày sau khi Hoa Kỳ hỗ trợ Philippines và Việt Nam, [hai nước] lo lắng về điều mà họ cho là sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Bắc Kinh trên biển.

Ông Kurt Campbell, trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết trước các cuộc hội đàm, rằng ông sẽ nói rõ với Trung Quốc "các nguyên tắc kiên định" của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ tự do hàng hải.


"Chúng tôi muốn giảm bớt các căng thẳng gần đây và làm cho những cái đầu nguội thắng thế", ông Campbell nói với các phóng viên ở Washington hôm thứ Sáu.

Ông Campbell nhắc lại rằng, Hoa Kỳ không có quan điểm về các tranh chấp lãnh thổ của Trung Quốc với các nước láng giềng, một quan điểm gây bất đồng đối với một số nhà lập pháp Mỹ, những người đã và đang thúc giục [Mỹ đóng] vai trò chủ động hơn.

"Mỹ không có ý định thổi ngọn lửa bùng lên ở Biển Đông và chúng tôi rất quan tâm đến việc duy trì hòa bình và ổn định", ông Campbell cho biết.

Nhưng một quan chức hàng đầu của Trung Quốc tại các cuộc đàm phán ở Hawaii, ông Thôi Thiên Khải, phó Bộ trưởng Ngoại giao [Trung Quốc], đã cảnh báo rằng, sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho các nước đối tác ở Đông Nam Á "chỉ làm cho mọi việc phức tạp hơn".

"Tôi tin rằng một số nước hiện đang đùa với lửa. Và tôi hy vọng Mỹ sẽ không bị ngọn lửa này đốt cháy", ông Thôi Thiên Khải cho biết như vậy, theo báo The Wall Street Journal.

Ông Thôi Thiên Khải nói rằng, Hoa Kỳ nên tự giới hạn bằng cách kêu gọi "sự kiềm chế và hành vi có trách nhiệm hơn từ các nước thường xuyên có những hành động khiêu khích".

Trong khi Hoa Kỳ và Trung Quốc thường có hội đàm, mà phiên họp hôm thứ Bảy là phiên họp đầu tiên tập trung cụ thể vào khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Vòng đối thoại đã được thiết lập tại Đối thoại Kinh tế và Chiến lược cấp cao ở Washington hồi tháng Năm.

Ông Campbell nói rằng, Hoa Kỳ cũng sẽ nói chuyện với Trung Quốc về sự sự ảnh hưởng của Trung Quốc với Bắc Triều Tiên và Myanmar, hai trong số nước bị cô lập nhất trong khu vực năng động, mà cả hai nước này dựa vào Bắc Kinh như là nguồn hỗ trợ chính.

Nhưng các cuộc đàm phán dự định sẽ tập trung vào Biển Đông, vùng biển chiến lược và có tiềm năng giàu dầu mỏ mà Bắc Kinh có những tranh chấp đôi chỗ chồng chéo với Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.

Việt Nam vừa tổ chức các cuộc tập trận quân sự có bắn đạn thật sau khi cáo buộc các tàu Trung Quốc đâm vào một tàu khảo sát dầu khí và cắt cáp thăm dò của tàu này.

Philippines ra lệnh cho hải quân của mình đi vào Biển Đông, một phần vùng biển này được Philippines gọi là biển Tây Philippines, sau khi cáo buộc Trung Quốc bắn vào ngư dân Philippines và dựng lên các trụ và một cái phao ở vùng biển tranh chấp.

Hoa Kỳ lên kế hoạch tập trận chung với Philippines và trao đổi hải quân với Việt Nam trong những tuần lễ sắp tới, mặc dù các viên chức Mỹ nói rằng các hoạt động này chỉ là các hoạt động như thường lệ.

Hôm thứ Năm, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton đã cam kết hỗ trợ Philippines trong việc hiện đại hóa hải quân, [đang sử dụng] chiếc kỳ hạm là chiếc tàu cũ kỹ của Hoa Kỳ đã sử dụng thời Đệ nhị Thế chiến.

"Mặc dù chúng tôi là một nước nhỏ, nhưng chúng tôi chuẩn bị làm những điều cần thiết để đứng lên [chống lại] bất kỳ hành động hiếu chiến nào ở sân sau của chúng tôi", ông Albert del Rosario, Ngoại trưởng Philippine, đã nói hôm thứ Năm, trong lúc có bà Clinton đứng bên cạnh.

Một tuần trước đó, Hoa Kỳ đã hội đàm với Việt Nam, đất nước là kẻ thù chiến tranh trước đây. Hai bên đã ban hành một lời kêu gọi chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông.

Chính phủ của Tổng thống Barack Obama đã tập trung xây dựng các mối quan hệ với Đông Nam Á, cáo buộc các nhóm làm việc trước đây của cựu Tổng thống George W. Bush, đã bỏ qua khu vực đang phát triển nhanh và thường có quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ, do bận tâm với các cuộc chiến tranh.

Ngọc Thu dịch từ: news.yahoo.com

Nguồn BoXitVN.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét