Pages

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2011

Lòng yêu nước không là độc quyền của riêng ai

Thanh Quang, phóng viên RFA
2011-06-29
Khoảng khuya thứ Bảy ngày 25 tháng Sáu vừa rồi, lại xảy ra cảnh công an đàn áp người dân chống hành động bành trướng xâm lược từ Phương Bắc

AFP
Biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm tháng 6, 2011

khi mục sư Phạm Ngọc Thạch thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam bị lâm vào tình trạng như vợ ông, bà Nguyễn Thanh Nụ, cho biết:

Lòng yêu nước, sức mạnh vô song
Bà Nguyễn Thanh Nụ: Khi họ đẩy chồng tôi vô xe, chồng tôi còn kịp hô to một câu là “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Thì một công an bịt miệng chồng tôi. Rồi xe 113 của cảnh sát giao thông cùng xe chở chồng tôi hú còi, đi đường ngược chiều mất dạng. Chồng tôi đi đâu, số phận như thế nào thì tôi không biết, để lại 2 mẹ con tôi.
Bà Nguyễn Thanh Nụ nói là bà chỉ nghe tiếng kêu than của MS Phạm Ngọc Thạch khi bị nhốt trong đồn công an phường 26, Quận Bình Thạnh, Saigòn, rằng ông bị công an khoá tay, khoá chân, đánh gãy càm, nhục mạ chỉ vì ông đấu tranh cho “Trường Sa và Hoàng Sa là của VN”.
Theo Blog Dân Làm Báo thì tại Hà Nội hôm Chủ Nhật vừa rồi “đã xảy ra xô xát giữa công an và người biểu tình khiến nhiều người bị bắt giữ” dù không khí biểu tình ở đây “rất có khí thế” với những tiếng hô “Đả đảo Trung Quốc xâm lược”, “Bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam”…trong khi tại Saigòn, “tình hình rất căng thẳng” nhưng nhiều nhóm thanh niên vẫn kéo đến, ngồi chờ đợi quanh khu vực Lãnh sứ quán Trung Quốc, “bất chấp sự dò xét của rất đông an ninh chìm nổi”.

“Khi họ đẩy chồng tôi vô xe, chồng tôi còn kịp hô to một câu là “Trường Sa, Hoàng Sa là của Việt Nam”. Thì một công an bịt miệng chồng tôi. Rồi xe 113 của cảnh sát giao thông cùng xe chở chồng tôi hú còi, đi đường ngược chiều mất dạng.

Bà Nguyễn Thanh Nụ
Qua bài “Xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc, không gì có thể đè bẹp lòng yêu nước của người dân Việt Nam” được nhiều mạng nhật ký phổ biến, tác giả Nguyễn Ngọc Già lưu ý “Một không khí căng thẳng như…thuở nào”, với các rào chắn vẫn còn “hiện diện đầy đủ” trên các vỉa hè ngay trước chợ Bến Thành, đầy dẫy “các chú công an chìm, nổi, dân phòng”, các quán cà-phê ở “khu vực nóng Saigòn” – từ Diamond Plaza, cà phê quanh Hồ Con Rùa, cà phê bên hông Nhà Văn hoá Thanh niên cho tới cà phê “Ngồi Bệt” 2 bên công viên trước Dinh Độc Lập – “khách ra vô vắng vẻ hiếm thấy” trong khi khắp nơi “vẫn đầy công an”.
Hình ảnh Chàng trai mặc áo đỏ tên là Duy, sinh năm 1984, cựu sinh viên trường Kiến Trúc, bị an ninh bắt vì tham gia cuộc biểu tình ngày 12 tháng 6 vừa qua. Source Blog ttngbt

Và tác giả Nguyễn Ngọc Già nhận xét rằng “Như dự đoán và đề xuất: phía công quyền vẫn đang ở thế bị động, cứ đến hẹn lại lên, vác xe, vác bộ đàm… ra đứng ngồi quanh Lãnh sứ quán Trung Quốc để bảo vệ cho “bạn vàng” ăn ngon ngủ yên sau tường rào kiên cố và nhằm ‘ổn định trật tự trị an’ cho người dân Sàigòn”.

“Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô”
Blogger Hiệu Minh nhân dịp này viết bài tựa đề “Những cung bậc tình yêu…nước”, mở đầu rằng “ Nhớ thời tem phiếu, cánh đàn ông được phân phối vải, giầy dép và đôi khi cả áo may ô. Ai không được may ô thì đành ở trần. Mới có câu than rằng “Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may ô mới được phần may ô”. Sau khi đề cập tới nhiều điểm, từ “Vô tâm thờ ơ”, “Tự diễn biến”, “Ảo và từ xa”, “Truyền thống”, “Đảng còn thì mình còn”, “Xuống đường”, cùng những lời bàn, tác giả không quên mô tả điểm sau cùng “Cởi trần và mất dép”
- Thú vị nhất là hai tấm ảnh do dân blog chộp được. Một thanh niên còm nhom, lột trần, bị mấy anh lực lưỡng khiêng đi như con lợn. Một ảnh khác chụp một người tên là Phan Nguyên. Anh thừa nhận “bị bắt như con vật trong thế kỷ 21″. Một người đàn ông mặc thường phục, đầu đội mũ bảo hiểm, vác cả người anh lên rồi chạy qua đường. Anh Nguyên một chân đi dép, chân kia để trần.

Lời bàn: Đôi khi yêu nước cũng phải cởi trần và mất dép. Sự dấn thân bao giờ cũng cần trong cả thời bình và thời chiến.
Hình ảnh đó khiến blogger Hiệu Minh nhớ lại câu ca cách đây 40 năm “Bắt cởi trần phải cởi trần, cho may


Tôi Phan Nguyên, là người bị bắt (các bạn có thể nhìn thấy tôi trong bức ảnh nóng nhất ngày 12/06/2011) trông như một con vật giữa thế kỷ 21 này…” Source Nguyễn Bá Chổi(danlambaovn.blogspot.com)


ô mới được phần may ô”. Và tác giả thắc mắc “ Chả lẽ lại áp dụng tư duy “bao cấp” cho cả lòng yêu nước. Nếu đúng như vậy, không cần động binh, kẻ thù vẫn thắng...”.
Blogger Mẹ Nấm mới đây được một bạn trẻ từng bị bắt vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc nêu lên câu hỏi đại ý là sao dạo này không khí “làm sao đó”, mọi người có vẻ “e dè”, “cẩn trọng nhau”, “nghi kỵ nhau”, “nói gì cũng nhìn trước ngó sau” ? Mẹ Nấm bị lâm vào tình trạng “biết trả lời sao”, chỉ bày tỏ một nỗi ngậm ngùi xen lẫn bực tức.
- Tôi im lặng vì không biết phải trả lời với em thế nào, bởi theo tôi, chính những nỗi sợ hãi không tên đã tạo ra bầu không khí ấy. Biết làm sao được. Có bạn trẻ đã từng tâm sự, khi tham gia biểu tình, bước sang bên kia đường, em thấy mình là người khác, em dám nói, dám bày tỏ tình yêu đất nước của mình ở giữa những người cùng trang lứa với mình, em thấy mình không còn sợ hãi nữa.
Rồi một tuần sau đó, khi chứng kiến bạn bè mình bị bắt giam, bị đánh đập, bị nhấc bổng và bị quăng quật không thương tiếc vì họ dũng cảm vượt qua nỗi sợ hãi như những người đi đầu, rất nhiều người hoảng sợ, mọi người bắt đầu nhìn nhau thật e dè và nghi ngại. Ai đã khiến những người muốn bày tỏ tình yêu của mình với đất nước phải "ngó chừng " nhau nếu không phải là "luận điệu diễn biến hòa bình, bị xúi giục và kích động bởi các thế lực thù địch" đầy dẫy trên mặt báo, trong những lần "trà đàm", và cả trong các công văn gửi đến tận trường học??

“Ai đã khiến những người yêu đất nước mình phải sợ hãi nếu không phải là những người nhân danh "an ninh quốc gia", lãnh lương từ tiền thuế của nhân dân đã mạnh tay trấn áp đồng bào mình khi họ yêu nước không theo "định hướng"
Ai đã khiến những người yêu đất nước mình phải sợ hãi nếu không phải là những người nhân danh "an ninh


Một người đàn ông bị công an mặc thường phục bắt trong lúc đang biểu tình phản đối Trung Quốc tại SG hôm 12/6/2011. Photo by Quang Dư


quốc gia", lãnh lương từ tiền thuế của nhân dân đã mạnh tay trấn áp đồng bào mình khi họ yêu nước không theo "định hướng". Ai nhân danh "ngoại giao" để giữ mối bang giao với giặc, ai tàn ác với dân mình - lịch sử sẽ ghi nhận tất cả.

Quảng trường đâu ? Công chúng đâu rồi ?
Qua “Tâm tình gởi những người biểu tình vì lòng yêu nước” được phổ biến trên Blog Dân chủ-Nhân quyền cho VN”, tác giả Hồ học-Trần Trung Luận khẳng định rằng động lực của những cuộc biểu tình vừa qua phát xuất từ lòng yêu nước nồng nàn của “bất cứ ai yêu đất nước VN” vốn gặp quá nhiều khổ đau, mất mát.
- Những nam nữ thanh niên đầu đội trời, hét vang giữa phố phường nắng nóng. Một Andrey Hồ Cương Quyết (không phải dòng máu Việt) một ai đó bên kia trời “Tây”, một nạn nhân chế độ, một nhà bất đồng chính kiến, hay một nhân sĩ trí thức đã và đang làm việc cho chế độ, một Linh Mục hay giáo dân Công Giáo…trực tiếp hay gián tiếp tham gia biểu tình, bất luận lời kêu gọi ấy là của ai? mục đích gì?…

“tình huống hôm nay không khác gì một, hai năm về trước mà Phạm Thị Thanh Nghiên, blogger Điếu Cày, nhà chiến lược cứu quốc Cù Huy Hà Vũ… và nhiều người yêu nước khác, tỏ thái độ phản kháng Trung Quốc độc tài Cộng Sản đã phải nằm trong ngục thất…
Chúng ta đều hiểu tổ quốc thân yêu đã kêu gọi, thúc đẩy chúng ta. Xác quyết như thế chúng ta bác bỏ thẳng thừng những tư duy cho là nhà cầm quyền đã “bật đèn xanh”, rằng cả “hệ thống chính trị” này đang cố gắng đoàn kết với nhân dân chống lại Trung Quốc Độc Tài Cộng Sản thông qua biểu tình.
Bạn thấy đó, tình huống hôm nay không khác gì một, hai năm về trước mà Phạm Thị Thanh Nghiên, blogger Điếu Cày, nhà chiến lược cứu quốc Cù Huy Hà Vũ… và nhiều người yêu nước khác, tỏ thái độ phản kháng Trung Quốc độc tài Cộng Sản đã phải nằm trong ngục thất… những “vành đai trắng” trước giờ biểu tình ở Thành Phố SÀI GÒN, những cú “kung fu mãi võ bán thuốc”, những dùi cui, những rô-bốt Cảnh sát cơ động không thể là “đèn xanh” là “đoàn kết”.
Theo blogger Bùi Tín, thì một “chính quyền nếu thật lòng yêu nước, thật lòng bảo vệ tổ quốc thì không thể giam cầm những chiến sĩ dũng cảm đi tiên phong trong bảo vệ biên cương chống bành trướng một cách kiên cường nhất, như Lê Chí Quang, từng bị tù do bài «Hãy cảnh giác với Bắc Triều», như Phạm Thanh Nghiên đang bị tù chỉ vì tọa kháng trước hàng chữ : Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, hay như luật sư



Công an chìm xen vào đoàn biểu tình rất nhiều để dễ dàng bắt những người hô hào. Source damlambao



Cù Huy Hà Vũ từng yêu cầu ghi công những binh sỹ Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu chống quân bành trướng Trung Quốc ở Hoàng Sa cuối năm 1974…”.

““điều mỉa mai” là hơn 700 tờ báo trong nước không dám nhắc đến 2 chữ “biểu tình” trong khi báo chí nước ngoài và báo chí “lề trái” đã phổ biến chi tiết cùng hình ảnh “phong phú, sinh động” về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở “2 đầu đất nước”.

tác giả Mai Thái Lĩnh
Qua bài “Biểu tình và xã hội dân sự” được phổ biến trên mạng nhật ký, tác giả Mai Thái Lĩnh đề cập tới “điều mỉa mai” là hơn 700 tờ báo trong nước không dám nhắc đến 2 chữ “biểu tình” trong khi báo chí nước ngoài và báo chí “lề trái” đã phổ biến chi tiết cùng hình ảnh “phong phú, sinh động” về các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở “2 đầu đất nước”. Vẫn theo tác giả Mai Thái Lĩnh:
- Cũng chính vì thiếu lòng tin vào cách giải quyết của Đảng và Nhà nước nên bất chấp mọi sự cấm đoán, mọi biện pháp răn đe, người dân Việt bằng cách này hay cách khác vẫn tìm cách “xé rào” để thực hiện quyền biểu tình của mình. Từ cuối năm 2007 đến nay, đã có biết bao người dân yêu nước bị bắt giam, bị tù đày hay bị sách nhiễu bằng đủ mọi cách, nhưng những cuộc biểu tình vẫn diễn ra. Điều đó cho thấy lòng yêu nước trong nhân dân ta vẫn chưa bị hủy diệt.
Vì thế chúng ta vẫn có thể tin vào một chân lý: Không ai có thể mua chuộc hay khuất phục được cả một dân tộc! Mà một dân tộc thì bao giờ cũng lớn hơn, vĩ đại hơn rất nhiều so với một lãnh tụ, một “tập thể lãnh đạo” hay một “đảng lãnh đạo”!

“Nhớ quá cảm giác trước ĐSQ Trung Quốc năm 2007 ! …Vẫn nghẹn ngào Việt Nam, VN khi bị xách cổ đem đi ! Hơn 3 năm sau, Trung Quốc táo tợn hơn và lòng yêu nước lại bị ngăn chặn quyết liệt hơn. Anh em bạn bè đi biểu tình bị vây hãm khắp nơi. Quảng trường đâu ? Công chúng đâu rồi ? Mình làm gì đây giữa bốn bức tường.
blogger Lê Quốc Quân

Diễn biến biểu tình rầm rộ 2007 chống Trung Quốc hiện khó nhạt nhoà trong tâm trí blogger Lê Quốc Quân. Anh vẫn còn đậm nét “Lòng yêu nước bị cầm tù”:
-Nhớ quá cảm giác trước ĐSQ Trung Quốc năm 2007 ! …Vẫn nghẹn ngào Việt Nam, Việt Nam khi bị xách



Giới trẻ xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hôm 12/6/2011 tại Hà Nội. AFP Photo.


cổ đem đi ! Hơn 3 năm sau, Trung Quốc táo tợn hơn và lòng yêu nước lại bị ngăn chặn quyết liệt hơn. Anh em bạn bè đi biểu tình bị vây hãm khắp nơi. Quảng trường đâu ? Công chúng đâu rồi ? Mình làm gì đây giữa bốn bức tường.
Hét lên đi: Việt Nam, Việt Nam ơi !
Theo Blogger Mẹ Nấm thì 4 năm trôi qua kể từ dạo ấy, chủ quyền quốc gia VN “vẫn bị xâm hại nghiêm trọng dưới những từ ngữ rất mỹ miều của nhà cầm quyền hai phía”. Những người yêu nước tiếp tục bị giam cầm, hạch sách, tra tấn. Nhưng những tấm lòng yêu nước “không định hướng xã hội chủ nghĩa” đã lại gặp nhau trong tháng Sáu năm 2011 này:
- Chủ nhật cuối cùng của tháng Sáu sắp tới, đồng nghĩa với tháng Sáu sắp qua đi. Một tháng Sáu ấn tượng với những ngày Chủ Nhật đặc biệt. Và dĩ nhiên, với những tấm lòng yêu nước không cần định hướng đã gặp nhau thì tháng Sáu như một nét son trong quãng đời của họ. Đặc biệt là giới trẻ, đây không phải dịp họ được thể hiện một tinh thần yêu nước một lần duy nhất, mà là thời điểm đánh dấu sự bắt đầu. Một khởi đầu cho quá trình hình thành thái độ, cách nhìn và nhận thức thật sự đối với quê hương, đất nước, đồng bào.
Thanh Quang cảm ơn quý thính giả vừa theo dõi Mục Điểm Blog hôm nay, và mong gặp lại tất cả qúy vị vào giờ này tuấn sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét