Pages

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Việt Nam cấm không cho xem truyền hình cáp Campuchia?

Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh
2011-06-23
Cộng đồng người Khmer sống ở Việt Nam có phản ứng gay gắt trước những hăm dọa của chính quyền địa phương và buộc họ làm cam kết không sử dụng chảo Parabol DTV thu tín diện trực tiếp từ nước ngoài.

RFA
Các kênh truyền hình phát từ Campuchia bị cấm. RFA minh họa

Họ cho rằng chính phủ Việt Nam kỳ thị sắc tộc và hạn chế quyền tự do tiếp cận thông tin và không muốn họ xem các kênh truyền hình cáp Campuchia. Thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình từ Campuchia như sau.

Mục đích ngăn chặn tin tức độc lập, đa chiều từ Campuchia
Người dân Khmer Krom sống ở tỉnh Trà Vinh cho hay có rất nhiều chùa và dân thường sử dụng loại Ăngten Parabol DTV. Sản phẩm này đã trở thành dịch vụ truyền hình theo yêu cầu đầu tiên của những người Khmer Krom ở Việt Nam vì chảo Parabol DTV có thể thu sóng hơn 10 kên truyền hình bằng tiếng Khmer với tất cả các thể loại phim, thể thao, tin tức, thời sự và ca nhạc, mặc dù chảo này không rõ nguồn xuất xứ.
Theo ông Lô, mới đây chính phủ Việt Nam đã ra quyết định chỉ đạo cho ngăn chặn những gia đình nào có được sử dụng dịch vụ trên, và trong mỗi tuần như vậy đều có công an tới nhắc nhở và buộc phải tháo gỡ. Ông nói,

“cái bắt đài Campuchia không được thì Việt Nam cho phép, còn cái DTV bắt Campuchia được thì Việt Nam không cho phép. Nó cắm, mỗi tuần công an tỉnh xuống kiểm tra một lần.

ông Lô
“cái bắt đài Campuchia không được thì Việt Nam cho phép, còn cái DTV bắt Campuchia được thì Việt Nam không cho phép. Nó cắm, mỗi tuần công an tỉnh xuống kiểm tra một lần. Còn như ở huyện thì công an huyện xuống kiểm tra…Công an tỉnh chỉ đạo cho công an huyện, huyện chỉ đạo cho công an xã, ấp. Phật tử nào hay chùa nào không hạ xuống thì họ sẽ phạt từ 4 triệu trở lên, rồi giam những người xem đó nữa. Họ chỉ nói là đứng coi đài truyền hình phát từ Campuchia vì đài truyền hình phát từ Campuchia mà thu được thì không tốt lắm.”
Ông Lô còn cho hay thay vào việc bắt buộc các nhà sư và người dân tháo gỡ chảo Parabol DTV thu tín diện trực tiếp từ Campuchia, chính quyền địa phương cũng có chính sách hỗ trợ cáp truyền hình kỹ thuật số của Đài truyền hình Việt Nam



Các nhà sư Khmer Krom ở vùng An Giang ráp danh Campuchia. Ảnh minh họa RFA



VTC cho một số chùa trong tỉnh nhưng dịch vụ này không tiếp nhận được phát sóng của kênh truyền hình Campuchia mà nhận được kênh truyền hình của Trung Quốc.
Còn những người Khmer Krom ở tỉnh An Giang thì cho biết truyền hình cáp của Việt Nam không thể đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ. Nhiều năm nay trên địa bàn huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên, có rất nhiều nhà chùa và người dân sử dụng Ăngten Parabol DTV nhập lậu từ Campuchia. Họ coi trọng việc giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Kênh truyền hình Campuchia có tin tức độc lập, đa chiều trong khi chính phủ Việt Nam nói chảo DTV đó chưa được cấp phép sử dụng tại đây.

“chính quyền địa phương cũng có chính sách hỗ trợ cáp truyền hình kỹ thuật số của Đài truyền hình Việt Nam VTC cho một số chùa trong tỉnh nhưng dịch vụ này không tiếp nhận được phát sóng của kênh truyền hình Campuchia mà nhận được kênh truyền hình của Trung Quốc.Bà Thị Hà, 56 tuổi, người dân huyện Trị Tôn nói rằng tuần qua có công an xã Châu Lăng đến lập biên bản và buộc các chùa và người dân làm bản cam kết không sử dụng chảo Parabol DTV. Trong lúc lập biên bản, các anh công an dọa sẽ phạt 30 triệu đối với những người không chịu tháo gỡ sau ngày 30/6.
Bà Thị Hà nhắc lại lời dọa của các anh công an,
“mấy chú coi cái này không để xuống, từ 3 ngày trở xuống nếu không để xuống thì bị phạt mỗi nhà 30 triệu…Tôi nói tôi coi chương trình nói tiếng Việt, anh em người Miên không biết tiếng Việt. Tôi muốn coi cái đó thôi, đâu biết chuyện gì…”

Kỳ thị sắc tộc, hạn chế tiếp cận thông tin?
Một người dân bị buộc làm bản cam kết với Ủy ban nhân dân xã Châu Lăng cho RFA biết theo quyết định số 20 của Thủ tướng chính phủ quy định về việc cấp phép chảo Parabol tự do và quy định sử dụng các chảo của Đài truyền hình, trong đó các chảo từ nước ngoài thì phải xin phép từ bộ Thông Tin. Điều này khiến chính quyền địa phương mạnh tay đàn áp, và buộc họ cam kết



Đường Nguyễn Trãi, An Giang tháng 4, 2011, ảnh minh họa



không sử dụng. Một người dân đọc lại tờ cam kết:
“…Kể từ ngày 30/6/2011 trở về sau, khi gia đình chúng tôi đồng ý tự nghiện tháo gỡ Ăngten Parabol DTV trên và không sử dụng nữa. Nếu sau này, đoàn công tác của xã, huyện phát hiện còn sử dụng, thì gia đình sẽ chịu trách nhiệm xử lý theo pháp luật. Bản cam kết được Ủy ban nhân dân xã giữ một bản và gia đình chúng tôi giữ một bản…Từ ngày sau không có quyền dùng nữa.”

“tất cả các tỉnh ở Việt Nam những chảo tiếp nhận được phát sóng của kênh truyền hình thì phải có phép từ bộ Thông Tin Việt Nam, còn những chảo không được phép thì Ủy ban nhân dân tỉnh không cho sử dụng. Ông và chính quyền địa phương chỉ thực hiện theo pháp luật hiện hành.
Liên quan vấn đề này, phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang ông Trần Thanh Tâm giải thích rằng tất cả các tỉnh ở Việt Nam những chảo tiếp nhận được phát sóng của kênh truyền hình thì phải có phép từ bộ Thông Tin Việt Nam, còn những chảo không được phép thì Ủy ban nhân dân tỉnh không cho sử dụng. Ông và chính quyền địa phương chỉ thực hiện theo pháp luật hiện hành.
“Cam kết nếu họ không hạ xuống thì chính quyền địa phương đi tịch thu, cái đó là bước 2. Cái bước đầu là vận động bà con tháo gỡ. Còn bước 2 nếu họ không tháo gỡ thì sẽ lập biên bản vi phạm nhưng mà anh nghĩ là bước phạt tiền người 20 triệu, chắc ở bên kia không làm đâu vì bà con mình nghèo lắm. Nhưng mà sẽ có tịch thu đó. Nên anh nghĩ nên sử dụng cái chảo Việt Nam đi, còn riêng những các chùa thì sẽ có chính sách hỗ trợ kinh phí của địa phương sẽ hỗ trợ cho các chùa để thay chảo Việt Nam.”
Tuy nhiên, dân biểu đảng Sam Rainsy của Campuchia ông Yon Tharo, người Khmer gốc Đồng Bằng Sông Cửu Long cho rằng hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều kênh truyền hình Thái Lan, Trung Hoa và nhiều kênh truyền hình khác nhưng chính



Bộ truyền hình vệ tinh Thaicom5 DTV Cambodia, ảnh minh họa. Source eway-vn



phủ lại áp đặt lên kênh truyền hình Campuchia

Vẫn theo ông, Đài truyền hình Việt Nam (VTV) đã phủ sóng qua phía Campuchia và ngược lại các địa bàn, địa phương của các tỉnh ở miền Nam tiếp nhận được sóng của kênh truyền hình Campuchia, đây là điều kiện tốt phục vụ cho nhân dân các tỉnh, cũng như các vùng giáp biên giới. Thông qua đó, tạo điều kiện tốt cho nhân dân hiểu được tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của hai nước. Còn các hoạt động hâm dọa, bắt buộc các chùa và người dân hạ xuống chảo Parabol DTV chứng tỏ rằng chính phủ Việt nam vẫn kỳ thị sắc tộc, hạn chế quyền tự do tiếp cận thông tin.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét