Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Dẹp Chính Sách Hộ Khẩu, Nhớ Phượng Hoàng

Trong cuộc biểu tình của nhân dân tại Hà Nội ngày 24/7/2011 vừa qua, tiếng loa của công an lải nhải, lập đi lập lại Nghị Định 38CP Nguyễn Tấn Dũng ký vào năm 2005 rằng “Biểu tình phải xin phép” là một nghị định vi hiến của lũ cầm quyền đầu trâu mặt ngựa. Điều 69 Hiến Pháp là luật cao nhất đã khẳng định “Quyền biểu tình” của công dân. Nên nhớ đã gọi là “Quyền” thì không cần phải xin phép ai. Chiếu theo Điều 13 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 10/12/1948: {{ 1) Mọi người có quyền tự do di chuyển và cư trú, trong phạm vi biên giới của quốc gia. 2) Mọi người đều có quyền rời khỏi lãnh thổ bất kỳ nước nào, kể cả nước của mình, và quyền trở về xứ sở}}, nhân dân Việt Nam cũng có quyền tự do di chuyển và cư trú trong biên giới của quốc gia mình mà không cần phải xin phép bất cứ ai.

Ngày 18/7/1977, Nhà cầm quyền Hà Nội đã ký kết xin gia nhập vào LHQ, đương nhiên Nhà cầm quyền Hà Nội phải công nhận và cam kết tuân thủ những gía trị của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (1948) khi trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc. Luật quốc tế bao giờ cũng cao hơn luật quốc gia, nhưng kể từ lúc ký kết đến hôm nay, trải qua 44 năm, NCQ Hà Nội vẫn không tuân thủ luật quốc tế mà họ đã ký kết. Chính Sách Hộ Khẩu vẫn còn là một sợi dây thòng lọng xiết cổ nhân dân mỗi khi nhân dân muốn di chuyển nơi cư trú trên chính quê hương của mình.

Khi vạch ra “quyền” cơ bản này, không phải chúng ta mong đợi NCQ Hà Nội thay đổi, hay hủy bỏ Chính Sách Hộ Khẩu, mà mong muốn nhân dân ý thức được cái quyền căn bản mà mình có được. Chúng ta biết rất rõ, NCQ Hà Nội hiện tại là tập hợp một lũ đầu trâu mặt ngựa, làm sao chúng có thể hiểu được những quyền cơ bản của con người.

Chính sách Hộ Khẩu là một chính sách vô cùng hà khắc, dã man, và thâm độc của NCQ Hà Nội. Mỗi công dân đều bị bắt buộc phải đăng ký nơi cư ngụ của mình và gia đình của mình với công an để nhận một Sổ Hộ Khẩu, trong đó được kê khai đầy đủ lý lịch của mỗi thành viên trong gia đình. Mỗi khi có người trong gia đình đi đến một địa phương khác, ở qua đêm bị bắt buộc phải khai báo “tạm vắng”, và nơi đến cũng phải khai “tạm trú” với những câu hỏi, đi đến vì lý do gì, ở lại bao lâu. Nếu hết hạn mà khách chưa đi, phải trình báo và xin gia hạn thêm. Coi như nhà nước nắm rõ lý lịch của nhân dân qua việc khai hộ khẩu. Tất cả những hồ sơ hộ khẩu của nhân dân đều được cất giữ ở những ủy ban nhân dân hay những trụ sở công an và bị phân loại để có thể kiểm soát toàn bộ sự đi lại của nhân dân. Hồ sơ hộ khẩu có thể được phân loại thành nhiều thành phần: phản động, chống đối, có đạo, không rõ ràng, tốt, gia đình cách mạng… Mỗi hộ có chủ hộ chịu trách nhiệm việc khai báo. Điều kinh hoàng nhất cho nhân dân là công an thường hay đến xét sổ hộ khẩu vào ban đêm, xem có thiếu vắng ai để ghi vào biên bản vi phạm rồi trừng phạt, hay điều tra kết tội phản động. Nhiều khi chính sách hộ khẩu này gây ra phiền phức cho con em chúng ta, nhất là không được nhập học nếu không có hộ khẩu tại địa phương đó. Không hộ khẩu chắc chắn không vào lớp học được, ai đã nghèo, còn phải chịu thêm cái dốt nữa. Chế độ này, nó thật sự dã man như vậy đó. Điều 59 Hiến Pháp 1992 còn rành rành: “Bậc tiểu học bắt buộc và không phải trả học phí”, nhưng than ôi, tới nay, 2011, coi như đã 19 năm qua, chẳng được NCQ thi hành. Trẻ em nghèo bị thua thiệt càng lớn vì vẫn phải trả học phí. Dù có tiền đóng học phí mà không có hộ khẩu cũng thành dốt. Đến bất cứ quốc gia nào, người ta chỉ cần nhìn trẻ em của nước đó bị đối xử như thế nào, việc giáo dục ra sao, là sẽ biết tương lai của đất nước đó trong vài chục năm tới. Hàng trăm ngàn trẻ em VN lang thang trên đường phố, cầm trong tay những tờ vé số, những thùng đánh giày, những kẹo bánh, bản đồ bán rong trên đường phố tràn ngập 63 tỉnh thành, đủ hiểu tương lai của đất nước VN đi về đâu. 12 tuổi, bỏ học vào bưng làm giao liên, sau này còn được lên làm thủ tướng như Nguyễn Tấn Dũng thì tội gì trẻ em phải đi học. Chính sách hộ khẩu đã góp phần không nhỏ vào việc làm các em thất học.

Nhân dân dưới chính sách hộ khẩu chẳng khác nào đang sống trong một nhà tù lớn, hoàn toàn mất cả tự do. Tất cả những sinh hoạt cá nhân, riêng tư đều bị NCQ chĩa mõm chó vào ngửi. Ngửi xong rồi nghi ngờ, phân loại từng thành phần, xem có phản động hay chống chính quyền gì không, rồi lên án, kết tội, bỏ tù. Có lẽ đồng bào ta, sống hàng chục năm qua dưới chính sách hộ khẩu, quen thuộc rồi, ai sao ta vậy, nên chẳng bao giờ có một thắc mắc, hay một đòi hỏi cho cái “quyền tự do di chuyển và cư trú” của mình được LHQ công nhận. Bất cứ người Việt hải ngoại nào, khi về nước thăm quê hương, vì đã quen với việc tự do đi lại, tự do thay đổi chỗ cư trú mà chẳng cần xin phép bất cứ ai, nên cảm thấy bị xúc phạm, bị xâm phạm việc riêng tư, khi bị buộc phải đăng ký khai báo chỗ ở tạm trú là lẽ dĩ nhiên. Từ nay trở đi, mỗi công dân Việt Nam hãy ý thức Chính Sách Hộ Khẩu đã vi phạm Điều 13 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, và nhất quyết không chấp hành việc khai báo khi thay đổi chỗ ở.

Trong suốt 8 chủ nhật vừa qua, đồng bào Hà Nội đã thực hành “quyền” biểu tình của mình theo Hiến Pháp Điều 69 quy định nên chẳng cần phải xin phép bất cứ ai. Chủ nhật tới này, ngày 31/7/2011, ngoài những biểu ngữ chống Giặc Tàu xâm lược, rất mong đồng bào Hà Nội hưởng ứng những bảng biểu ngữ sau:

- We Have The Right To Protest (Chúng Tôi Có Quyền Biểu Tình Theo Điều 69 Hiến Pháp)
- No More Household Register (Dẹp Hộ Khẩu)
- No More “Hộ Khẩu”
- “Hộ Khẩu” Violates Article 13 of The Declaration of Human Rights
- Free Cù Huy Hà Vũ Now
- Free Điếu Cày Now
- Free Phạm Thanh Nghiên Now

Chúng ta rất cần những biểu ngữ tiếng Anh như thế này để những ký gỉa quốc tế tường trình được những nguyện vọng của đoàn biểu tình.

Một câu chuyện ngụ ngôn được kể lại thêm bớt như sau: Có một con phượng hoàng còn nhỏ mới biết bay, nó bay cùng mẹ vào một đêm giông bão, cánh nó bị thương rất nặng vì đạp phải cành cây khô rớt xuống đất và từ đó nó thất lạc mẹ của nó. May sao khi tỉnh dậy, nó được một con gà mẹ nhận nuôi nó cùng chung với đám gà con. Thời gian trôi qua, vết thương của nó đã lành hẳn từ lâu rồi, nhưng nó vẫn sống bình thường như những chú gà kia, mặc dù nó có một đôi cánh to lớn. Đến một hôm, nó nhìn thấy một đàn phượng hoàng oai hùng bay ngang, nên nó bèn hỏi mẹ gà của nó:

- Mẹ ơi, con gì mà bay oai hùng trên bầu trời thế kia ?
- Phượng hoàng đó con ạ, khi xưa con cũng bay được như thế mà.

Phượng hoàng con nhấp nhấp, đập đập đôi cánh:

- Con là gà mà làm sao bay cao uy dũng như thế được.
- Không, con là phượng hoàng đấy, khi xưa con bay uy dũng như thế đấy.

Lần này, phượng hoàng con cố gắng đập mạnh và vươn đôi cánh ra, nhưng vẫn chưa bay được và bây giờ nó rất nản chí. Dù phượng hoàng con có cố gắng, nhưng có lẽ nó mất niềm tin nên không thể nào bay được. Chẳng qua vì nó đã sống qúa lâu với đàn gà, nên chẳng ai biết đến khi nào nó sẽ cất cánh bay lên cao uy dũng được như xưa, nhưng người đời đã để lại câu ca dao:

Phượng hoàng đậu chốn cheo neo
Sa chân thất thế phải theo đàn gà
Bao giờ mưa thuận gío hòa
Thay lông đổi cánh lại ra Phượng Hoàng

Ngày 28 tháng 7 năm 2011
Mylinhng@aol.com
http://mylinhng.wordpress.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét