Pages

Thứ Ba, 19 tháng 7, 2011

Khủng hoảng sẽ xảy ra ở Trung Quốc


Những ngày này, gần như không thể chọn được một tờ báo hay hay tạp chí nào mà không có các bài viết về Trung Quốc cùng sức tăng trưởng dường như vô địch của nước này. Rất nhiều bài viết đó, đặc biệt là những bài dường như hoàn toàn đầy nỗi lo sợ và thất vọng về việc Trung Quốc qua mặt Mỹ, chẳng tiên đoán được điều gì ngoài sự tăng trưởng theo cấp số cộng của nền kinh tế Trung Quốc, sự thống trị trong khu vực không thể tránh khỏi của nước này và khả năng thách thức toàn cầu của Bắc Kinh đối với việc cố gắng giữ vững quyền bá chủ của Mỹ.
Người Mỹ không nên chấp nhận viễn cảnh tương lai chắc chắn xảy ra đó của Trung Quốc. Cuối cùng, các tình huống tương tự xảy ra để biện minh cho một thị trường nhà ở dồi dào của Mỹ, các định giá vô lý về giá trị tài sản và mức nợ nần mà nền kinh tế Mỹ có thể kham nổi.

Mỗi bên đang tỏ rõ ngạo mạn và trong khi nhận thức muộn màng, những lo ngại về những vấn đề này bị vùi sâu trong ký ức của những con nợ bên trong và các chủ nợ bên ngoài nền kinh tế đất nước. Và giờ đây khi những vết sẹo mới đã thành hình sau sự suy sụp kinh tế của Mỹ, vẫn còn đang tiếp tục hình thành, một sự nhầm tưởng tương tự dường như đang xâm chiếm sự hiểu biết của chúng ta về tương lai của Trung Quốc.

Đối với một số người, sự nhầm tưởng này là cố ý: những người từ lâu đã chỉ trích hệ thống chính trị độc đoán của Trung Quốc và những người tin rằng Bắc Kinh đang được phép đi tắt để đưa nền kinh tế ốm yếu một thời của nước này vào thế kỷ 21 bằng cái giá công ăn việc làm cho người Mỹ chỉ là hai trong số các phe phái rõ ràng hơn. Còn với đa số người dân lo ngại về sự nổi lên của Trung Quốc, sự hiểu nhầm đó được hình thành thông qua độ tương phản và so sánh giản đơn: nền kinh tế Trung Quốc ngày nay trụ vững khỏe mạnh trong khi nền kinh tế Mỹ rơi vào tình cảnh ngày càng yếu kém.

Nhưng một sự so sánh như vậy là có hại cho hai nước và gieo mối xung đột ở nơi mà chẳng bên nào cần thiết. Trung Quốc không mạnh như người Mỹ lo sợ, cũng không phải là một nước tư duy chiến lược như một số người muốn tin. Tương tự, Mỹ không yếu như các vấn đề hiện nay thể hiện, cũng không rạn vỡ về cơ bản như hệ thống chính trị có thể khiến chúng ta nghĩ vậy, bất kể những gì mà các diễn biến gần đây nhất từ Washington có thể gợi ra. Cơ hội bỏ lỡ cho cả hai nước là nước này có thể có một ý kiến hoặc suy nghĩ có thể có lợi cho nước kia.

Đối với người Mỹ, hệ thống chính trị Trung Quốc có thể làm nhiều thứ sai trái (cả về thực tiễn lẫn ý thức hệ) nhưng khả năng đặt ra các ưu tiên quốc gia của nước này và thi hành chúng đã khiến hệ thống chính trị đảng phái của Mỹ phải hổ thẹn. Đối với Trung Quốc, vẻ đẹp của nền văn hóa Mỹ là nó cho phép cả bất đồng ý kiến lẫn thừa nhận sai sót; và một trong những hệ quả là nó tạo ra một kiểu lãnh đạo mềm dẻo, có khả năng chống đỡ các cú sốc cấu trúc dưới mọi hình thức hơn nhiều so với Trung Quốc.

Và, đối với tất cả những gì Trung Quốc đã làm là tốt đẹp, những thứ cho phép nước này đưa thêm nhiều người ra khỏi cảnh đói nghèo hơn so với bất kỳ giai đoạn nào khác trong lịch sử nhân loại, đó là khả năng chống đỡ những bất ổn không thể tránh khỏi của nền kinh tế trong nước và quốc tế.

Nhiều học giả từ lâu đã nghi ngờ về các nền móng kinh tế của Trung Quốc. Đặc biệt, một số người còn quả quyết rằng phép màu kinh tế của đất nước này không những không bền vững mà còn được tạo dựng trên những nền tảng yếu kém tới mức nó sắp sụp đổ, cuốn theo cả sự kiểm soát độc đoán của chính phủ. Gần đây nhất, chính Tiến sĩ Tận thế – còn được biết đến là Nouriel Roubini – đã công khai bày tỏ lo ngại rằng nền kinh tế Trung Quốc đang quá nóng và hướng tới một sự điều chỉnh lớn.

Rõ ràng, việc xây dựng chớp nhoáng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã dẫn tới các khoản đầu tư không rõ ràng mà ngay cả một người đi vòng quanh nước này một cách hững hờ nhất cũng nhận ra. Các phòng trưng bày, các tòa nhà văn phòng, chung cư và tất cả các công trình đô thị khác tiếp tục được xây dựng ngay cả khi rất nhiều trong số chúng có rất ít người sử dụng. Kết hợp lại, chúng rất có thể là một dấu hiệu về đầu tư quá mức, nhưng lại là một kiểu đầu tư quá mức độc nhất vô nhị mà chính Mỹ từng phạm phải trong những năm 1800 khi, lấy một ví dụ duy nhất, nước này tạo dựng nhiều năng lực đường sắt hơn cần thiết vào lúc đó.

Tại sao Mỹ làm thế? Bởi vì vốn rất rẻ, tương lai chắc chắn sáng hơn bất kỳ ai có thể mơ ước, và bởi vì sự hấp dẫn của tăng trưởng theo cấp số cộng làm cho nước này có thể trở nên giàu có, đơn giản bằng cách làm và xây dựng hơn những gì đã đạt được trước đó. Nước Mỹ từng phạm sai lầm này, và giờ Trung Quốc lại có nguy cơ mắc phải.

Các tín hiệu từ bên trong Trung Quốc rất mâu thuẫn với nhau: lấy một ví dụ, các công ty đầu tư nghiên cứu thị trường bất động sản ước tính khoảng 30-50% thị trường văn phòng cho thuê ở Bắc Kinh vẫn trống, nhưng một nghiên cứu cuối năm 2010 của các giám đốc tài chính hoạt động ở Trung Quốc lại kết luận rằng họ đang phải đương đầu với giá thuê văn phòng tăng cao ở Bắc Kinh, chủ yếu do nguồn cung hạn chế.

Và tất cả mọi người, những ai hỏi cụ thể về những khu vực mà Trung Quốc có vẻ bị quá tải, đều đứng trước một hàng dài những người có hiểu biết chung chung chỉ hướng về phía hàng trăm triệu người Trung Quốc đang di cư tới mảnh đất hứa của một tầng lớp trung lưu toàn cầu.

Sự khác nhau giữa những gì được xây dựng và những gì được sử dụng rốt cục chỉ tới một sai lầm trong hệ thống kinh tế của Trung Quốc – thiếu minh bạch. Không may cho Trung Quốc, sai lầm này hiện diện ở khắp nơi, trong các hệ thống chính trị, tài chính và văn hóa của nước này.

Một phần trong số đó là sự khó khăn dễ hiểu mà một nền kinh tế đang nổi gặp phải khi trao cho những người bên ngoài thông tin trong lúc chính chính phủ của nó vẫn đang chật vật xây dựng các công cụ cho phép thông tin được tập hợp và phân phát cho người bên ngoài một cách chắc chắn. Nhưng một số khó khăn có thể là kết quả của những người không muốn thấy một một tia sáng lóe trên các khoản đầu tư hoặc lý do kinh tế đáng ngờ đằng sau họ.

Trong hậu quả của một cuộc khủng hoảng tài chính, Bắc Kinh sẽ phải trả lời các câu hỏi không chỉ về cách thức họ phân phối tiền vốn của đất nước mà còn cả một chuỗi các mối liên quan giữa những thành viên có quyền lực chính trị của Đảng và các chủ doanh nghiệp nhà nước. Ở Trung Quốc, nơi những mối liên hệ chính trị vốn có xu hướng quan trọng hơn một lý do kinh tế hợp lý, sẽ rất khó ngăn chặn hậu quả chính trị và ở đây, cũng dễ hiểu khi những người băn khoăn về sự ổn định của hệ thống chính trị Trung Quốc tỏ ra lo lắng.

Cú sốc cấu trúc này xuất phát từ đâu không quan trọng: nó có thể từ hệ thống ngân hàng của Trung Quốc và hàng tỷ đôla mờ ám trong các quỹ cho vay không hoạt động có và không có trong các bảng cân đối kế toán ở khắp đất nước này, hoặc nó có thể phát sinh từ tình trạng lạm phát không kiểm soát được, gặm nhấm dần khả năng tự nuôi sống bản thân của những người dân bình thường.

Dù là nguyên nhân nào, Trung Quốc cũng sẽ gặp phải cú sốc cấu trúc chắc chắn xảy ra với hành trang lịch sử và hiện thời mà các nước khác, trong đó có Mỹ, không có. Chương này của lịch sử Trung Quốc có thể mới mẻ và đầy hứa hẹn, nhưng đó vẫn là một nước có những ký ức rất rõ về các hậu quả của cuộc khủng hoảng chính trị thế kỷ trước vốn vượt khỏi tầm kiểm soát, và những ký ức đó ngày nay dường như đang dẫn dắt các chính sách của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Bởi vậy, lường trước khi nào các vấn đề tự bộc lộ là việc không mấy quan trọng với Bắc Kinh mà chủ yếu là xác định các phản ứng chính trị để ngăn chặn quá khứ không tái hiện vào thời đại ngày nay.

Những người bên ngoài lo lắng chính đáng về việc Bắc Kinh sẽ phản ứng như thế nào trước một cuộc khủng hoảng kinh tế bằng các hàm ý chính trị. Những giây phút như vậy sẽ là phép thử không chỉ với quyền lực của Đảng Cộng sản, mà còn cả về tính hợp pháp của nó.

Cụ thể hơn, một cuộc khủng hoảng kinh tế lan vào các thể chế chính trị của Trung Quốc, mang theo nó một thách thức đối với thương mại mà Bắc Kinh đã thực hiện với công dân của mình: chúng tôi mở ra tăng trưởng kinh tế và một tương lai tốt hơn, còn các bạn đồng ý về tính ưu việt của Đảng.

Đó là khả năng trao đổi để trụ vững trước các phép thử của một cú sốc kinh tế khó tránh khỏi mà những người bên ngoài lo ngại; và, nếu hậu quả chính trị từ cú sốc kinh tế mới đây của Mỹ là một dấu hiệu nào đó, Bắc Kinh cũng đúng khi lo lắng về nó.

Tất cả điều này không phải để nói rằng sự sụp đổ của Trung Quốc là chắc chắn xảy ra; thay vào đó, những gì khó tránh là một hệ thống quyền lực vốn bóp chặt các nguyên tắc kinh tế thị trường tự do có một số sự xung khắc cố hữu, và sẽ phải giải quyết những xung khắc đó. Có lý khi tin rằng nhiều khả năng nhất là nó sẽ xảy ra vào giữa, và cả sau, một cú sốc kinh tế hơn là trước đó.

Nhưng sẽ sai khi nói rằng Trung Quốc bất lực hoặc không muốn thực hiện những điều chỉnh cần thiết để sống sót và thành công. Một người có thể tin rằng tăng trưởng của nước này sẽ tiếp tục và rằng ban lãnh đạo của nước này sẽ điều chỉnh thành công các chính sách và thực tiễn của mình để khuyến khích bất đồng chính kiến và mở rộng tự do hơn nữa, trong khi vẫn tin rằng đất nước này đã xây dựng quá mức, tiếp tục che giấu những người bên trong và bên ngoài hệ thống về những khoản vay không hoạt động, và kết quả là có thể phải đối mặt với những trận gió lớn thổi ngược trong thời gian ngắn.

Nhưng cả Trung Quốc và Mỹ sẽ được thỏa mãn nhờ một sự đánh giá tốt hơn những thách thức mà mỗi nước phải đối mặt. Trung Quốc vẫn còn nhiều thập niên nữa để có được một nền kinh tế nội địa mạnh mẽ như Mỹ; và những thách thức mà nước này phải đối mặt là đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của dân chúng trong khi thách thức của Mỹ là định nghĩa lại và xác nhận lại vị thế lãnh đạo của mình trong một thế giới đa cực.

Ngăn chặn xung đột giữa hai nước khi họ giải quyết những thách thức trên sẽ không đơn giản, và có thể còn đè lên một sự hiểu biết chung do một trong hai sự hiểu lầm, điều có thể đẩy mỗi bên vào một cuộc khủng chính trị trầm trọng hơn.

Với Trung Quốc, đó là sự hiểu lầm khi tin rằng bất đồng chính kiến đồng nghĩa với yếu kém. Không gì có thể đi xa hơn sự thật; chính sự bất đồng chính kiến sẽ mang lại cho xã hội không chỉ sự cộng hưởng văn hóa mà còn cả khả năng trụ vững và phản ứng trước những rủi ro khó tránh mà lịch sử đã mang lại cho chúng ta, những rủi ro về kinh tế và các lĩnh vực khác nữa.

Đối với Mỹ, đó là sự hiểu lầm cơ bản đẩy Trung Quốc vào vị trí của Liên Xô cũ như một kẻ thù kinh tế và ý thức hệ, khi mà những gì Bắc Kinh khát khao nhất là sự ổn định trong nước và lựa chọn xây dựng một nền kinh tế đủ sức đưa nông dân của nước này vào lực lượng lao động của thế giới.

Các quốc gia và mọi người đều học được nhiều nhất từ chính mình khi họ phải đứng trước viễn cảnh thất bại. Mỹ đang đối mặt với một khoảnh khắc như vậy và đang chật vật tập trung ý chí chính trị để giải quyết những thách thức buộc phải giải quyết. Rất có khả năng, Trung Quốc sẽ đối mặt với một trạng thái tương tự trong tương lai không quá xa, và phản ứng của nước này sẽ quyết định liệu họ có thể trỗi dậy thành một cường quốc thế giới hay liệu cam kết của họ – hiện đang rạng ngời và tràn trề hy vọng – chứng tỏ được đặt không đúng chỗ.

Người dịch: Trúc An

Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2011

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét