Pages

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

Đọc về Roesler Phillipp lại ngẫm đến Nguyễn Tấn Dũng


Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao)

- SPIEGEL vừa có một bài phỏng vấn Ph.Roesler ngày 19/7/2011. Đây là một cuộc phỏng vấn với những câu hỏi có vẻ nhẹ nhàng, có vẻ dễ. và một số câu hỏi về các vấn đề thời sự mà nước Đức đang đối diện. Nhưng thực ra đây là một test của một tờ báo lớn thử nghiệm xem trong con người Ph.Roesler có bao nhiêu phần trăm Đức.

Bản test này sẽ do mọi công dân Đức, mọi người Đức đọc và tự đánh giá qua việc ủng hộ hay thiếu ủng hộ những chính sách mà Đảng của Ph. Roesler sẽ đề ra.

Tại sao lại có một cuộc phỏng vấn mà các câu hỏi mà trọng tâm xoay quanh những vấn đề cá nhân Ph. Roesler.

Có nhiều lý do.

Lý do đầu tiên là giới thiệu với mọi người Đức nhiều hơn về cá nhân con người của Ph. Roesler.

Lý do thứ 2, rất quan trọng là tìm hiểu thật kỹ xem trong cái vỏ Việt kia, có bao nhiêu % Đức.

Lý do thứ 3 là nghe những quan điểm của Ph. Roesler về các vấn đề thời sự Đức.

Người Đức đã tin tưởng Ph. Roesler và trao cho ông một chức vụ quan trọng : Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và Phó thủ tướng chính phủ Đức.

Ở cương vị này, mọi quyết định của Ph. Roesler có ảnh hưởng trực tiếp, hay gián tiếp lâu dài sau này tới dân tộc gần 100 triệu dân này.

Dân tộc Đức là một dân tộc có lòng tự hào rất cao vì những đóng góp của họ cho văn hóa thế giới, khoa học thế giới, nghệ thuật thế giới... Nhưng oái ăm thay, do những việc làm của Hitler mà dân tộc tài hoa này suýt bị diệt vong. Giả sử 1945, Stalin và Roosevelt quyết định chia 5, sẻ 7 nước Đức Phát xít, thì ngày nay nước Đức đã có thể không còn trên bản đồ thế giới. Được Hoa Kỳ nhiệt tình trợ giúp, người Đức đã phấn đấu không mệt mỏi để vươn lên theo hướng dân chủ.

Ngày hôm nay nước Đức có thể tự hào về những thành tích họ đã đạt được.

Cộng Hòa Liên Bang Đức là lãnh tụ của Liên Minh Châu Âu.

Cộng Hòa Liên Bang Đức là một quốc gia tính vào hàng cường quốc thế giới.

Hiển nhiên khi trao nhiều quyền lực vào một người gốc Việt Nam , họ rất muốn biết Ph.Roesler có bao nhiêu % Việt Nam.

Nếu nói rằng họ muốn biết cả trong giấc mơ Ph.Roesler mơ thấy gì thì cũng là một điều không có gì gọi là quá đáng.

Cảm giác của tôi là Ph.Roesler là người Đức 100%.

Chỉ có một chút rất nhỏ không Đức, không đáng kể là do ngoại hình của anh đem lại không giống hệt người Đức thuần gốc với mắt xanh, da trắng, cao gầy , tóc vàng.

Anh không biết tiếng việt, không thấm văn hóa Việt.

Ngay cả cha mẹ ruột anh cũng không có nhu cầu tìm hiểu. Anh đã có cha mẹ Đức.

Tôi sẽ không bình luận thêm vì tôi cho rằng Ph. Roesler biết trả lời sao cho đúng sự thật mà vui vẻ để mọi người hiểu anh ta nhất.

Ph. Roesler là một nhà chính trị tài hoa.

Điều mà tôi muốn viết ở đây là : Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Tấn Dũng ngày nay đều không phải là những người Việt Nam 100%.

Tuy họ có cái vỏ Việt Nam nhưng nội dung con người không còn nhiều Việt Nam nữa. Người Việt Nam thì phải cảnh giác với Trung Quốc. Cảnh giác với dã tâm xâm chiếm Việt Nam của Trung Quốc. Đằng này thì Hồ Chí Minh : "Quan san muôn dặm một nhà, Bốn phương vô sản đều là anh em." khi đón Lưu Thiếu Kỳ.


Năm 1946, trong tư cách Chủ tich nước Việt Nam , Ông Hồ kêu gọi nhân dân toàn quốc kháng chiến. Năm 1954, bị Chu Ân Lai ép, ông và Bộ Chính Trị ĐCS VN đã đồng ý cắt đôi đất nước, phản bội đồng bào Miền Nam.

Ông Hồ Chí Minh mong muốn làm lãnh tụ vô sản thế giới.

Di chúc của ông đã vô tình làm yếu Việt Nam, làm hại Việt Nam.

Ta nhớ lại là năm 1969, tình hình biên giới Liên Xô-Trung Quốc căng thẳng.

Chiến tranh có thể xẩy ra ngày một, ngày hai.

Hồ Chí Minh mất ngày 3/9/1969, để lại di chúc mong Liên Xô và Trung Quốc làm anh em với nhau.

Do bản di chúc này, Thủ tướng Liên Xô trên đường bay về Mạc Tư Khoa đã ghé xuống Bắc Kinh và kết quả là chiến tranh biên giới đã không xẩy ra.

Giả sử Ông Hồ không viết di chúc thống thiết như vậy về tình hình Cộng Sản quốc tế thì chiến tranh đã xảy ra.Trung Quốc đã bị thiệt hại nặng qua chiến tranh.

Họ sẽ không có đủ sức để bành trướng 1974 ra Hoàng Sa. Hoàng Sa bây giờ vẫn của Việt Nam.

Tôi nói đến di chúc của mình, Hồ Chí Minh cũng giúp cho Trung Quốc, vô tình làm hại Việt Nam là vì thế.

Nguyễn Tấn Dũng ngày nay thì thả cho Trung Quốc vào Tây Nguyên, vào rừng biên giới Việt Nam.

Ông ta khăng khăng thực hiện chủ trương lớn của Bộ Chính Trị ĐCS VN.

Thế việc ông ta đánh đắm cả một ngành hàng hải Việt Nam Vinashin thì có phải là chủ trương lớn của BCT ĐCS VN không ?

Trong tình hình Trung Quốc bành trướng mạnh ở Biển Đông, việc Việt Nam không tự đóng được thuyền to, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Hải Quân Việt Nam trên Biển Đông, đến bảo vệ tính bất khả xâm phạm của lãnh hải Việt Nam.

Ở đây ta hỏi Ông Dũng giúp Trung Quốc vô tình hay hữu ý ?

Đọc về người ta, lại ngẫm đến mình mà tủi thân.

Nước Đức từ một nước Phát xít đã cải cách dân chủ, trở thành một cường quốc, tận dụng cả những bộ não thông minh nhất cho dù đấy không phải thuần Đức.

Việt Nam từ một dân tộc văn hiến hơn 4000 năm, du nhập chủ nghĩa cộng sản đang tự hủy diệt mình. Những nhân tài người Việt yêu nước thì bị truy tố, tù đầy, giam cầm. Chỉ vì hô lên tình cảm yêu nước của của triệu triệu người Việt nam HS,TS-VN mà Nguyễn Văn Hải, Cù Huy Hà Vũ ...đã bị pháp luật cộng sản Việt Nam bẻ cong cán cân pháp lý, tù tội, đầy đọa, tra tấn, làm bị thương tật. Đảng Cộng Sản VN đang xúc vật hóa một bộ phận an ninh, đang biến họ thành những con chó săn mất tính người.

Những người sẵn lòng cung phụng ngoại bang, bắc triều thì tiến lên như diều. Làm đủ các chức vụ quan trọng như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Phú Trọng...

Để tránh cho việc mất nước hoàn toàn có thể xẩy ra, các báo lề phải của Việt Nam nên tăng cường hỏi, phỏng vấn các lãnh tụ Việt Nam như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng... xem họ thích xem phim gì, thích đọc chuyện gì, đặt tên con là gì, họ có thích người Trung Quốc nhập cư trái phép vào Việt Nam không?

Họ tiết kiệm bằng loại tiền gì đô la hay nhân dân tệ? ...

Để người dân Việt Nam hiểu các lãnh tụ này có bao nhiêu % trung quốc trong con người của họ.

Nguyễn Nghĩa 650 (danlambao)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét