Gia Minh, biên tập viên
2011-08-29
Tình trạng thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp, của người dân với mục đích được nói là thực hiện dự án công cộng, trong khi chưa có phương án ổn định cuộc sống lâu dài cho người dân trong diện giải tỏa dẫn đến phản ứng mạnh mẽ từ phía người dân mất đất.Trong khi đó thì chính quyền vẫn cứ muốn thực hiện dự án.
Trường hợp liên quan đến chừng 200 người dân tại ấp Mỵ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đang là một trong những điểm nóng như thế.
Lý do vì sao biện pháp cưỡng chế đối với 33 hộ dân còn lại trong tổng số 86 hộ dân thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang chưa được thực hiện theo lệnh?
Một người dân tại đó cho biết họ sẽ tử thủ đến cùng nhằm bảo vệ đất đai của họ với những lý do sau đây:
Chúng tôi cương quyết giữ đến hơi thở cuối cùng, bà con chúng tôi đồng lòng bảo vệ cuộc sống, giành lại sự sống bởi vì chính quyền cướp quyền lợi cuộc sống của bà con chúng tôi.
Chúng tôi có đi khiếu kiện đến ủy ban nhân dân tỉnh; ủy ban nhân dân tỉnh trả về huyện, huyện không giải quyết. Lên đến Quốc hội cũng trả về huyện; ‘huyện bênh huyện, phủ bênh phủ’, chúng tôi không biết nói gì. Tôi có đối thọai với ông phó chủ tịch thường trực tỉnh An Giang- Hùynh Thế Năng, với ý nếu ông ở trong trường hợp như tôi và dòng tộc tôi thì ông có lãnh tiền hay không. Ông không trả lời gì.
Trong khi đó phía chính quyền địa phương từ cơ quan trực tiếp là Trung Tâm Phát triển Quỹ Đất của huyện Chợ Mới cho đến chủ tịch huyện đều thóai thác không muốn trả lời về những cáo buộc mà người dân địa phương cho là bất công, thiếu hợp lý trong việc giải tỏa đất nông nghiệp dân chúng đang canh tác để thực hiện những dự án thay đổi qua thời gian của địa phương.
Ông điện cho ông chủ tịch huyện, vì tôi không có trách nhiệm trả lời điều đó.
Chính vị chủ tịch huyện Chợ Mới là ông Dương Văn Năm cũng lẩn tránh vấn đề:
Cái này đã có văn bản của UBND tỉnh giải quyết, trả lời rồi. Đền bồi và huớng công ăn việc làm cũng có rồi. Gặp nhau để nói há.
Hiện nay họ về tái định cư. Tái định cư có nghĩa họ mua đất của mình rồi họ chừa một dải vậy đó. Giá họ bán lại cho dân cao hơn giá mua nhiều.
Người về đó cũng thấy họ cất nhà lại, xong rồi tiền cũng hết. Có số người đi làm thuê, làm mướn; có số người bị bệnh mà khổ nổi không có tiền mua thuốc uống. Đời sống nói chung khổ hơn trước đây. Trước đây họ có đất để chăn nuôi, canh tác; đời sống ổn định hơn. Nay làm thuê, làm mướn thì có khi làm được tiền, có khi không…
Blog Quê Choa hôm ngày 25 tháng 8 đăng bài của tác giả ký tên Người Quan Sát đề cập đến vụ việc thu hồi đất tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang như sau :
“ Trường hôp Mỹ Lợi, Mỹ An trên là một minh họa điển hình. Không chỉ bưng bít về thông tin, người dân nơi đây còn trở thành nạn nhân của một vấn nạn muôn thưở trong hành vi thu hồi đất: bồi thường không thỏa đáng. Thự ra ‘không thỏa đáng’ vẫn còn là từ nhẹ nhàng, trong khi thực tế lại cho thấy mức bồi thường ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra với người dân thấp hơn hẳn giá thị trường, hòan tòan chỉ mang tính tượng trưng....”
Chính những người dân tại ấp Mỹ Lợi cho biết giá một mét đất được bồi thường họ chỉ mua được vài cân thịt heo với giá hiện hành; như thế viễn cảnh mất nguồn sinh sống, đẩy họ vào con đường làm thuê, làm mướn rất bấp bênh đã hiện rõ, qua trường hợp của bao người cùng ấp của họ.
Đó là chuyện tại thủ đô nơi mà người dân dù sao cũng nắm được những qui định của pháp luật, còn tại những tỉnh khác, rồi vùng sâu, vùng xa; tình trạng lạm quyền, tham nhũng trong vấn đề đất đai hẳn phải hơn ở thủ độ gấp nhiều lần.
Có nhận định cho rằng lâu nay ở Việt Nam có tình trạng ‘xin-chia’, nghĩa là những nhà đầu tư xin chính quyền cấp đất, và những cơ quan có thẩm quyền tiến hành qui họach, thu hồi đất của dân với danh nghĩa làm dự án phát triển, hay phục vụ công ích có phần chia trong đó nên họ rất mặn mà với việc đẩy dân đi để lấy đất.
Qui định phải tạo cho người dân bị thu hồi đất có cuộc sống khá hơn trước khi phải giao đất thực hiện dự án cho đến nay hầu như chỉ nằm trên giấy; đa số mất đất trở nên khốn đốn hơn khi không còn phương tiện sản xuất, chuyện họ ‘sống chết ra sao thì mặc’; khỏan tiền được chia các ‘thầy bỏ túi rồi’.
Trước viễn cảnh đó, nay 33 hộ dân còn lại ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cương quyết ‘tử thủ’ giữ đất. Tuy nhiên không biết ý chí đó của họ kéo dài được bao lâu cho đến khi một lực lượng liên ngành hùng hậu trang bị với mọi phương tiện, kể cả chó nghiệp vụ, đến. Tiếng kêu la của họ có át được tiếng loa của chính quyền hay không? Sức của người dân có lại với sức của các nhân viên thi hành công lực? Và nhiều người trong họ sẽ rơi vào vòng lao lý vì ‘chống người thi hành công vụ?...
Trường hợp liên quan đến chừng 200 người dân tại ấp Mỵ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang đang là một trong những điểm nóng như thế.
Ép dân quá đáng
Thông báo chính thức mới nhất của Ủy ban Nhân dân huyện Chợ Mới tỉnh An Giang về việc chính quyền địa phương sẽ tiến hành công tác cưỡng chế đối với 33 hộ dân với chừng 200 nhân khẩu tại địa phương vừa nêu là vào ngày 25 tháng 8 vừa qua. Thế nhưng thời gian đó trôi qua mà việc cưỡng chế vẫn chưa thực hiện được. Lại có tin đồn các cơ quan chức năng địa phương sẽ thực hiện lệnh đó vào ngày 27 tháng 8 nhưng rồi đó cũng chỉ là tin đồn mà thôi.Lý do vì sao biện pháp cưỡng chế đối với 33 hộ dân còn lại trong tổng số 86 hộ dân thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang chưa được thực hiện theo lệnh?
Một người dân tại đó cho biết họ sẽ tử thủ đến cùng nhằm bảo vệ đất đai của họ với những lý do sau đây:
Chúng tôi cương quyết giữ đến hơi thở cuối cùng, bà con chúng tôi đồng lòng bảo vệ cuộc sống, giành lại sự sống bởi vì chính quyền cướp quyền lợi cuộc sống của bà con chúng tôi.
Chúng tôi cương quyết giữ đến hơi thở cuối cùng, bà con chúng tôiđồng lòng bảo vệ cuộc sống, giành lại sự sống bởi vì chính quyền cướp quyền lợi cuộc sống của bà con chúng tôi.Nhà nứơc- ủy ban huyện- tự ý ra quyết định nói đây là cụm công nghiệp thu hồi đất của chúng tôi, buộc chúng tôi lãnh tiền giao đất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên chúng tôi lãnh tiền và không thể mua lại đất, bán hai công đất mua lại không được một công.
Một người dân
Chúng tôi có đi khiếu kiện đến ủy ban nhân dân tỉnh; ủy ban nhân dân tỉnh trả về huyện, huyện không giải quyết. Lên đến Quốc hội cũng trả về huyện; ‘huyện bênh huyện, phủ bênh phủ’, chúng tôi không biết nói gì. Tôi có đối thọai với ông phó chủ tịch thường trực tỉnh An Giang- Hùynh Thế Năng, với ý nếu ông ở trong trường hợp như tôi và dòng tộc tôi thì ông có lãnh tiền hay không. Ông không trả lời gì.
Trong khi đó phía chính quyền địa phương từ cơ quan trực tiếp là Trung Tâm Phát triển Quỹ Đất của huyện Chợ Mới cho đến chủ tịch huyện đều thóai thác không muốn trả lời về những cáo buộc mà người dân địa phương cho là bất công, thiếu hợp lý trong việc giải tỏa đất nông nghiệp dân chúng đang canh tác để thực hiện những dự án thay đổi qua thời gian của địa phương.
Cái này đã có văn bản của UBND tỉnh giải quyết, trả lời rồi. Đền bồi và huớng công ăn việc làm cũng có rồi. Gặp nhau để nói há.Ông Từ Hy Biển, trưởng ban dự án Trung Tâm Phát Triển Quỹ đất huyện Chợ Mới cho biết cơ quan chịu trách nhiệm trong vấn đề này khi được chúng tôi nêu câu hỏi:
Chủ tịch huyện Chợ Mới
Ông điện cho ông chủ tịch huyện, vì tôi không có trách nhiệm trả lời điều đó.
Chính vị chủ tịch huyện Chợ Mới là ông Dương Văn Năm cũng lẩn tránh vấn đề:
Cái này đã có văn bản của UBND tỉnh giải quyết, trả lời rồi. Đền bồi và huớng công ăn việc làm cũng có rồi. Gặp nhau để nói há.
Đền bù quá thấp so với thực tế
Người dân địa phương kiên quyết không giao đất cho chính quyền làm những dự án mà họ cho là thiếu rõ ràng chỉ ra thảm cảnh của những gia đình đã giao đất, vào khu tái định cư ở như sau:Hiện nay họ về tái định cư. Tái định cư có nghĩa họ mua đất của mình rồi họ chừa một dải vậy đó. Giá họ bán lại cho dân cao hơn giá mua nhiều.
Người về đó cũng thấy họ cất nhà lại, xong rồi tiền cũng hết. Có số người đi làm thuê, làm mướn; có số người bị bệnh mà khổ nổi không có tiền mua thuốc uống. Đời sống nói chung khổ hơn trước đây. Trước đây họ có đất để chăn nuôi, canh tác; đời sống ổn định hơn. Nay làm thuê, làm mướn thì có khi làm được tiền, có khi không…
Blog Quê Choa hôm ngày 25 tháng 8 đăng bài của tác giả ký tên Người Quan Sát đề cập đến vụ việc thu hồi đất tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới tỉnh An Giang như sau :
“ Trường hôp Mỹ Lợi, Mỹ An trên là một minh họa điển hình. Không chỉ bưng bít về thông tin, người dân nơi đây còn trở thành nạn nhân của một vấn nạn muôn thưở trong hành vi thu hồi đất: bồi thường không thỏa đáng. Thự ra ‘không thỏa đáng’ vẫn còn là từ nhẹ nhàng, trong khi thực tế lại cho thấy mức bồi thường ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra với người dân thấp hơn hẳn giá thị trường, hòan tòan chỉ mang tính tượng trưng....”
Chính những người dân tại ấp Mỹ Lợi cho biết giá một mét đất được bồi thường họ chỉ mua được vài cân thịt heo với giá hiện hành; như thế viễn cảnh mất nguồn sinh sống, đẩy họ vào con đường làm thuê, làm mướn rất bấp bênh đã hiện rõ, qua trường hợp của bao người cùng ấp của họ.
người dân nơi đây còn trở thành nạn nhân của một vấn nạn muôn thưởtrong hành vi thu hồi đất: bồi thường không thỏa đáng. Thự ra ‘không thỏa đáng’ vẫn còn là từ nhẹ nhàng, trong khi thực tế lại cho thấy mức bồi thường ban đầu mà chủ đầu tư đưa ra với người dân thấp hơn hẳn giá thị trường, hòan tòan chỉ mang tính tượng trưng....”Tiến sĩ Đặng Hùng Võ, nguyên thứ trưởng Bộ Tài Nguyên- Môi trường, người từng theo dõi tình hình đất đai ở Việt Nam trong nhiều năm qua, trong một trả lời phỏng vấn đăng trên mạng Bee.net hồi trung tuần tháng 8 vừa qua nêu ra một ví dụ là ngay tại Hà Nội giá đất ở Hàng Ngang, Hàng Đào lên đến 800 triệu đồng một mét vuông, trong khi đó UBNDTP Hà Nội vẫn qui định 81 triệu đồng một mét vuông. Ông Đặng Hùng Võ cho rằng như thế làm sao người bị thu hồi chịu cho thấu.
Đó là chuyện tại thủ đô nơi mà người dân dù sao cũng nắm được những qui định của pháp luật, còn tại những tỉnh khác, rồi vùng sâu, vùng xa; tình trạng lạm quyền, tham nhũng trong vấn đề đất đai hẳn phải hơn ở thủ độ gấp nhiều lần.
Có nhận định cho rằng lâu nay ở Việt Nam có tình trạng ‘xin-chia’, nghĩa là những nhà đầu tư xin chính quyền cấp đất, và những cơ quan có thẩm quyền tiến hành qui họach, thu hồi đất của dân với danh nghĩa làm dự án phát triển, hay phục vụ công ích có phần chia trong đó nên họ rất mặn mà với việc đẩy dân đi để lấy đất.
Qui định phải tạo cho người dân bị thu hồi đất có cuộc sống khá hơn trước khi phải giao đất thực hiện dự án cho đến nay hầu như chỉ nằm trên giấy; đa số mất đất trở nên khốn đốn hơn khi không còn phương tiện sản xuất, chuyện họ ‘sống chết ra sao thì mặc’; khỏan tiền được chia các ‘thầy bỏ túi rồi’.
Trước viễn cảnh đó, nay 33 hộ dân còn lại ở ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cương quyết ‘tử thủ’ giữ đất. Tuy nhiên không biết ý chí đó của họ kéo dài được bao lâu cho đến khi một lực lượng liên ngành hùng hậu trang bị với mọi phương tiện, kể cả chó nghiệp vụ, đến. Tiếng kêu la của họ có át được tiếng loa của chính quyền hay không? Sức của người dân có lại với sức của các nhân viên thi hành công lực? Và nhiều người trong họ sẽ rơi vào vòng lao lý vì ‘chống người thi hành công vụ?...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét