Pages

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Dân mạng Trung Quốc đánh giá hạm đội tàu ngầm Việt Nam

“Thiếu kinh nghiệm vận hành, khả năng làm chủ trang bị thấp, thiếu các phương tiện hỗ trợ liên quan”… là những gì mà báo Trung Quốc nhận xét về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam

“Hạm đội 6 tàu ngầm Kilo là lực lượng không nên xem nhẹ”

Ngay sau khi Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam công bố Việt Nam sẽ xây dựng hạm đội tàu ngầm trong 6 năm tới, các trang mạng quốc phòng Trung Quốc, trong đó sôi nổi nhất là trang Junshijia lên tiếng bàn luận, bình phẩm, đánh giá về hạm đội tàu ngầm tương lai của Việt Nam.
Dù Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh rằng “Hạm đội tàu ngầm của Việt Nam là để tự vệ và không phải là mối đe dọa cho các nước láng giềng” nhưng các thành viên trên mạng của Trung Quốc lại cho rằng “được sử dụng đúng cách hạm đội tàu ngầm này sẽ là một mối đe dọa với tàu sân bay của Trung Quốc.













Tàu ngầm Kilo của Nga thực sự là mối đe dọa lớn đối với bất kỳ tàu chiến nào.

Tàu ngầm Kilo 636 biệt danh là “Hố đen” đây được xem là tàu ngầm có độ ồn khi hoạt động thấp nhất hiện nay. Được trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm, vũ khí trang bị đi kèm có ít nhất 4 tên lửa chống hạm Club-S, 18 ngư lôi và 24 quả mìn.

Thành viên mạng quân sự Trung Quốc tin rằng, đây là một khả năng không nên bỏ qua, theo quan điểm của họ “nếu các chiến thuật được sử dụng đúng cách, có thể gây rắc rối không nhỏ cho đối thủ”.

Các hệ thống vũ khí của tàu ngầm Kilo được thiết kế cho mục đích chống tàu nổi và tàu ngầm, đặc biệt hệ thống tên lửa chống hạm Club-S, với phạm vi tác chiến rất rộng.

Tên lửa chống hạm phóng từ tàu ngầm 3M14E được phóng từ ống phóng ngư lôi 533mm, tương tự như tên lửa chống tàu C-602 của Trung Quốc. Tên lửa có tầm bắn tối đa 300km, tốc độ pha cuối của tên lửa lên đến Mach-2,9, rất khó để đánh chặn. “Nếu các tàu ngầm này được sử dụng cho chiến thuật phục kích, đó là mối đe dọa chết người đối với các tàu mặt nước”, một ý kiến được đăng trên mạng quân sự Trung Quốc.

Dân mạng quân sự Trung Quốc đánh giá rất cao năng lực tác chiến của tàu ngầm Kilo, bởi chính Hải quân Trung Quốc cũng đang sử dụng ít nhất là 12 chiếc tàu ngầm Kilo với nhiều biến thể khác nhau. Trung Quốc cũng đã sao chép tàu ngầm Kilo của Nga thành tàu ngầm Type-041 lớp Nguyên (Yuan).

Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: “Chính sách quốc phòng của Việt Nam là tự vệ, chứ không nhằm vào nước khác và không bao giờ đi xâm lấn bờ cõi của nước khác. Chúng tôi xây dựng quân đội mạnh nhằm bảo vệ hòa bình, để ai có ý đồ xâm chiếm Việt Nam cũng phải tính đến nhân tố này”.

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam: ”Sức mạnh của chúng ta là chính nghĩa, là tinh thần yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới, và lòng yêu nước, quyết tâm bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta”.

“Trong tay Việt Nam không phải là điều lo ngại”

Tuy nhiên, một bài viết trên trang mạng Junshijia cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại. Tác giả bài viết này tin rằng, Hải quân Việt Nam sẽ phải mất từ 1-2 năm cho công tác đào tạo lái tàu ngầm và các hệ thống vũ khí. “Nhưng điều đó không có nghĩa là các thủy thủ sẽ lái tàu ngầm một cách khéo léo, khó có khả năng để chiến đấu tốt trước một đối thủ hùng mạnh. Để vận hành một hạm đội tàu ngầm không phải là điều đơn giản”, một ý kiến trong bài viết.

Bởi theo tác giả, các hệ thống và thiết bị trên tàu ngầm thuộc loại cực kỳ phức tạp, cùng với đó là rất nhiều các vấn đề liên quan. Đầu tiên là xây dựng cơ sở hạ tầng cho tàu ngầm, hệ thống bảo vệ cho các tàu ngầm, hệ thống thông tin truyền thông giữa sở chỉ huy mặt đất và tàu ngầm, hệ thống liên lạc giữa tàu ngầm và tàu mặt nước, hệ thống chỉ thị mục tiêu và dẫn đường cho tàu ngầm trên biển, công tác bảo trì, tiếp tế nhiên liệu, vũ khí.

Tuy nhiên, với “Hải quân Việt Nam hiện nay những yếu tố trên gần như bằng không”. Ngoài ra, hệ thống bản đồ định vị cho tàu ngầm dưới nước rất khó mua và sử dụng, hệ thống định vị dưới nước này là cơ sở rất quan trọng để đảm bảo an toàn và khả năng chiến đấu cho các tàu ngầm khi hoạt động ở bất kỳ vùng biển nào trên bản đồ định vị.

“Hiện tại Việt Nam gần như không có khả năng trong lĩnh vực này. Hạm đội tàu ngầm này chẳng những không làm tăng khả năng tấn công mà còn dễ bị tổn thương trước các phương tiện chống ngầm của đối phương”, tác giả nhắc lại bình luận về khả năng của Hải quân Việt Nam.











Dân mạng quân sự Trung Quốc cho rằng, tàu ngầm Kilo ở trong tay Việt Nam không phải là điều quá lo ngại.

Cũng theo bài viết, nếu tàu ngầm Kilo muốn phát huy năng lực tối đa của các tên lửa chống hạm Club-S, tên lửa cần thiết phải có sự hỗ trợ dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài sau khi rời khỏi mặt nước, cụ thể là các máy bay trực thăng, nếu không có hệ thống dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu, tên lửa Club-S chỉ có tầm hoạt động tối đa là 30-40km. “Năng lực dẫn hướng chuyển tiếp và chỉ thị mục tiêu cho tên lửa phóng từ tàu ngầm của hải quân Việt Nam gần như không có”.

“Hệ thống sonar trang bị trên Kilo do Nga sản xuất không phải là những hệ thống xuất sắc, một khi tàu ngầm Kilo bị mất khả năng chỉ thị mục tiêu và dẫn hướng từ bên ngoài, hoặc sự gián đoạn thông tin liên lạc. Tàu ngầm Kilo rất dễ rơi vào tình trạng “mù mục tiêu” và biến thành mồi ngon cho hệ thống chống ngầm của đối phương. Thậm chí với tình hình như hiện nay, tàu ngầm Kilo còn bị tiêu diệt ngay khi chưa kịp khởi hành”, bài viết có đoạn.

Kết thúc bài viết, tác giả này kết luận, 5-6 năm để xây dựng một hạm đội tàu ngầm là có thể. Nhưng việc hình thành khả năng chiến đấu toàn diện là điều rất khó xảy ra trong thời gian tới.

Hệ thống huấn luyện thủy thủ Gepard và Kilo

Theo một số nguồn tin, Công ty R.E.T Kronshtadt (thuộc nhóm công ty Tranzas) đang hoàn tất lắp đặt hệ thống Laguna-11661 dùng để huấn luyện các thủy thủ đoàn, kíp chiến đấu trên các khinh hạm Gepard tại Việt Nam. Dự kiến, năm 2012 hệ thống huấn luyện tàu ngầm Projekt 636 Kilo cho Việt Nam sẽ hoàn thành.

Hệ thống huấn luyện tổng hợp là hệ thống rất đắt tiền và tinh vi, đòi hỏi phỏng tạo được 100% vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật trên tàu. “Chẳng hạn, hệ thống huấn luyện mà chúng tôi đang lắp đặt tại Việt Nam có 56 vị trí làm việc, 7 bộ phận tác chiến làm việc ở 3 chế độ”, – ông Yevgeny Komrakov cho hay.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét