Pages

Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Để có một xã hội trung thực và ngay thẳng


RFA photo
Bảng kết hoa tại Hà Nội trong thời gian diễn
ra kỳ thi Đại học năm 2011
Khánh An, phóng viên RFA

Kỳ trước, nhà giáo Phạm Toàn từ Hà Nội, bạn Thục Vy từ Đà Nẵng, Minh Toàn từ Sài Gòn và Hoàng từ Pháp đã trò chuyện về nguyên nhân của tình trạng thiếu trung thực, ngay thẳng trong xã hội Việt Nam hiện nay.


Trong chương trình kỳ này, những vị khách mời trên của Café Wifi sẽ tiếp tục thảo luận về những yếu tố cần thiết để có một xã hội biết tôn trọng sự thật, sự ngay thẳng và trung thực.

Nói dối dẫn đến "quyền lợi"

Nhà giáo Phạm Toàn đưa ra 3 nguyên nhân khiến cho việc nói dối trở nên bình thường trong xã hội hiện nay là do sự thể chế hóa, tôn giáo hóa và do việc nói dối mang đến quyền lợi:
Ta phải nhìn vấn đề nói dối ở góc độ triết học, tức là nhìn ở góc độ cái nguyên cớ của nó chứ đừng có tức giận những cái lặt vặt, tức giận những cái lặt vặt giỏi lắm là đến đánh nhau thôi, nhưng mà nhìn về cái nguyên cớ thì có thể dạy cho xã hội một cái cách xử lý.
Hoàng: Điều bác Phạm Toàn nói thì đúng là nó gần như trở thành một quy luật phát triển của xã hội, nhưng mà, ví dụ như trong chuyện thể chế hóa một cái nào đó thì bản thân cái thể chế là không xấu. Nếu cái thể chế đó phục vụ con người, nó xuất phát từ nguyện vọng - yêu cầu của đa số người thì cái thể chế đó lại không xấu.
Ngay cả trong xã hội có những người không ngay thẳng thì xã hội thì vẫn là bình thường, nhưng làm sao tổ chức xã hội phải có những hình thức kiểm tra chéo nhau, cơ quan này độc lập với cơ quan kia, nếu mà được như vậy thì cũng khó dẫn đến tình trạng một trăm phần trăm cơ quan đều nói dối, bởi vì quyền lợi của họ mâu thuẫn với nhau mà.
Để bảo đảm có được phản biện xã hội thì trước tiên phải có một cơ chếchính trị thừa nhận quyền tự do phát biểu ý kiến, quyền tự do ngôn luận.
Thục Vy, từ Đà Nẵng
Cho nên cái đó là cái căn tính của xã hội, nhưng mà cái hình thức tổ chức của xã hội giúp cho việc đó bị hạn chế đi. Cho nên tôi muốn quay trở lại điều tôi nói hôm trước là khi mà họ có được cái tự do thì cái tự do của người ta phải được tôn trọng, thì xã hội đó phát triển trong tư thế cân bằng với nhau.
Khánh An: Bác Phạm Toàn hay các bạn khác có ý kiến nào phản hồi lại với ý kiến của bạn Hoàng vừa nói hay không?
Nhà giáo Phạm Toàn: Ừ, rất hay đấy! Rất hay!
Thục Vy: Dạ. Lúc nãy bác nói con có nghe là khi người ta thể chế hóa hoặc là tôn giáo hóa một điều tốt đẹp thì sau cùng nó sẽ tha hóa, đó là về phương diện triết học. Hôm nay nói chuyện có bác, con đã học được một điều như thế. Con cũng ủng hộ ý kiến của bác, tại vì thể chế hóa hay là tôn giáo hóa một điều nào đó thì nói nôm na giống như là làm cho một chân lý trở thành độc quyền, phải không bác?
Và phủ nhận tất cả mọi chân lý, mọi cái mà cái chân lý đó nó cho là khác biệt, bởi vậy nó sẽ sinh ra dối trá. Và có một điều nữa là tự do, tự do của con người sẽ làm cho giảm bớt dối trá, bởi vì khi con người được quyền phát biểu, được quyền lên tiếng thì kẻ này nói dối người kia sẽ phản biện thì sẽ giảm bớt dối trá, con nghĩ vậy. Đó là ý kiến của con.

"Lẽ phải" thuộc về kẻ mạnh

Khánh An: Vâng. Bác Phạm Toàn thì thế nào ạ?


000_Del493217-250.jpg
TS luật Cù Huy Hà Vũ trong phiên phúc thẩm tại TAND Hà Nội hôm 02/8/2011
Nhà giáo Phạm Toàn:
Tôi rất cảm ơn bạn Hoàng. Bạn vừa mới đính chính cho tôi đấy. Khi tôi nói thiết chế, thể chế, thì tức là nó gợi ra cái mà bạn Hoàng vừa mới nói là phải thay đổi cái thể chế. Thay đổi thể chế thế nào để mà người dân có lợi chứ không phải người quan có lợi, thế mà khi anh làm thế nào để không tôn giáo hóa nữa thì tức là anh làm thế nào để cho nền giáo dục nó thực sự là một cuộc khai sáng chứ không phải biến nền giáo dục ấy thành một sự làm cho người ta đần độn đi.

Có nhiều nền giáo dục cũng có từ lớp 1 đến lớp 12, thế nhưng nó làm cho người học đần độn đi, tức là nó chỉ bắt người ta nhắc lại thôi. Đừng nghĩ tôi nói tôn giáo hóa tức là thành ra nhà thờ hay nhà chùa gì đâu. Tôn giáo hóa ở đây tôi muốn nói là cái phương pháp dạy học mà chỉ bắt người ta tiếp nhận thôi, không thảo luận.
Cái thứ hai đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh tức là cái quyền lợi: khi nào mà nói dối đẫn đến quyền lợi, thế cho nên cần phải được tự do, được dân chủ, một phần phải có xã hội dân sự.
Khi tôi dịch quyển "Nền dân chủ ở Mỹ" của ông De Tocqueville thì tôi học được nhiều điều lắm. Thí dụ như là xã hội dân sự, dân đang thiếu đói thì nhà nước cấm rượu hẳn hoi, tức là vi phạm vào cái quyền tự do của người ta đấy. Thế nhưng mà người dân người ta có trình độ cao, người ta lập ra những cái hội chống uống rượu, người ta giúp đỡ cho cái lệnh ấy được thực hiện. Đại khái như thế. Tức là thế này, phải có tự do, dân chủ, về phương diện thiết chế đấy, phải có sự kiểm tra chéo lẫn nhau như là bạn Hoàng nhắc nhở. Thế mà về phương diện ý thức của con người thì không được nhồi sọ, không được làm con người u mê đi.
Chúng ta trở lại bài phóng sự của VTV làm về Cù Huy Hà Vũ, Hoàng không biết mọi người ra sao chứ Hoàng có cảm giác đài truyền hình giống nhưmột người ngồi lê đôi mách.
Hoàng, từ Pháp
Hoàng: Ví dụ như là, chúng ta trở lại bài phóng sự của VTV làm về Cù Huy Hà Vũ, Hoàng không biết mọi người ra sao chứ Hoàng có cảm giác đài truyền hình giống như một người ngồi lê đôi mách. Cái chuyện đó nó cũng là hệ quả của sự việc không có kiểm tra chéo.
Giả sử như ở Việt Nam có một đài truyền hình khác (Nhà giáo Phạm Toàn: Ừ, đúng rồi) tồn tại song song với VTV, họ làm phóng sự khác, phóng sự đó làm tử tế, nghiêm túc, tôn trọng từng người, từng nhân vật trong đó, thì lập tức VTV họ sẽ không có đất sống nữa.
Thì trong một cơ chế độc quyền, sự thật nó cũng èo uột đi và nó trở nên biến dạng. Nếu mà mọi người để ý thì trong tất cả các xã hội cộng sản đều là như thế. Bên Đông Âu thời trước cũng y như thế. Bên Bắc Hàn bây giờ cũng y như thế. Trung Quốc cũng y như thế. Khi trong xã hội mà cơ chế độc quyền thịnh trị thì lý thuộc về kẻ mạnh.

Quyền phản biện

Khánh An: Vâng. Hoàng vừa nói đến điều mà lúc nãy Khánh An nhớ rằng là Vy cũng có đề cập đến, đó là quyền phản biện ở trong xã hội.
Nếu như có chuyện kiểm tra chéo lẫn nhau và quyền phản biện được tôn trọng, được tự do thể hiện, thì sẽ tránh được, sẽ hạn chế được rất nhiều chuyện thiếu trung thực, thiếu ngay thẳng.
Khánh An chỉ muốn hỏi các bạn cũng như là bác Phạm Toàn là hiện nay rất nhiều người lên tiếng nói rằng việc phản biện ở trong xã hội Việt Nam đã không được thể hiện một cách tự do, vậy thì đâu là những nguy cơ đang đe dọa đến sự phản biện mà xã hội đang rất cần để có thể phát triển?


Canh-sat-giao-thong-250.jpg
Ảnh minh họa cảnh sát giao thông VN. RFA photo

Nhà giáo Phạm Toàn
(cười): Các bạn nói trước tôi đi.


Khánh An: Vâng. Mời các bạn trước ạ.
Thục Vy: Để bảo đảm có được phản biện xã hội thì trước tiên phải có một cơ chế chính trị thừa nhận quyền tự do phát biểu ý kiến, quyền tự do ngôn luận thì những người có ý kiến trái ngược nhau người ta mới có được cơ hội để mà nói lên những ý kiến trái ngược nhau đó. Rồi người cầm quyền có ý kiến thế nào, có chính sách thế nào, rồi người dân thông qua các nhóm, các tổ chức của mình là các xã hội dân sự đấy ạ, sẽ đưa ra ý kiến. Nếu mà nhà cầm quyền làm sai thì dân đưa ra ý kiến phản đối, thì đó là phản biện xã hội. Em nghĩ vậy. Cho nên trước tiên là phải có một cơ chế, một xã hội tự do có tôn trọng quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí.

Nhà giáo Phạm Toàn:
Phản biện là nó ở trên mấy tầng bậc, có cái phản biện ở tầng vĩ mô là phản biện những công trình nghiên cứu, ví dụ như là anh định làm đường sắt cao tốc chẳng hạn, thì có anh nhất định khăng khăng chúng ta phải làm, nói vớ vẩn chẳng có luận cứ gì cả.
Thế bây giờ người ta phải có luận cứ là tại sao phải làm. Còn cái luận cứ mà cứ nhét vào mồm người ta thì người ta không nghe được.
Hôm nay tin tức ở Trung Quốc nói là phải thu hồi 54 đoàn tàu cao tốc. Năm mươi tư (54) chứ không phải năm (5), tức là cái gì? Trung Quốc những năm gần đây hệt như chuyện ngụ ngôn của La Fontaine : "Con ếch muốn to bằng con bò", cứ thế mà phình bụng, phình bụng, phình bụng ra, đến bây giờ là bắt đầu nổ đấy. Tôi có nói rằng rồi cái tàu sân bay nó cũng nổ cho mà xem chứ đừng có tưởng là đùa đâu. Bởi vì nó là con ếch mà nó cố làm cái như là hàng mã đấy.
Người ta nói đùa là tàu sân bay nó chạy bằng xe công nông đấy. Đó là bởi giới lãnh đạo ở bên đấy nó không trung thực, nó chỉ toàn bịp bợm, đàn áp. Ở nước ta cũng có nhiều người bắt chước nó. Thế thì ở chỗ này chúng ta phải nghĩ rằng cái phản biện thứ nhất là cái phản biện ở tầng cao, tầng của nghiên cứu, tầng của vĩ mô, tầng của những đầu óc.
Điều thứ hai là thế này, là cái tầng nghiên cứu của dư luận, thí dụ như là báo chí và những kiến nghị của các đoàn thể, thì đấy là cái phản biện thứ hai. Là bởi vì sao? Là nó có những cái cách để nó động chạm đến quyền lợi của một bộ phận dân mà nó là đại diện thì nó kiến nghị, đó là phản biện.
Cái phản biện thứ ba là phản biện tự phát, người ta chỉ biết là người ta bị xâm hại đó, đó là cái phản biện của những cuộc biểu tình. Biểu tình chính ra là những cuộc phản biện đấy. Thế thì ở chỗ này, cái quan trọng của một quốc gia là đừng bao giờ nói rằng tôi đã có cái luật ấy rồi, tôi đã quy định rồi là tự do biểu tình đấy, tự do thế này thế nọ đấy. Mà thế này này, khi đã phản biện thì tức là có một người phát biểu; khi đã có một phát biểu thì nếu để cho người ta đứng ở giữa đường người ta nói thì đấy là thằng điên à?
Khi nào mà nói rằng có đối thoại thì lúc bấy giờ mới nên nói rằng "Tôi có tự do ngôn luận". Khi nào có đối thoại thì lúc bấy giờ mới nói rằng "Tôi có tự do phản biện".
Nhà giáo Phạm Toàn
Khi đã phát biểu thì phải có đối thoại. Khi nào mà nói rằng có đối thoại thì lúc bấy giờ mới nên nói rằng "Tôi có tự do ngôn luận". Phải có đối thoại thì lúc bấy giờ mới nên nói rằng tôi có tự do biểu tình. Khi nào có đối thoại thì lúc bấy giờ mới nói rằng "Tôi có tự do phản biện". Còn nếu không có thì là cái cãi lại hoặc là của người cái chây hoặc là của người không biết gì cả!
Khánh An: Quý vị vừa nghe chia sẻ của nhà giáo Phạm Toàn. Đã đến lúc Khánh An và các khách mời của Café Wifi phải chia tay quý vị rồi, hẹn gặp lại quý vị trong kỳ tới với câu chuyện bàn tròn bàn về những ý tưởng, phương pháp để nắn, để chỉnh cho một xã hội hoàn thiện hơn, trong đó tất nhiên sự thật, sự ngay thẳng và lương thiện được tôn vinh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét