Pages

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

LÁ BÀI TẨY CÒN CHƯA LẬT NGỬA

Trong bất cứ xã hội nào, Kinh tế-Chánh trị vẫn là hai chân chống đở. Muốn xã hội tiến tới, hai chân đó phải bước đi dồng bộ. Chánh trị tạo điều kiện cho kinh tế phát triển. Khi kinh tế phát triển, hệ thống chánh trị cũng phải tự điều chỉnh cho ăn khớp với nhịp độ phát triển kinh tế. Nếu không, sẽ xãy ra tình trạng khập khiểng. Đất nước VN hiện nay dang lâm vào tình trạng kinh tế-chánh trị mất đồng bộ:

Kinh tế: Thị trường Tự bản theo Định hướng XHCN
Chánh trị: Độc tài toàn trị như thời kế hoạch hóa kinh tế ngủ niên Vì vậy mà có mâu thuẩn xã hội và đang trên đà đi tới hỗn loạn.


KINH TẾ TIẾN BƯỚC

Trước tình hình kinh tế suy thoái trầm trọng, đời sống dân chúng lầm than, khốn khó cực cùng, Đại hội Đảng Cướp Sạch VC kỳ VI năm 1986 buộc lòng phải ra Nghị quyết: “Khởi xướng Chánh sách Đổi Mới, cải tổ Bộ máy Nhà nước, và chuyển đổi sang Phát triển KINH TẾ THỊ TRƯỜNG theo ĐỊNH HƯỚNG XHCN, trong khi vẫn DUY TRÌ VỊ TRÍ LÃNH ĐẠO CHÁNH TRỊ của Đảng CS.”
Phát triển Kinh tế thị trường là bước tiến nhảy vọt, đưa chỉ số tăng trưởng kinh tế ngoạn mục trong thập niên 1990, có khi lên đến 9% một năm. Điều đáng tiếc ở đây là: Cái đuôi “theo định hướng xã nghĩa” dài ngoằng, vô cùng tai hại. Nó kéo lui bước tiến phát triển KINH TẾ THỊ TRƯỜNG giật lùi chỉ còn nửa bước ngập ngừng.
Tuy vậy, nửa bước tiến Kinh tế Thị trường đó vẫn đòi hỏi phải cải tổ bộ máy Chánh trị, cắt cái đuôi ĐỊNH HƯỚNG XÃ NGHĨA ăn hại, trì kéo để vươn lên.
Đám trùm Đảng VC chẳng những cố lì, không đáp ứng mà còn tăng cường cướp giật mồ hôi, nước mắt người dân. Thay vì dùng một phần lợi tức tăng trưởng tái đầu tư sản xuất để tạo thêm công ăn, việc làm cho dân, một phần dùng cho các chương trình gia tăng phúc lợi xã hội, chúng chỉ biết ra sức vơ vét. Lớp tuồn ra ngân hàng ngoại quốc cất dấu, lớp tạo cơ ngơi đồ sộ chẳng kém gì lâu đài của giới quý tộc phong kiến đời xưa, trên nỗi cùng khốn dân tình.
Tình trạng nầy đẩy nền kinh tế sa vào suy thoái: Mức lạm phát hiện nay lên hơn 22%, cao nhất trong số 17 nước Châu Á. Thâm thủng mậu dịch chỉ trong tháng bảy vừa qua đã trên 200 triệu USD. Vật giá gia tăng phi mã khiến đời sống người dân đã cơ cực lại càng thêm khốn đốn. Lại thêm thị trường Địa ốc do “cò đất” phù phép, thổi phồng thành bọt bong bóng, bất trắc khôn lường. Năm 1998, chỉ một cơn biến động trên thị trường địa ốc Thái Lan mà cuộc khủng hoảng tài chánh lan tràn khắp Châu Á.Vì 2 yếu tố kể trên mà nền kinh tế xã nghĩa VC đang mấp mé bên bờ vực thẩm. Ngày nào cuộc khủng hoảng kinh tế xãy ra, con tẩy vốn liếng kinh tế xã nghĩa lật lên là con tẩy sất thì sự sụp đổ kinh tế là không sao tránh khỏi. Hậu quả đưa đến hỗn loạn xã hội là tất nhiên.

ĐỔI MỚI CHÁNH TRỊ HAY LÀ CHẾT

Đây là câu nói để đời của Trùm VC Sáu Kiệt. Ngày nay, tình thế đòi hỏi đổi mới chánh trị càng cấp bách hơn: Cắt cái đuôi “định hướng xã nghĩa” để giải thoát nền kinh tế thị trường đang sa lầy. Nói cách khác là: Cắt bỏ đoạn Nghị quyết “ DUY TRÌ QUYỀN LÃNH ĐẠO CHÁNH TRỊ CỦA ĐẢNG CS” của ĐH VI.
Vì ý thức được như vậy nên các nhân sĩ, trí thức CS, trước Đại hội XI Đảng ta mới ráo riết vận động “ giáng tam điều” với ba vị vua tập thể sắp lên ngôi Sang, Trọng, Dũng:
1/ Mở rộng dân chủ
2/ Bài trừ tham nhũng
3/ Bãi bỏ Điều 4 Hiến pháp dành độc quyền cai trị cho Đảng Cướp Sạch VC Cuộc vận động nầy nay đã thất bại: Tam vương lên ngôi rồi là sổ toẹt các điều hứa hẹn.
Vậy là Đảng cướp VC quyết nắm giữ độc quyền cai trị, nghĩa là chế độ độc tài toàn trị giữ y như cũ. Hay nói theo cách nói chua chát mà khinh ngạo của người CS già bỏ Đảng Tô Hải:

Chẳng những “cu như nguyễn” mà còn “tù hơn cổi”.

CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC VÌ DÂN SINH, DÂN CHỦ LÀ TẤT YẾU

Công cuộc vân động “diễn biến từ trên xuống” tuy thất bại, nhưng còn để lại một bộ phận vô cùng quý báu: Lực lượng thanh niên tranh đấu hiện nay còn đang hoạt động.
Đứng dưới ngọn cờ tranh đấu chống xâm lăng, lực lượng trẻ vận động ngày càng thêm khởi sắc.

Càng trân quý hơn là bộ phận chìm, tức là thành phần nồng cốt, chủ trì cuộc tranh đấu ngày càng có kinh nghiệm, có sáng kiến hơn.
Nhìn chung, Phong trào có vẻ như cuộc thao diễn dân chủ với số lượng nhỏ nhoi, hạn chế. Thế nhưng cuộc vận động ngầm bên dưới mới quan trọng hơn nhiều: Làm thế nào để có đủ nhân sự để ứng phó với tình hình khi kinh tế sụp đổ dẫn tới nội loạn?
Vì vậy, thiết tưởng cần phải mở rộng phong trào, kết hợp mọi người, mọi giới mới có thể vừa khuyếch trương mặt nổi vừa tổ chức bộ phận chìm, không phải chỉ ở Hà Nội, Saigon, hay các thành phố lớn mà phải tỏa rộng tới cấp huyện, xã như là tổ chức để thay thế các cơ quan Hành chánh VC bị dân nổi loạn triệt hạ.
Xem vậy đủ biết con đường Cách mạng Dân tộc vô cùng trọng đại. Nếu mọi người, mọi giới còn chần chờ, không sớm hiệp lực cùng giới trẻ tiến hành để đến khi có biến động không kịp trở tay thì thật là hối tiếc.

Trên đây chỉ là những suy tư của một cá nhân thuộc thế hệ ở tuổi 70 trước hiện tình Đất nước và Dân tộc. Là những nốt nhạc dạo đầu của Bản Trường ca Cách mạng nhằm ca ngợi, thúc dục tuổi Thanh niên vững tin vào thế tất thắng của Chánh nghĩa Dân tộc, cương quyết tiến tới hoàn thành công cuộc Giải trừ chế độ tàn ngược, bán nước, buôn dân VC để cứu nước, cứu dân.
Người Việt mình thường nói: “Tuổi ba mươi là tuổi lập thân”, tức là chọn cho mình con đường tiến thân, lập mạng. Trong xã hội VN ngày nay, có hai con đường tiến thân rõ ràng phân lập:
1/ Đứng về phía “bọn gian tà bán nước, cầu vinh”, sống cuộc sống giàu có vênh vang trên nỗi khổ dân lành: “Nỗi thẹn nhục để lại ngàn thu”. 2/ Đứng về phía Dân tộc, cùng toàn dân tranh đấu, giành lại quyền sống, quyền làm ngưới xứng đáng với thân phận “Con Người”: “Danh thơm tỏ rạng mãi ngàn sau”.
Tôi biết chắc các Bạn trẻ quyết đứng về phía Dân tộc nên mới có lời nầy để Vinh Danh và Cổ võ.

Nguyễn Nhơn
12/8/11

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét