Pages

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Ông Trương Tấn Sang lo về lương giá

Các ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang tại Đại hội Đảng XI
Một số nguồn tin cho rằng có khác biệt tính cách và quan điểm giữa hai ông Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang

Qua một trong những phát biểu đầu tiên ở cương vị tân Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang lên tiếng về nhu cầu cải cách tiền lương và tỏ ý lo ngại trước giá cả tăng cao tại Việt Nam. 

Trong cuộc tiếp xúc cử tri tại TP Hồ Chí Minh hôm 10/8, ông Trương Tấn Sang, dù có vị trí cao trong Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam những năm qua nhưng khá kín tiếng trong các vấn đề của Chính phủ nay nói cần cải cách tiền lương.
Báo Pháp Luật trích lời ông Sang nói:

"Mặc dù cũng đã có những điều chỉnh lương cơ bản rồi phụ cấp này kia nhưng tiền lương rõ ràng là không theo kịp với cuộc sống, đặc biệt trong tình hình lạm phát, giá cả tăng cao như hiện nay."

Nói chung hay là chính sách?

Tuy nhiên hiện chưa rõ đây chỉ là một cách nói chung chung thường nghe được từ các lãnh đạo Việt Nam khi gặp dân, hay là một chủ trương của ông Sang ở cương vị mới.
"Tôi làm trưởng ban sơ kết nghị quyết của Đảng, Nhà nước khóa rồi xung quanh tổ chức bộ máy và biên chế, thấy rằng chúng ta tăng hơi nhiều"
Bản thân ông không phải là Chủ tịch Quốc hội, chức vụ rơi vào tay ông Nguyễn Sinh Hùng và việc đưa ra các cải cách kinh tế lại thuộc quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cũng không rõ phát biểu của ông Sang có ý gì phê phán ông Dũng hay không.

Ông Trương Tấn Sang cũng được trích lời nói về nhu cầu "không tăng nhiều biên chế".

Ông cho hay cải cách tiền lương cần "phải gắn với việc không tăng nhiều biên chế."

Tuy từng nắm chức Trưởng Ban Kinh tế của Trung ương Đảng, ông Sang không được ghi nhận là tác giả của dự án cải tổ gì về kinh tế cho tới nay.

Còn về chính hiện tượng tăng quan chức trong bộ máy Đảng và Nhà nước những năm qua, ông chỉ nói như một quan sát viên:

"Tôi làm trưởng ban sơ kết nghị quyết của Đảng, Nhà nước khóa rồi xung quanh tổ chức bộ máy và biên chế, thấy rằng chúng ta tăng hơi nhiều."

Ông cũng xác nhận chính việc tăng quan chức khiến "bội chi lại tiếp tục", và kết luận:

"Nếu cứ luẩn quẩn với bài toán bội chi, nhập siêu, lạm phát cao thì đất nước không đứng được".

Hồi năm 2008, để ứng phó với tình trạng lạm phát Chính phủ Việt Nam đưa ra các nhóm giải pháp cơ bản trong đó có giải pháp giảm chi tiêu Ngân sách nhà nước.

Các ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng ra mắt cùng tân nội các

Ngược lại thông tin gần đây rằng chính phủ sẽ cắt giảm 1,4 triệu biên chế cán bộ công chức khi thực thi Luật cán bộ công chức 2008 cũng làm nhiều người lo lắng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng để kiềm chế làm phát, Chính phủ Việt Nam nên cắt giảm biên chế trong năm 2011 để tiết kiệm ngân sách.

Năm nay 62 tuổi, ông Trương Tấn Sang, được báo chí nước ngoài ghi nḥân "là ứng viên duy nhất cho chức Chủ tịch nước, thay cho ông Nguyễn Minh Triết, 70 tuổi".

Cho tới khi lên làm Chủ tịch nước, ông giữ chức Thường trực Ban Bí thư, cơ quan "vị trí quyền lực thứ nhì chỉ sau Tổng bí thư Đảng", theo bình luận của truyền thông nước ngoài.

Cũng các tài liệu do Bấm WikiLeaks tung ra hồi đầu năm ghi nhận các đánh giá từ Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam nói về 'xung khắc' giữa ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Tuy vậy, cũng chưa thấy có bằng chứng gì là khó khăn nếu có trong quan hệ giữa hai nhân vật cùng là người miền Nam được phản ánh qua các chính sách của Đảng và Nhà nước.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét