Pages

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Các đoàn tàu đánh cá hùng hậu đã phá sản

Châu An

Theo: SGTT

(TTHN) – Đây là cách lách để nói rằng TQ giết hại ngư dân quá nhiều nên không ai dám ra biễn nữa. Tuyệt nhiên không thấy bóng dáng của HQVn để bảo vệ ngư dân miền Trung. Chánh phủ Hậu CS sẽ không để tình trạng này xảy ra, phải phát triển kinh tế để 90 triệu người dân có thu nhập hầu có đủ ngân sách cho hải và không quân để bảo vệ lãnh thổ và sinh mạng người VN.

Châu Xuân Nguyễn
————-
SGTT.VN - Những đoàn tàu đánh bắt cá hùng hậu một thời đã phá sản, hệ thống quản lý tàu cá còn lỏng lẻo, ngư trường gặp nhiều khó khăn… Đó là những thông tin ông Phạm Ngọc Hoè, nguyên tổng giám đốc tổng công ty hải sản Biển Đông, đơn vị từng là niềm tự hào của nghề đánh cá Việt Nam chia sẻ với Sài Gòn Tiếp Thị.
Ông Phạm Ngọc Hoè. Ảnh: Châu An
Ông Hoè nói, hệ thống quản lý về tàu cá còn quan liêu, chưa phù hợp. Chẳng hạn, tàu của ngư dân nằm dưới xã, nhưng ở xã lại không có đơn vị quản lý hải sản; huyện thì mới chỉ có phòng nông nghiệp, nói là quản lý hải sản nhưng không biết có mấy người hiểu biết về hải sản, nên mảng hải sản gần như bị bỏ trống. Do vậy, những chính sách từ Trung ương về đến huyện có khi đã rơi rụng còn một nửa, còn xuống đến xã, đến ngư dân thì hiệu lực gần như bằng không.
Có nghĩa là ngư dân phải tự bơi, không được hỗ trợ bao nhiêu từ phía Nhà nước?
Gắn với ngư dân nhất là đầu nậu, là người mua bán, nhà đầu tư. Ví dụ: ngư dân đóng một con tàu hết 100 cây vàng, thì đầu nậu có thể đầu tư đến 50 cây, rồi cung cấp dầu, đá, lưới… cho ngư dân. Khi đánh bắt về, ngư dân bán hải sản cho đầu nậu để trả nợ. Ngư dân không thể vay ngân hàng để đi một chuyến biển, nên phải gối đầu qua đầu nậu. Chưa hết, trong đầu nậu lại có 4 – 5 đầu nậu khác: anh mua cá xô, anh mua phân, anh mua cá xuất khẩu… rồi họ phân chia với nhau. Nhà nước không làm được điều đó, vì thế phải để họ làm nhưng cần hỗ trợ, tạo điều kiện và quản lý họ.
Nhưng làm thế nào để quản lý, kiểm soát được họ, thưa ông?
Ở Đài Loan, chính những đầu nậu là chủ tịch, phó chủ tịch hội nghề cá của địa phương, và qua đó Nhà nước mới quản lý được. Hiện nay, đầu nậu của chúng ta bị bỏ qua một bên, trong khi trên thực tế họ chi phối tới 90% nghề cá của Việt Nam. Do đó, phải cải tiến hội Nghề cá Việt Nam thành một tổ chức xã hội nghề nghiệp mang tính phản biện, tăng quyền hạn của hội.
Hội nghề cá của Đài Loan hoạt động như công ty hải sản Biển Đông của tôi ngày xưa: cung cấp nước đá, dầu, tổ chức đóng tàu, bảo lãnh ngân hàng… Từ đó, họ mới quản lý được tàu và sản phẩm làm ra. Ngoài ra, hội còn tham gia lo ma chay cưới xin cho ngư dân. Cái đó còn hơn một tổng công ty làm dịch vụ hậu cần. Còn hội nghề cá của ta hiện nay ở các địa phương chủ yếu là các giám đốc, phó giám đốc sở làm chủ tịch, ngư dân chưa thấy quyền lợi của mình gì ở đó cả.
Thưa ông, trước đây chúng ta từng có những nghiệp đoàn, đoàn tàu đánh cá hùng hậu, nhưng vì sao phá sản hết, trong đó có đội tàu của tổng công ty hải sản Biển đông, nơi ông từng làm tổng giám đốc?
Theo ông, cần làm gì để hiện đại hoá tàu cá?Để nghề cá phát triển bền vững, thì Nhà nước phải khuyến khích, bảo vệ. Thứ nữa là lao động thủ công trên tàu phải ít nhất, phải cơ khí. Đồng thời phải có hệ thống bảo quản tốt, để sản phẩm bán được giá cao, có hiệu quả kinh tế.
Không chỉ doanh nghiệp của Nhà nước mà doanh nghiệp tư nhân (không phải ngư dân) cũng phá sản. Hiện không còn các tập đoàn đánh cá nữa! Vì sao vậy? Ngư dân phần nhiều có phương tiện đánh bắt nhỏ, đầu tư tương đối thấp, họ đánh một mùa chính khoảng sáu tháng, sáu tháng còn lại nằm bờ, hoặc làm nghề phụ, làm kinh tế gia đình. Còn đã quốc doanh, của Nhà nươc thì đánh 12/12 tháng, do đó những tháng thua lỗ phải bù lẫn nhau.
Mặt khác, đối với ngư dân, họ coi con tàu là tài sản của gia đình, còn doanh nghiệp quốc doanh phải có ông bí thư, công đoàn, thanh niên… bộ máy cồng kềnh, nên dẫn đến thua lỗ, chưa kể những tiêu cực.
Tuy nhiên, đó chỉ là một phần, chưa phải là tất cả. Tại công ty hải sản Biển Đông, thời tôi làm giám đốc, có đội tàu 12 chiếc đánh cá ngừ đại dương. Một tàu đánh 4 tấn thì có lời, nhưng 3 tấn là huề vốn. Những năm đầu dân chưa đánh còn kiếm ăn được, khi thấy chúng tôi đánh được, dân bắt đầu đầu tư tàu, chen vào ngư trường khai thác. Ngư trường thì có hạn, giả sử 100 chiếc đánh bắt còn hiệu quả, chứ trăm rưỡi chiếc là hết hiệu quả rồi. Bởi vậy khi tàu của chúng tôi đánh dưới 3 tấn là tôi không cho đánh nữa, dẫn đến phá sản thôi.
Ở đây, vấn đề là chúng ta không quản lý được. Ở nước khác, người ta quản lý con cá bằng quota. Tức là dựa vào trữ lượng, rồi chỉ ra số lượng tàu khai thác tương ứng là bao nhiêu mới bảo đảm được phát triển bền vững, người đánh mới có lời còn đánh tự phát mạnh ai nấy làm thì lỗ.
Ông nhận xét gì về thiết kế, độ an toàn tàu cá của Việt Nam hiện nay?
Hầu như các tàu cá của ta không có thiết kế. Các tàu thường đóng xong, rồi mới mời nhà thiết kế đến vẽ lại, gọi là thiết kế hoàn công. Mà ngay thiết kế hoàn công đó cũng nửa vời, không chuẩn. Đã vậy hệ thống lái, đối với tàu đi biển phải dây làm xích bằng thép, hoặc cáp, nhưng nhiều tàu bằng dây nilông. Thậm chí cái phao họ cũng không trang bị.
Nói thế, nghĩa là hệ thống đăng kiểm tàu cá của ta quá lỏng lẻo?
Một con tàu thô sơ của dân đóng để đi biển cũng phải mất 300 – 400 triệu đồng, bằng một chiếc xe hơi. Xe hơi qua đăng kiểm thì kiểm tra rất kỹ, còn tàu thì dường như không kiểm tra gì hết hoặc sơ sài, dân cứ thế mà đi. Ví dụ: trên thị trường không thiếu gì cái bạt cao su chân vịt, nhưng dân tiết kiệm tiền, nhét cái miếng cắt từ lốp ôtô vào đó. Khi máy hoạt động nóng lên thì miếng lót đó bó, dẫn dến máy hư, tàu có thể bị lật, trong khi hệ thống đăng kiểm tàu của ta toàn bỏ qua cái này.
Châu An (thực hiện)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét