Đại sứ Michael Michalak, người nay đã mãn nhiệm, cùng dự cuộc gặp mà phía Việt Nam còn có Tướng Tô Lâm, khi đó là Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh và nay là Thứ trưởng Công an.
Phần nhận xét về cá nhân ông Hưởng của điện tín ngoại giao đánh đi từ Hà Nội hôm 12 tháng Hai năm 2010 có đoạn:
"Sự phân tích của ông Hưởng về các chính khách Hoa Kỳ và "các thế lực chống Việt Nam" cho thấy sự thiếu hiểu biết về hệ thống của Hoa Kỳ và phân tích rất kém cỏi.
"Ông [Hưởng] cũng thừa nhận rằng trước ông đã từng nghĩ Đại sứ [Hoa Kỳ] chỉ giải quyết những vấn đề như nhân quyền và không hiểu rằng đại sứ đóng vai trò đại diện cho Tổng thống và là người phụ trách tất cả các vấn đề liên quan tới quyền lực quốc gia của Hoa Kỳ ở một nước, trong đó có cả lĩnh vực tình báo và quốc phòng."
Trong phần cuối, điện tín cũng cho thấy đánh giá của họ về Bấm Tướng Tô Lâm, người cùng dự bữa ăn tối.
Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ nói Tướng Lâm là người thường có mặt trong các cuộc gặp với phía Đại sứ quán Hoa Kỳ và nhận định:
"Ông Lâm cũng là nhân vật cứng rắn, nhưng thông minh và quan tâm tới việc tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực."
Điện tín cũng nói ngay trước bữa ăn tối, phía công an Việt Nam thông báo việc ông Lâm sẽ sớm được thăng hàm Trung Tướng và sẽ được cử giữ chức Tổng Cục trưởng Tổng cục An ninh.
Trung Tướng Lâm được phong chức Thứ trưởng Công an hồi tháng Tám năm nay.
'Thuộc địa' của Trung Quốc
Đại sứ quán Hoa Kỳ nói trong điện tín rằng Bấm Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng mời Đại sứ Michalak và cố vấn cao cấp của đại sứ tới buổi ăn tốisau khi đã nhiều lần phớt lờ các đề nghị gặp mặt của phía đại sứ quán.
Điện tín viết: "Trong suốt bữa ăn kéo dài hai giờ, ông Hưởng nhắc tới ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở Đông Nam Á, nói rằng những hợp đồng kinh doanh không ràng buộc của Trung Quốc đã khiến tạo ra điều có thể coi là sự thuộc địa hóa Miến Điện, Lào, Thái Lan và Campuchia cũng đang ngày càng [theo hướng như vậy].
Ông cũng nhắc:
"Hoa Kỳ đã "đi sau" trong trao đổi kinh tế và ngoại giao ở Châu Á và nhiều nước trong khu vực đã "mất niềm tin vào Hoa Kỳ" trong khi Trung Quốc đang lấp khoảng trống [mà Hoa Kỳ tạo ra].
"Ông Hưởng có vẻ chấp nhận bình luận của Đại sứ rằng Hoa Kỳ đang mở rộng quan hệ với ASEAN nhưng rõ ràng [ông Hưởng] muốn đánh giá sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng."
"Ông Hưởng có vẻ chấp nhận bình luận của Đại sứ rằng Hoa Kỳ đang mở rộng quan hệ với ASEAN nhưng rõ ràng muốn đánh giá sự sẵn sàng của Hoa Kỳ trong việc cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng."
Điện tín ngoại giao của Hoa Kỳ từ Hà Nội
Còn trong cuộc gặp hồi đầu năm 2010, Tướng Hưởng được trích lời nói rằng Việt Nam từng chỉ xem quan hệ quốc tế là quan trọng khi nó giữ được sự ổn định của xã hội (và của Đảng Cộng sản -chú thích của Đại sứ quán Hoa Kỳ) nhưng quan hệ với Hoa Kỳ đã đóng vai trò quan trọng để Việt Nam nhìn thấy ý nghĩa lớn hơn của quan hệ quốc tế.
Đại sứ quán Hoa Kỳ cũng nhận xét trong điện tín rằng họ "cảm nhận được mong muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ, một phần vì lợi ích kinh tế của quan hệ song phương, nhưng chủ yếu là cách để cân bằng vai trò khu vực ngày càng mạnh bạo của Trung Quốc".
'Cứng rắn về nhân quyền'
Điện tín mà người ký tên là Phó đại sứ, bà Virginia Palmer nói ông Hưởng đã bác bỏ những lo ngại của Hoa Kỳ về nhân quyền:
"Chẳng hạn, khi Đại sứ nêu vụ LS Lê Công Định, ông Hưởng giơ tay lên và nói "Tôi sẽ không nghe đâu. Anh ta [tạm dịch từ chữ 'He' của tiếng Anh - không rõ ông Hưởng dùng từ gì] là công dân Việt Nam."
"Ông Hưởng phản đối các tuyên bố của phương Tây chỉ trích một loạt vụ kết án gần đây và coi đó là 'can thiệp vào công việc nội bộ' của Việt Nam.
"Khi Đại sứ bày tỏ lo ngại về sức khỏe xấu đi của Cha (Nguyễn Văn Lý), ông Hưởng tuyên bố (không thành thực) rằng ông không biết và nói một cách giễu cợt, "Tôi có thể nói với quý vị rằng ông ấy sẽ được các cơ quan hữu quan chăm sóc. Tôi không có thông tin gì thêm về người được gọi là Cha Lý."
Vẫn phần điện tín của bà Palmer ghi lại:
Trong cuộc gặp hồi năm 2008 với phía Hoa Kỳ, Tướng Hưởng cũng từng đề nghị Đại sứ quán báo trước cho công an Việt Nam và chính quyền địa phương mỗi khi họ muốn có các cuộc gặp "nhạy cảm".
Ông Hưởng nói việc các quan chức ngoại giao của Hoa Kỳ gặp gỡ những nhân vật bất đồng chính kiến của Việt Nam "khuyến khích các hoạt động bất hợp pháp và thể hiện sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho các hoạt động chống lại nhà nước."
Trước đó trong cuộc gặp hồi tháng Ba năm 2005, Tướng Hưởng cũng cảnh báo Đại sứ quán Hoa Kỳ không nên gặp gỡ bí mật với những nhân vật "cực đoan" như ông Trần Khuê ở thành phố Hồ Chí Minh hay gặp Hòa thượng Thích Quảng Độ.
Khi đó ông Hưởng cũng đề nghị chính phủ Mỹ "có hành động đối với các nhóm "thù địch" ở Hoa Kỳ gồm có các ông Kok Ksor, Võ Văn Ái, Nguyễn Hữu Chánh và đảng Việt Tân.
Bấm Báo chí Việt Nam cũng từng đưa tin về cuộc gặp của ông Hưởng với Đại sứ Michalak và Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Scott Marciel hồi tháng 2/2010 khi ông Hưởng nhắc lại quan điểm của mình về quan hệ song phương.
Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng từng là Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an và đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định xử những nhân vật đấu tranh dân chủ hoặc vận động nhân quyền.
Nay không còn là thứ trưởng nhưng ông được bổ nhiệm làm Phái viên của Thủ tướng Chính phủ về các vấn đề An ninh Tôn giáo, theo các trang web của ngành công an Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét