Pages

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Chính phủ “bắt bệnh” lạm phát vòng ngoài mà thôi

Châu Xuân Nguyễn
 
Lạm phát theo định nghĩa là đổ một số tiền lớn vào những dự án có ít hiệu quả kinh tế cộng thêm rút ruột, tham nhũng làm cho một số tiền lớn đổ vào nhưng thành phẩm rất nhỏ bé. Điều này tạo chỉ số ICOR cao, ICOR là chỉ số biểu tượng tỷ lệ bao nhiêu tiền vnd bỏ ra để thu lợi kinh tế tăng trưởng 1 vnd. Hiện giờ, tỷ lệ ICOR này là 12 hay 13. Điều này có nghĩa là tiền thuế dân phải bỏ ra 12 hay 13 tỉ vnd, để chỉ thu lợi tăng trưởng là 1 tỉ vnd. Từ đó, một con cá, cọng rau, kg thịt cũng bán với giá 130.000/kg thay vì 60.000/kg.
Thủ phạm chính của lạm phát, và tất cả bắt nguồn từ đây là những sự hoang phí và tham nhũng của tập đoàn, tổng công ty và những doanh nghiệp quốc doanh, đã tham nhũng, phung phí tiền thuế của 90 triệu dân tộc VN mà không đem lại lợi ích thiết thực nào cho người dân với số tiền đầu tư lớn như thế.
Nhưng hôm nay, nhà cầm quyền VN ra loạt bài này để bưng bít, che chở cho cánh hẩu, vây cánh là tập đoàn, tổng công ty và DNNN.
Chính vì lạm phát bắt nguồn từ những TĐ, TCTY, DNNN này mà tất cả ngoại tệ usd dự trử phải trích ra để trả lãi và nợ gốc mà những TĐ, TCTY, DNNN vay tiền mà không có khả năng trả này. (KT – Một số công ty thuộc Tập đoàn Sông Đà xin hỗ trợ trả nợ nước ngoài)
Từ đó dự trử ngoại tệ usd bị cạn kiệt, để thâu mua thêm cho đủ để trả nợ cho TĐ, TCTY, DNNN và trả thêm cho nhập siêu, đầu tư công dàn trải và bị rút ruột thì nhà nước phải phá giá vnd để thu mua được usd với giá cao.
Vì lúa gạo, rau củ phải nhập phân bón bằng usd nên phải tăng giá, tăng giá là gây lạm phát trầm kha cho người dân. Thức ăn gia súc cho heo, gà cũng phải nhập bằng usd, tất cả lương thực phải được sản xuất dùng điện lực, phải được vận chuyển bằng giao thông và xăng dầu, khi xăng và điện tăng vì nhập khẩu nguyên liệu từ ngoại quốc bằng usd phải trả cao hơn, thì từ đó lạm phát tăng.
Lạm phát đã tăng từ 2009, 2010 và dây dưa và phóng đại đến 2011.
Để kiềm chế lạm phát này, thay vì giải quyết từ nguồn của vấn đề là giải thể TĐ, TCTY, DNNN thì TT NTDung lại đưa ra nghị quyết 11 (tháng 03.2011) siết chặt tín dụng, nâng lãi suất cao để 90 triệu người dân và doanh nghiệp thắt lưng buột bụng, không xài tiền mua vật dụng nhiều nên vật dụng rẻ đi, từ đó kéo lạm phát xuống.
Lý thuyết thì hay nhưng nghị quyết 11 phải kiên trì, đây là cơ hội thứ hai để giải thể, bán, sát nhập, cổ phần hóa TĐ, TCTY và DNNN. Nhưng không, thay vì để Nghị quyết 11 hành động xử lý TĐ, TCTY, DNNN thì TT lại thêm một lần nữa, xả vane tín dụng, nới lõng tín dụng để cứu bọn này, đâu lại vào đấy, lạm phát sẽ tăng lại thành 24, 25% thì người nghéo VN sẽ phải gánh chịu thay cho Tđ, TCTY và DNNN.
Nghị quyết 11 là chính sách tiền tệ, chính sách tiền tệ này không là cội nguồn của lạm phát. Nhà nước lại một lần nữa, che dấu, bưng bít không cho người dân biết rằng cội nguồn của lạm phát là TĐ, TCTY, DNNN. Tại sao nhà nước lại dối trá, lừa bịp dân tộc VN như vậy. Dễ hiểu vì đó là thói quen lừa bịp dân Vn từ thời Hồ chí Minh đến giờ, không thay đổi một tí gì cả.
Bưng bít như thế này mới bảo vệ đượ TĐ, TCTY, DNNN vì đó là ổ tham nhũng để nuôi ĐCS.
Bút nó đi là bứt bầu sữa, là ĐCS phải suy sụp. Bây giờ 90 triệu dân tộc tôi phải quyết định có muốn bứt TĐ, TCTY, DNNN để thoát khỏi ách CS hay không, đây là cơ hội cuối cùng vì khi hết suy thoái 7 năm nữa, 2018 thì kinh tế trở lại và vẫn phải nuôi DCS qua những TĐ, TCTY và DNNN này, và một vòng lạm phát mới sẽ kiềm hãm phát triển của 90 triệu dân tộc VN.
Nhưng nếu kéo TĐ, TCTY, DNNN sập năm 2012, theo đó suy sụp của ĐCSVN thì tôi sẽ cùng những bạn bè tâm huyết ở hãi ngoại về VN giúp anh Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê công Định, Nguyễn tiến Trung tạo dựng lại một xã hội hậu Cộng Sản model gần gần giống như đời sống chính trị của Úc này, đó là giấc mơ của tôi. Có lẽ chỉ là một giấc mơ, không hơn không kém.
Melbourne
28.09.2011
Châu Xuân Nguyễn
27/09/2011 1:08
Với 3 bản báo cáo độc lập của NHNN, Bộ Tài chính và Bộ KH-ĐT, Chính phủ khẳng định đã tìm ra được nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao và kéo dài suốt thời gian qua.
Thủ phạm chính đã được tái khẳng định là chính sách tiền tệ, bên cạnh yếu tố đầu tư công kém hiệu quả, nhập siêu gây ra…
Tại cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 9 diễn ra chiều ngày 26.9, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết kỳ họp này Chính phủ bàn rất sâu về lạm phát. Thủ tướng đã giao cho NHNN, Bộ KH-ĐT, Bộ Tài chính cùng nghiên cứu độc lập, phân tích thực trạng, nguyên nhân của lạm phát suốt những năm vừa qua để có thể đưa ra giải pháp kiểm soát hiệu quả. “Nội dung đều thống nhất lạm phát ở VN rất cao so với thế giới và kéo dài, nguyên nhân chính là do chính sách tiền tệ”, ông Đam nói.
<>Bên cạnh đó, còn có một số tác nhân khác gây ra lạm phát cao. Thứ nhất, do đầu tư nhiều hơn tiết kiệm dẫn đến tăng trưởng tín dụng cao. Thống kê từ 2001 đến 2010, tăng tín dụng trên 30%, tổng phương tiện thanh toán cũng tăng cao, trong khi trên thế giới nước cao nhất cũng chỉ hơn 10%. Nhu cầu đầu tư công quá lớn, tiền ít nhưng hiệu quả đầu tư lại không cao, chi nhiều hơn thu dẫn tới bội chi. Thứ hai, lạm phát có nguyên nhân của chi phí đẩy. Nền kinh tế với độ mở lớn, tỷ lệ nhập khẩu có năm bằng 90% GDP, do đầu tư lớn nên phải nhập nhiều nguyên vật liệu, máy móc, khi giá thế giới tăng, đẩy chi phí tăng, tạo ra lạm phát. “Suốt thời gian qua lạm phát dài, đồng tiền VN mất giá. Vì vậy, Chính phủ khẳng định phấn đấu quyết liệt để kiểm soát chỉ số giá năm nay ở mức 18%”, ông Đam nói thêm.Bộ trưởng Đam cho biết, tăng trưởng kinh tế 9 tháng qua có tín hiệu tích cực, quý 1 đạt 5,43%, quý 2 là 5,67%, quý 3 lên 6,11%, nếu quý 4 cùng tốc độ với quý 3 cả năm sẽ đạt xấp xỉ 6%. “Nhưng điều đó không có nghĩa dễ dàng đạt được, phải cơ cấu lại đầu tư”, ông nhấn mạnh.2 tuần nữa công bố kết quả kiểm tra giá xăng dầuTrả lời báo chí về những bất đồng quan điểm giá xăng của liên Bộ Tài chính và Công thương, Bộ trưởng Đam nói, đó chỉ là ý kiến tranh luận tại cuộc hội thảo, Chính phủ vẫn nhất quán điều hành giá xăng dầu cũng như một số mặt hàng thiết yếu khác. “Tới đây, tất cả giá các mặt hàng thiết yếu sẽ được công khai, minh bạch giá, nhập vào giá bao nhiêu, bán giá nào, sử dụng quỹ bình ổn giá ra sao, kinh doanh lỗ lãi thế nào phải công bố hết”, ông khẳng định.Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Công Nghiệp bổ sung, lãi lỗ của xăng dầu được tính đơn giản theo nguyên tắc doanh thu trừ đi chi phí ra con số lãi, còn cụ thể như thế nào 2 tuần nữa sẽ công bố sau khi có kết quả của 3 đoàn kiểm tra các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu.Đối với vấn đề nợ nước ngoài của quốc gia, đại diện Bộ Tài chính cho biết hiện nợ nước ngoài của quốc gia chiếm 42,2% GDP, trong đó 62% nợ nước ngoài là của Chính phủ, còn lại của doanh nghiệp. Trong khoản nợ của Chính phủ có 93% nợ ODA và ưu đãi còn lại nợ thương mại. “Nợ nước ngoài của Chính phủ chủ yếu là dài hạn, lãi suất thấp. Nợ vẫn ở trong giới hạn an toàn”, ông Nghiệp khẳng định<> .Anh Vũ
Tại phiên họp, Chính phủ cũng đã xem xét dự thảo chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 với 3 khâu đột phá là nâng cao chất lượng toàn diện, phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc biệt, nhấn mạnh đến việc “dạy người”, đồng thời với “dạy chữ” và dạy nghề… Tiếp tục đổi mới về quản lý giáo dục, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét