Pages

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ


AFP photo
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và
Ngoại trưởng Hillary Clinton tại một cuộc họp
báo sau cuộc hội đàm giữa Hoa Kỳ và Úc tại
San Francisco vào ngày 15 tháng 9 năm 2011.
Quỳnh Chi, phóng viên RFA
2011-09-22
Trong cuộc đối thoại thường niên cấp bộ trưởng Ngoại giao và Quốc phòng tại San Francisco ngày 15 tháng 9 vừa qua, lần đầu tiên Hoa Kỳ và Úc chính thức kêu gọi Ấn Độ thực hiện chính sách “Hướng Đông” một cách sâu sắc hơn.





Tuy nhiên, nhiều người cho rằng Ấn Độ sẽ khó lòng đóng một vai trò lớn tại vùng này khi chưa thấy một lợi ích rõ ràng của nước này tại khu vực. Quỳnh Chi hỏi chuyện ông Karl F. Inderfurth, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc đặc trách vấn đề chính trị và cũng từng là trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Nam Á sự vụ, bao gồm Ấn Độ, từ năm 1997 đến năm 2001.

Vấn đề an ninh khu vực

Trước tiên, ông Karl cho biết về chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ:
Ấn Độ đã bắt đầu theo đuổi chính sánh “Hướng Đông” từ năm 1992 nhưng cho đến những năm gần đây, nước này mới thực sự có những hành động thực hiện chính sách này. Ấn Độ có nhiều hoạt động liên quan đến việc xây dựng kinh tế ở vùng Châu Á Thái Bình Dương. Ví dụ, Ấn Độ đã có những thỏa thuận thương mại với ASEAN, thỏa thuận về tự do thương mại với Singapore và Thái Lan, Nhật Bản và một số quốc gia châu Á khác nữa. Với những ảnh hưởng về kinh tế, Ấn Độ đang ngày càng trở nên gần hơn với khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
Quỳnh Chi: Thưa ngài Đại sứ, ông nói đến vấn đề cấu trúc kinh tế mà Ấn Độ đang muốn xây dựng với khu vực Đông Nam Á, thế còn vấn đề an ninh, quân sự thì sao thưa ông?
Ông Karl F. Inderfurth: Về vấn đề an ninh của khu vực Châu Á Thái Bình Dương cũng là một vấn đề quan trọng, tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tất cả những rắc rối xảy ra trong tương lai ở khu vực này vẫn liên quan đến vấn đề kinh tế và năng lượng là chính. Nói tóm lại, chính sách “Hướng Đông” của Ấn Độ đã được nước này chính thức thông báo từ năm 1992, và chủ yếu tập trung về vấn đề kinh tế; nhưng gần đây, Ấn Độ cũng tham gia vào các hoạt động an ninh. Cho nên, tôi nghĩ là trong tương lai, Ấn Độ sẽ ngày càng có nhiều hoạt động tại phương Đông nữa.
Quỳnh Chi: Vâng, có thể thấy là Ấn Độ đang tiến gần về các nước phương Đông, gần đây nhất là chuyến viếng thăm của Ngoại trưởng nước này, ông S. M. Krishna, đến Việt Nam. Tuy nhiên, dường như Ấn Độ không có lợi ích ở Biển Đông, liệu nước này có thể đóng một vai trò lớn tại khu vực Đông Nam Á không?
Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia mạnh ở khu vực Châu Á cho nên việc hai nước tìm cách để có thể hợp tác với nhau là rất quan trọng, kể cảnhững gì họ đồng ý và không đồng ý như tranh chấp lãnh thổ.
Ô. Karl F. Inderfurth
Ông Karl F. Inderfurth: Thực ra, Ấn Độ cũng tham gia vào các hoạt động của vùng Đông Nam Á như Diễn đàn Khu vực ASEAN, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng. Tôi nghĩ Ấn Độ cũng muốn có nhiều hoạt động hơn với các nước trong khu vực, kể cả Trung Quốc. Ấn Độ và Trung Quốc là hai quốc gia mạnh ở khu vực Châu Á cho nên việc hai nước tìm cách để có thể hợp tác với nhau là rất quan trọng, kể cả những gì họ đồng ý và không đồng ý như tranh chấp lãnh thổ.
Quỳnh Chi: Nhân nói đến nhân tố Trung Quốc, khi Ấn Độ tuyên bố sẽ theo đuổi dự án khai thác dầu khí cùng Việt Nam, các nhà phân tích Trung Quốc cụ thể là ông Shen Dingli tại trường đại học Fudan cho rằng Ấn Độ đang có chính sách chống lại Trung Quốc. Là một người am hiểu chính sách Ấn Độ, ông có ý kiến gì về dư luận này?
Ông Karl F. Inderfurth: Tôi không nghĩ là Ấn Độ có chính sách chống lại Trung Quốc. Đây là những vấn đề mà các quốc gia trong khu vực đều quan tâm và tìm xem cách giải quyết thế nào là phù hợp. Cả chính phủ Ấn Độ và Trung Quốc chưa bao giờ tuyên bố là Ấn Độ có chính sách chống lại Trung Quốc. Tóm lại, tôi nghĩ rằng, một bên sẽ hết sức cẩn thận và để ý đến những gì xảy ra, bao gồm các vấn đề thăm dò dầu khí, về hàng hải…Bởi vì không phải chỉ đường bộ mới có luật lệ mà đường biển cũng thế.

Gia tăng ảnh hưởng trên biển

Quỳnh Chi: Vâng, thế nhưng, với những tranh chấp lãnh thổ kéo dài cho đến bây giờ, hiện nay có dấu hiệu cho thấy hai nước này đang gia tăng ảnh hưởng trên biển. Vậy liệu việc Ấn Độ và Trung Quốc đều tăng cường ảnh hưởng mà lại không gây mất lòng nhau là có khả thi không?


000_Del239727-250.jpg
Hải quân Wu Shengli (T) và Đô đốc Ấn Độ Sureesh Mehta (P) trong chuyến thăm chính thức Ấn Độ năm 2008. AFP
Ông Karl F. Inderfurth:
Hiện nay đang có những câu hỏi về sự ảnh hưởng của hai nước này về trên biển khi cả hai nước đang xây dựng và phát triển hải quân. Trong chuyến đi gần đây đến Ấn Độ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ bà Hilary Clinton cũng phát biểu là việc ba nước Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Trung Quốc tìm cách để có thể làm việc với nhau là rất quan trọng vì tất cả đều có vai trò quan trọng trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

Quỳnh Chi: Liệu việc Ấn Độ đẩy mạnh chính sách “Hướng Đông” như vậy thì có xao lãng đi vai trò của nó tại Ấn Độ Dương không bởi vì có tin nói là Trung Quốc chuẩn bị mở rộng thăm dò khoáng sản ở Ấn Độ Dương?
Ông Karl F. Inderfurth: Tôi nghĩ là Ấn Độ sẽ đóng một vai trò chính trong vùng Ấn Độ Dương bởi đây là khu vực quan trọng nhất đối với lợi ích kinh tế và năng lượng cũng như an ninh của nước này. Khu vực này cũng tạo ra nhiều căng thẳng cho thế giới bởi nguồn dầu hỏa tại đây cũng như bởi vì đây là thủy lộ quan trọng của thế giới. Cho nên, Ấn Độ Dương vẫn sẽ là trọng tâm chính của Ấn Độ trong những năm tới. Tuy nhiên, những khu vực đại dương khác cũng quan trọng đối với Ấn Độ. Chính vì thế mà trong một chuyến viếng thăm Ấn Độ, bà Hilary Clinton đã nói rằng cần thiết xây dựng kết cấu khu vực để bảo đảm những qui tắc, luật lệ.
Quỳnh Chi: Xin cám ơn ngài Đại sứ.
Tôi nghĩ là Ấn Độ sẽ đóng một vai trò chính trong vùng Ấn Độ Dương bởiđây là khu vực quan trọng nhất đối với lợi ích kinh tế và năng lượng cũng như an ninh của nước này.
Ông Karl F. Inderfurth
Vừa rồi là cuộc trò chuyện giữa Quỳnh Chi và Karl F. Inderfurth, từng là trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách Nam Á sự vụ.
Xin được nhắc lại, Ngoại trưởng Ấn Độ, S.M. Krishna vừa kết thúc chuyến viếng thăm 4 ngày tại Việt Nam với Biển Đông trong chương trình nghị sự. Đầu tháng 10 tới, Ấn Độ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tổ chức một cuộc hội đàm cấp cao tay ba đầu tiên tại Tokyo. Một trong những vấn đề chính sẽ được thảo luận là vấn đề hàng hải.
Theo tờ Financial Times, tháng 7 vừa qua, sau khi thăm Nha Trang và Hải Phòng, tàu INS Airavat của Ấn Độ bị tàu Trung Quốc cảnh cáo. Tuần trước, Trung Quốc đã chính thức gửi công hàm ngoại giao tới Ấn Độ cho biết New Delhi phải được phép của Trung Quốc mới được khai thác khu vực lô 127 và lô 128 vì hai lô này thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Một ngày sau khi ông Vishnu Prakash, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ấn Độ, lên tiếng chính thức cho biết nước này cương quyết theo đuổi việc hợp tác với Việt Nam, ngày 17 tháng 9 Trung Quốc thông báo sẽ mở rộng thăm dò khoáng sản tại Ấn Độ Dương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét