Pages

Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

HWR yêu cầu VN trả tự do ngay cho các tín đồ Công giáo

Source Dòng Chúa Cứu Thế
Buổi cầu nguyện đêm 14 tháng 8, 2011 tại
nhà thờ DCCT Saigon cho Việt Nam, cho các
 tôn giáo và đặc biệt cho Đức cha Nguyễn
Thái Hợp, mục tử giáo phận Vinh và 10 người
Công giáo bị công an bắt giam biệt tích.
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2011-09-30
Tổ chức Giám Sát Nhân Quyền Human Rights Watch hôm nay kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do ngay cho các nhà hoạt động tôn giáo.



Đồng thời nhấn mạnh rằng những hành động đàn áp bắt bớ gần đây chỉ khiến tình trạng thiếu tự do tôn giáo ở Việt Nam trở nên trầm trọng hơn mà thôi.


Đàn áp vì không kiểm soát được

Chính phủ Việt Nam nên chấm dứt ngay hành động đàn áp đối với các nhà hoạt động tôn giáo, trả tự do tức khắc cho 15 người bị bắt chỉ vì bày tỏ đức tin của họ. Những vụ bắt bớ, đặc biệt liên quan đến những tín đồ Công Giáo thuộc dòng Chúa Cứu Thế, là điển hình mới nhất trong hàng loạt thành tích xấu về sự vi phạm tự do tôn giáo của Việt Nam.
Đó là những lời mở đầu của Human Rights Watch trong văn bản công bố hôm nay.
Lên tiếng với đài Á Châu Tự Do, ông Phil Robertson, giám đốc chuyên trách nhân quyền Châu Á Thái Bình Dương của Human Rights Watch cho biết:
"Giám Sát Nhân Quyền thật sự quan tâm đến tình trạng đàn áp xử phạt đang diễn ra đối với những tín đồ Công Giáo trong dòng Chúa Cứu Thế, không chỉ vì những sinh hoạt đức tin mà còn vì những quan điểm tự do tôn giáo tự do phát biểu tự do thờ phượng mà họ bày tỏ. Sự việc này biến họ thành mục tiêu của nhà cầm quyền vốn không mấy thiện cảm với những gì họ cảm thấy không kiểm soát được."
Theo Human Rights Watch, Việt Nam khởi sự một loạt những vụ trấn áp từ ngày 30 tháng Bảy, bắt giữ ba nhà hoạt động tôn giáo ngay khi họ vừa từ nước ngoài về đến phi trường Tân Sơn Nhất. Liên tục trong bảy tuần lễ kế tiếp, thêm 12 nhà hoạt động tôn giáo khác bị bắt giữ .
Tính đến lúc này, vẫn theo Human Rights Watch, mười người trong số đó đã bị khởi tố vi phạm điều 79 Bộ Luật Hình Sự âm mưu lật đổ chính phủ. Với tội danh này, mức án qui định là năm đến mười lăm năm tù đối với người đồng phạm, mười hai năm tù đến án chung thân đối với người chủ mưu có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng.
Human Rights Watch cũng nêu lên trường hợp một vị lãnh đạo Dòng Chúa Cứu Thế bị ngăn cản không được xuất ngoại để tham dự một hội nghị về tôn giáo ở Singapore:
Nếu họ lật đổ chính quyền thì nhà nước có quyền đọc lệnh bắt công khai trước mắt mọi người, đây lại bắt nguội mà không có lý do.
Giám Mục Phạm Trung Thành
"Những vụ cấm đoán bắt bớ trong thời gian gần đây chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam luôn ác cảm với những ai cố tìm cách biểu tỏ đức tin của họ một cách tự do, nghĩa là những việc ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Chính hành động đàn áp từ phía nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người bày tỏ chính kiến hoặc kêu gọi tự do tín ngưỡng một cách ôn hòa, một lần nữa dấy lên mối quan ngại về sự vi phạm nhân quyền càng ngày càng gia tăng ở Việt Nam."
Văn bản kêu gọi của Giám Sát Nhân Quyền đã liệt kê danh tánh các tín đồ Dòng Chúa Cứu Thế ở nhà thờ Thái Hà thuộc thành phố Hà Nội và nhà thờ Kỳ Đồng thuộc thành phố Hồ Chí Minh, bị công an bắt giữ trong vòng hai tháng qua.
Tưởng cần nhắc nhà thờ Thái Hà ở Hà Nội và nhà thờ Kỳ Đồng ở thành phố Hồ Chí Minh thường tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện cho những nhà bất đồng chính kiến hay những nhà hoạt động dân chủ đang ở trong tù như tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, ông Nguyễn Văn Lía của Phật Giáo Hòa Hảo, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Blogger Anh Ba Saigon Nguyễn Thanh Hải, blogger Phạm Minh Hoàng.
Hai blogger công giáo gây nhiều ảnh hưởng cũng được Human Rights Watch đưa vào danh sách yêu cầu Việt Nam phóng thích ngay là blogger Trần Văn Sơn và nhà báo tự do Tạ Phong Tần. Blogger Trần Văn Sơn bị bắt ngày 3 tháng Tám vì bày tỏ sự ủng hộ tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đang bị cầm tù. Nhà báo tự do Tạ Phong Tần bị bắt ngày 5 tháng này sau khi đưa lên blog bài viết chỉ trích hành động bắt giữ blogger Trần Văn Sơn mà bà cho là vô lý và tùy tiện. Lời giám đốc chuyên trách Châu Á Thái Bình Dương của Giám Sát Nhân Quyền, ông Phil Robertson:
"Vụ việc mới đây nhất mà Giám Sát Nhân Quyền không thể không lên tiếng là trường hợp Trần Vũ Anh Bình, bị bắt trên đường về nhà mười ngày trước đây, tức ngày 19 tháng này, sau khi đến nhà thờ Kỳ Đồng để tham dự tang lễ và hát với ca đoàn nhà thờ trong tang lễ đó.
Điều này chứng tỏ ngay cả những tín đồ bình thường, nghĩa là những người trẻ chẳng có hoạt động hay đòi hỏi gì nổi bật về tự do tôn giáo hay tự do phát biểu, thì nay cũng bị sách nhiễu bị bắt bớ. Điều này cho thấy phải chăng nhà cầm quyền Việt Nam coi Dòng Chúa Cứu Thế như một thế lực đối nghịch và đe dọa sự an toàn của họ nên phải ra tay trấn áp."

Bắt bớ tùy tiện

Được hỏi Giám Sát Nhân Quyền nghĩ sao về lời tuyên bố của ngoại trưởng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, trước Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại ở New York hôm thứ Ba vừa qua cho rằng "Việt Nam luôn cam kết bảo đảm mọi quyền căn bản của người dân, nhân quyền ở Việt Nam được tôn trọng, Việt Nam luôn có những cuộc đối thoại về nhân quyền với quốc tế và Hoa Kỳ, và những vụ việc như Cồn Dầu không phải đàn áp tôn giáo mà là tranh chấp đất đai."

cdvinhcaunguyen-jbnguyenhuuvinh-250.jpg
Tối 28/8/2011, Cộng đoàn Giuse thợ đã dâng Thánh lễ, thắp nến cầu nguyện cho các nạn nhân bị bắt trong đợt trấn áp vừa qua. Photo: JB Nguyen Huu Vinh
Đáp lại, ông Phil Robertson khẳng định:

"Đó là công việc của một ông ngoại trưởng khi phải bảo vệ phải tìm mọi cách để gọi là tốt khoe xấu che cho đất nước của mình. Trong trường hợp này thì ông ta cố tình xóa sạch hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính phủ Việt Nam, trong lúc Giám Sát Nhân Quyền có đầy đủ bằng chứng về sự vi phạm nhân quyền có hệ thống ở Việt Nam. Chúng tôi không ngạc nhiên mấy khi ông ngoại trưởng phủ nhận mọi chuyện vì ông ta cũng chỉ là một PR của nhà nước Việt Nam mà thôi. Nếu ông ta không muốn bị coi là lố bịch trước quốc tế thì ông ta nên soạn và học bài cẩn thận về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam.
Tôi cũng xin được nhân dịp này để yêu cầu Washington DC và chính phủ Mỹ đóng vai trò tích cực hơn và nêu lên những vấn đề mới về nhân quyền với chính phủ Việt Nam. Việt Nam tiếp tục đàn áp tôn giáo trong khi Washington không lên tiếng tới cùng đích của vấn đề này. Có chăng thỉnh thoảng Việt Nam cũng được Hoa Kỳ lưu ý chiếu lệ tình trạng bất dung tôn giáo và đàn áp đối lập. Chúng tôi mong rằng đến lúc Hoa Kỳ nên công khai nhìn nhận Việt Nam thiếu tự do tôn giáo, nói thẳng với Hà Nội nên chấm dứt hành động sách nhiễu đàn áp bắt bớ tất cả những ai bày tỏ đức tin hoặc nguyện vọng về tự do tín ngưỡng một cách ôn hòa."
Phát biểu với đài Á Châu Tự Do về yêu cầu của tổ chức Giám Sát Nhân Quyền , đòi Việt Nam trả tự do ngay tức khắc cho các nhà hoạt động tôn giáo họ bắt giữ trong thời gian qua, Giám Mục Phạm Trung Thành, Giám Tĩnh Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, từng bị chận lại ở phi trường trong chuyến đi Singapore dự một hội nghị về tôn giáo, bày tỏ:
"Những tuần vừa đây mà chúng ta nghe những thông tin có những anh em bị bắt thì tội của họ thế nào, có hay không? Nhưng mà cái cách bắt thì chúng tôi không đồng tình. Cụ thể một thanh niên Công giáo trong Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nơi chúng tôi đang cư trú ở quận 3 này. Anh là một ca viên của ca đoàn ở đây, Trần Vũ Anh Bình, một thanh niên rất bình thường.
Những vụ cấm đoán bắt bớ trong thời gian gần đây chứng tỏ nhà cầm quyền Việt Nam luôn ác cảm với những ai cố tìm cách biểu tỏ đức tin của họmột cách tự do, nghĩa là những việc ngoài tầm kiểm soát của chính phủ.
Human Rights Watch
Nếu anh có hoạt động gì thì tại sao nhà nước không đọc lênh bắt đàng hoàng. Và trong mười mấy thanh niên vừa rồi là toàn những thanh niên Công giáo, những người tốt thôi mà bị ghép vào tội đảng Việt Tân hay là lật đổ chính quyền gì đó. Nếu họ lật đổ chính quyền thì nhà nước có quyền đọc lệnh bắt công khai trước mắt mọi người, đây lại bắt nguội mà không có lý do. Đó là chuyện cần lên tiếng.
Cá nhân tôi thì không thành vấn đề, nhưng mà chức năng của tôi là người có trách nhiệm đối với một tỉnh dòng, chúng tôi cần có những cuộc họp hành quốc tế và nhất là tháng Bảy vừa rồi chỉ có ba ngày họp ở Singapore với tất cả các Giám Tỉnh thì họ đã ngăn chận tôi mà không có lý do. Tôi đã làm một bản kháng nghị gởi từ trung ương cho đến địa phương nhưng mà ba tháng qua vẫn rơi vào im lặng không ai trả lời."
Phúc trình thường niên về tự do tôn giáo thế giới mới đây của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phần liên quan đến Việt Nam, nói rằng tự do tôn giáo ở Việt Nam tiếp tục bị xâm phạm, không có sự cải thiện đáng nói về mức độ bất dung tôn giáo trong thời gian Hoa Kỳ đúc kết bản báo cáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét