Pages

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Mục tiêu 2012: Kéo lạm phát xuống một con số

Nghĩa Nhân

Theo: PLTP HCM
-
(TTHN)Hãy nghe TT Dũng tuyên bố về dự báo lạm phát năm 2011 vào ngày 31.12.2010 như sau: ” Về công tác quản lý, điều hành, kiểm soát giá cả năm 2011, Bộ trưởng Tài chính cho biết dự báo giá cả năm tới sẽ “nhích lên” do một số tác động khách quan lẫn nguyên nhân nội tại và báo cáo một số giải pháp trọng tâm sẽ thực hiện để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 7% theo Nghị quyết của QH.”. Và ngày hôm nay, 05.09.2011, lạm phát của năm 2011 là từ 22% đến 25%…Đó là “tài năng dự báo của ĐCS. Và cũng chính ngày hôm nay, họ hứa sẽ kéo lạm phát năm 2012 xuống còn 1 con số (<10%).

Chắc ĐCS VN nghĩ là 90 triệu dân VN ngu ngốc và điên khùng hết mới tin vào lời nói của bọn chúng.
Châu Xuân Nguyễn
———-
CHÍNH PHỦ HỌP THƯỜNG KỲ THÁNG 8: Mục tiêu 2012: Kéo lạm phát xuống một con số
-
Nếu tiếp tục kiểm soát tốt các chỉ số vĩ mô, có khả năng tăng trưởng GDP năm 2011 đạt mức 6%; lạm phát có thể kiềm chế ở ngưỡng 18%…
Chính phủ khóa XIII đã có phiên họp thường kỳ đầu tiên, kéo dài ba ngày từ 30-8 đến 1-9, trong đó hai ngày tập trung đánh giá, thảo luận tình hình kinh tế-xã hội tháng 8, tám tháng đầu năm và kế hoạch cho quý cuối năm.
Chủ trì họp báo tối 1-9, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết Chính phủ đang theo dõi chặt chẽ diễn biến kinh tế thế giới, nhất là vấn đề khủng hoảng nợ công ở Mỹ, EU. Trước các diễn biến ấy, nhận định chung là kinh tế trong nước sẽ còn rất khó khăn.
Lạm phát 2011 dự kiến 18%
Tuy nhiên, cho đến nay đã le lói những tín hiệu tích cực. Lạm phát vài tháng gần đây liên tục giảm, trong đó tháng 8 mức tăng chỉ 0,93% – mức thấp nhất kể từ đầu năm. Xuất khẩu tăng 33,7%, gấp hơn ba lần chỉ tiêu QH thông qua. Thị trường ngoại hối chuyển biến tích cực; lượng ngoại tệ ngân hàng thương mại mua được lớn hơn nhiều so với lượng bán ra. Dự trữ ngoại tệ tăng thêm 6 tỉ USD so với đầu năm. Nhập siêu, thâm hụt ngân sách được cải thiện… Tăng trưởng kinh tế cho đến nay gần 5,6%.
Theo ông Đam, tại kỳ họp này, các thành viên Chính phủ đã thẳng thắn mổ xẻ những yếu kém, hạn chế trong điều hành kinh tế. Trước tình hình nhiều năm liên tục lạm phát ở mức cao, Thủ tướng đã yêu cầu các bộ trưởng liên quan tập trung phân tích nguyên nhân, trong đó lần này đề cập tới nguyên nhân từ chính sách tiền tệ. Dự kiến tháng 9 Chính phủ sẽ bàn sâu chuyên đề lạm phát.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8-2011. Ảnh: TTXVN
Trên nền diễn biến kinh tế-xã hội tám tháng, Chính phủ dự kiến đến cuối năm, nếu tiếp tục kiểm soát tốt các chỉ số vĩ mô, có khả năng tăng trưởng GDP hết năm 2011 đạt mức 6%; lạm phát có thể kiềm chế ở ngưỡng 18%, bội chi ngân sách 4,9% (chỉ tiêu QH giao là 5,3%).
Ông Đam cho biết Chính phủ cũng bắt đầu bàn về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2012, theo đó nếu kinh tế thế giới phát triển thuận lợi thì trong nước tạm đặt ra mục tiêu tăng trưởng 6,5%, lạm phát kéo về mức một con số và bội chi thấp hơn 2011.
Chính phủ có thể phải trả nợ thay
Liên quan đến thông tin về một số dự án đầu tư được Chính phủ bảo lãnh vay vốn ngoại, nay gặp khó khăn không thể trả nợ đúng hạn, đang kêu cứu Bộ Tài chính, Bộ trưởng Vương Đình Huệ tái khẳng định: Như trường hợp Vinashin, những khoản vay thương mại thì họ phải tự làm trả nợ. Chính phủ chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế, chính sách để doanh nghiệp (DN) thuận lợi nhất, giảm dần lỗ, tiến tới có lãi để trả nợ.
Riêng các dự án xi măng, ông Huệ cho biết trước đây xi măng được ưu tiên đầu tư nên Chính phủ chủ trương bảo lãnh vay vốn. Cho đến nay, tổng mức vốn có bảo lãnh đã lên tới 1,36 tỉ USD cho 16 dự án. Trong số này có bốn dự án đang gặp khó khăn, khó có khả năng trả nợ. Cụ thể, dự án Đồng Bành (Lạng Sơn), bảo lãnh vay năm 2008, 45 triệu USD, là nhỏ nhất; xi măng Thái Nguyên, bảo lãnh vay năm 2005, 59 triệu USD; xi măng Tam Điệp (Ninh Bình), bảo lãnh từ năm 2000, 133 triệu USD; xi măng Hoàng Mai (Nghệ An), bảo lãnh từ 1988, 145 triệu USD.
“Nợ được Chính phủ bảo lãnh được coi là nghĩa vụ dự phòng. Nhưng trong các trường hợp trên, DN không trả được nợ thì nghĩa vụ dự phòng thành nghĩa vụ thực, Chính phủ phải trả nợ thay” – ông Huệ nói.
Theo quy định hiện hành, với các khoản nợ có bảo lãnh này, khi DN không trả được nợ thì Bộ Tài chính sẽ ứng trả nợ thay trong phạm vi ba kỳ trả nợ. Sau đó, nếu DN vẫn không tự đứng ra trả nợ được thì theo Luật Quản lý nợ công sẽ bán, thanh lý tài sản thế chấp để thu hồi trả nợ.
“Cả bốn dự án xi măng trên, chưa trường hợp nào khó khăn đến mức quá ba kỳ nợ không trả được” – ông Huệ cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng Huệ, trước tình hình khó khăn của một số dự án xi măng, ngày 27-7, Bộ Tài chính đã có văn bản kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Xây dựng và các địa phương rà soát lại kế hoạch, quy hoạch phát triển xi măng. Dự án dở dang thì tập trung hoàn thành, đưa vào vận hành. Dự án đã sản xuất thì hỗ trợ để hoạt động được hết công suất, hiệu quả cao nhất. Trong khi chờ quy hoạch mới, tạm ngừng cấp bảo lãnh vay đầu tư nhà máy xi măng cho đến khi Chính phủ có chủ trương mới.
Ngoài ra, sắp tới Bộ Tài chính sẽ có báo cáo tổng hợp, phân tích nợ công Việt Nam từ 2006 đến 2010, phục vụ cho việc điều hành chiến lược nợ công 2011-2020.
Thu hồi, xử lý 2.000 tỉ đồng vốn các dự án không hiệu quả
Tại phiên họp báo, một số bộ trưởng đã trả lời câu hỏi của phóng viên về kết quả rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại đầu tư công. Theo đó, có tới 1.000 dự án sử dụng vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ trái với tinh thần Nghị quyết 11. Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết trong những tháng còn lại, Bộ sẽ kiên quyết thu hồi các khoản đầu tư tại các dự án vi phạm, tập trung cho các công trình, dự án cấp bách hơn. Tổng mức xử lý này sẽ hơn 2.000 tỉ đồng.
NGHĨA NHÂN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét