Pages

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Mỹ Điện Văn Mật Về Đàn Áp Báo VN 2009

SAIGON (VB) -- Trong một điện văn mật gửi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ từ Sài Gòn đã nói về các đợt Ban Tuyên Giáo Trung Ương CSVN và Bộ Thông Tin Văn Hóa CSVN vây đánh, lột chức nhiều nhà báo tại các tờ báo lớn tại VN.
Một điện văn mật trên WikiLeaks, mang số hiệu “09HOCHIMINHCITY649” do Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Kenneth J. Fairfax gửi về Mỹ ngày 28-10-2009, kể về chuyện nhà nước VN tấn công ban biên tập báo Sài Gòn Tiếp Thị.

Phần tóm lược điện văn được ông Fairfax viết như sau:
“Tóm lược: Các liên hệ truyền thông khả tin nói rằng họ tin là Tổng Biên Tậïp báo Sài Gòn Tiếp Thị Tâm Chánh sẽ là nạn nhân kế tiếp trong đợt đàn áp báo chí tại VN, sau khi nhà báo được hâm mộ Huy Đức bị ép từ chức hồi tháng 8-2009. Tờ báo tập trung về đề tài kinh tế này đã thu hút sự hâm mộ trong năm qua, một phần vì các bài phân tích sắc bén cuả Huy Đức về các vấn đề đương thời, nhưng cũng vì báo này là một hiện diện thay thế khác hơn đối với các báo lớn, Tuổi Trẻ và Thanh Niên, mà 2 tờ này đã những bài quan điểm và bản tin bị lột bỏ trong đợt đàn áp. Hết tóm lược.”
Tiếp theo, điện văn của Tổng Lãnh Sự Mỹ nói rằng, những người quen biết bên giới truyền thông khả tín nói với ông Fairfax hồi đầu tháng 10-2009 rằng Tâm Chánh, Tổng biên Tập Sài Gòn Tiếp Thị, có thể bị lột chức và gửi đi tái huấn luyện trong từ một tới 2 năm, và như thế là lột chức của ông này ở tờ báo kinh tế ngày càng được uư chuộng này.
Chánh nói với Tòa Tổng Lãnh Dự Mỹ rằng đã bị chất vấn gay gắt bởi Ban Tuyên Giáo Thành Ủy TP Sài Gòn hồi tháng 7 và 8-2009, lúc đó cho Chánh xem danh sách khoảng 100 bài báo “có vấn đề” đã “gây ra dư luận xấu” về chính sách nhà nưoơc CSVN.
Trong 100 bài báo dẫn ra, có 57 bài viết bởi phóng viên Huy Đức, người bị áp lực từ chức ra khỏi báo này hồi tháng 8-2009.
Phần còn lại là các bài báo viết bởi các thành viên của Viện Nghiên Cứu Phát Triển IDS tại Hà Nội (viện này hiện đã giải thể sau khi chính phủ ra Quyết Định 97 để hạn chế các nghiên cứu khoa học.).
Huy Đức là cựu phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị, nguyên học chương trình Humphrey Fellow, nói với Tổng Lãnh Sự Mỹ rằng Bộ Thông Tin Tuyên Truyền đã tịch thu thẻ báo chí của ông đầu tháng 9-2009, một thủ tục thường lệ khi các phóng viên từø chức, nhưng cần phải xem thoòi điểm để thấy tính xúc động này: thẻ báo chí vừa phát ra cho Huy Đức một thời gian ngắn trước khi Huy Đức bị áp lục từ chuưc ar khỏi báo naỳ vào tháng 8-2009.
Điện văn ghi chú rằng: các phóng viên không được phát thẻ nhà báo cho tới sau khi họ thành công trong “thời gian thử việc” kéo dài ba năm. Huy Đức nói rằng thẻ nhà báo gửi qua bưu điện toơi cùng ngày mà Huy Đức phaả từ chức.
Huy Đức nói tuy là bị công an theo dõi và phải dè dặt hơn khi ra công chúng, ông bắt đầu viết blog “Osin”, điị chỉ www.blogosin.org, và cũng đang viết một tác phẩm về Cựu Thủ Tướng CSVN Võ Văn Kiệt.
Bức điện văn ghi phần bình luận: Việc thanh trừng ở báo Sài Gòn Tiếp Thị là trong chiến dịch tăng áp lực vào báo chí. Trong năm qua (2008, ghi chú của VB) tất cả các báo lớn ở Sài Gòn -- Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Phụ Nữ, Pháp Luật, SGGP và bây giờ là Sài Gòn Tiếp Thị -- để có tổng biên tập bị thay thế.
Nội dung thông tin co cụm lại, và các báo phải đăng laị tin của nhau, và dân chúng ngày càng chuyển sang đọc báo ngoaì lề chính.
Nhưng không giống như nhật báo Thanh niên và Tuổi Trẻ, báo Sài Gòn Tiếp Thị và nhà báo Huy Đức đã tránh các tranh cãi chính trị và không làm các bản tin về tham nhũng từ các cán bộ cao cấp hay chuyện gia đình bạn bè đạị gia...
Báo Sài Gòn Tiếp thị nổi tiếng viết thẳng và quân bình về các đề tài kinh tế tổngq uát.
Thí dụ, các bài viết của Huy Đức về mỏ bauxite do TQ khai thác nói rằng chính phủ VN không cânnhắc về giá cả và lợi ích thi1ích đáng trước khi ra quyết định.
Trong khi việc thay thế các tổng biên tập là kết quả trực tiếp từ hậu quả sau vụ tham nhũng PMU 18m đợt bố ráp mới là nhằm hạn chế hoạt động của Huy Đức, IDS và những người khác đang đưa ra các lời bình luận hợp lý, có ý định tốt, và có hướng đề nghị đổi mới. Kết thúc bình luận.
Bức điện văn ghi là viết chung với Tòa Đại Sứ Mỹ ở Hà Nội. Bản Anh ngữ có link lưu ở trang trang BaSam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét