Pages

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Nhật Bản theo dõi chặt chẽ Biển Đông

Tướng Nguyễn Chí Vịnh tại cuộc đối thoại giữa Asean với Nhật Bản
Tướng Vịnh vừa đối thoại với Trung Quốc,
Hoa Kỳ và bây giờ là Nhật Bản
Nhật Bản đã mời thứ trưởng Quốc phòng 10 nước thuộc Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (Asean) đến Tokyo hôm thứ Tư ngày 28/9 để bàn về an ninh hàng hải ở khu vực Biển Đông.
Cuộc đối thoại hai ngày lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng giữa Trung Quốc và một số thành viên Asean về tranh chấp chủ quyền ở vùng biển này.

Đây cuộc đối thoại quốc phòng thường niên lần thứ ba giữa Nhật và các nước Asean ở cấp thứ trưởng.


Nhật Bản đang tìm cách thống nhất các nỗ lực ngoại giao giữa các nước đang đối mặt với mối đe dọa từ phía Trung Quốc vốn đang ngày càng mạnh bạo trong cách hành xử ở Biển Đông.
Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shu Watanabe nói tranh chấp Biển Đông là một thách thức an ninh.
“Những vấn đề an ninh hàng hải như chống cướp biển và tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa, cũng như việc xây dựng năng lực được đề cập đến trong các tài liệu liên quan của các hội nghị quốc phòng Asean ở cấp bộ trưởng, nằm trong số những thách thức an ninh khu vực mà chúng ta phải cùng nhau đối mặt,” ông nói.
Nhật Bản hiện cũng đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở đảo mà phía Nhật gọi là Senkaku - Trung Quốc gọi là Điếu Ngư - nằm ở biển Hoa Đông.
Quan hệ Trung - Nhật đã xấu đi trầm trọng vào năm ngoái sau vụ việc Nhật bắt giam thuyền trưởng tàu Bấm Mân Tấn Ngư từ Phúc Kiến đâm vào với tàu tuần tra Nhật Bản tại khu vực gần hòn đảo tranh chấp.

Thái độ mạnh mẽ

Bối cảnh hội đàm an ninh Nhật - Asean
Nhà báo Đỗ Thông Minh từ Tokyo giải thích bối cảnh hội đàm an ninh Nhật - Asean lần thứ ba về chủ đề tự do hàng hải.
Bạn cần mở JavaScript lên và cài phần mềm Flash Player mới nhất để nghe/xem.
Ông Đỗ Thông Minh, nhà báo tự do ở Tokyo chuyên theo dõi các vấn đề Nhật Bản, cho BBC biết an ninh hàng hải là chủ đề bao trùm cuộc đối thoại giữa Nhật Bản và Asean bên cạnh lần này các vấn đề khác như chống khủng bố, chống tội phạm xuyên quốc gia.
Ông Minh cho biết lâu nay Nhật Bản vẫn luôn cảnh giác trước Trung Quốc và theo dõi chặt chẽ những diễn biến trên Biển Đông.
Báo chí Nhật vẫn thường xuyên đưa tin về tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc và cả các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hà Nội trong thời gian vừa qua.
“Các nước [Asean] bị ức hiếp thì sẽ ảnh hưởng đến Nhật Bản,” ông giải thích về sự quan tâm của Nhật đối với Biển Đông.
Về lập trường chính thức trong tranh chấp Biển Đông, ông nói Nhật Bản ủng hộ tự do đi lại trên Biển Đông và không ủng hộ bên nào trong tranh chấp cả.
Tuy nhiên, “trong thâm tâm Nhật Bản ủng hộ Việt Nam, Philippines và Nam Dương và ủng hộ Hoa Kỳ và Ấn Độ có thái độ mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc,” ông nói.
Vụ va chạm của tàu Mân Tấn Ngư hồi tháng 9/2010 gần vùng biển đảo tranh chấp khiến quan hệ Trung - Nhật xuống thấp
“Khi Trung Quốc lên tiếng phản đối thì Nhật Bản lại ủng hộ [Ấn Độ hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam],” ông nói thêm.
Mục đích của Nhật Bản là muốn có thêm đồng minh để đối đầu với Trung Quốc bên cạnh việc liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ và Asean.
“Nhật Bản muốn có thêm thế lực khác can dự vào tranh chấp ở Biển Đông, ngược lại lập trường của Trung Quốc là chỉ muốn nói chuyện tay đôi thôi,” ông nói.
"Theo dõi diễn biến tranh chấp trên Biển Đông trong nhiều thập niên qua, Nhật Bản nhận thức rõ là Trung Quốc nuốt trọn được Hoàng Sa và một phần Trường Sa là do Việt Nam yếu nên dễ bị ức hiếp,"
“Nhật Bản rất kiên quyết trong việc xử lý Senkaku,” ông Minh nói, “Họ tăng cường máy bay tuần thám, hạm đội [đến Senkaku].”
“Họ bắt ngư dân Trung Quốc xâm phạm nhưng không đưa ra tòa,” ông nói và giải thích đó là cách Nhật răn đe Trung Quốc trong khi vẫn cố gắng giữ hòa khí giữa hai nước.
“Nếu các tàu Trung Quốc dòm ngó đảo này thì Nhật Bản sẽ phản ứng mạnh mẽ chứ không chỉ dừng lại ở những lời nói ngoại giao,” ông Minh nói.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét