Dự án nhà ở sẽ đẩy nông dân đến chỗ không còn đất để mưu sinh
Nông dân sẽ không còn đất để canh tác như thế này ở Vĩnh Thành nữa
Hàng trăm hộ nông dân ở giáo xứ Cái Mơn đối mặt với tương lai mù mịt sau khi đất canh tác của họ bị nhà nước quy hoạch xây dựng khu dân cư.
“Cuộc sống của chúng tôi sẽ gặp khó khăn vì không có đất trồng cây giống” – ông Phêrô Nguyễn Ngọc Thanh vừa nói vừa chỉ tay vào mảnh đất ươm đầy măng cụt và mai của mình.
“Tuy chỉ có 400 mét vuông nhưng mỗi năm gia đình tôi kiếm được hơn 200 triệu từ nghề ươm cây giống. Giờ nhà nước đòi lấy đất xây khu dân cư chúng tôi biết làm nghề gì để sống?” – người nông dân 57 tuổi than thở.
“Là nông dân chúng tôi cần đất để canh tác vì đó là nguồn thu nhập chính” – ông Thanh ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nói.
Nhà nước sẽ quy hoạch 103.460 mét vuông đất của khoảng 450 hộ dân cư, hầu hết là Công giáo, để xây dựng khu dân cư An Phú Thịnh Cái Mơn bao gồm chung cư, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, siêu thị, bưu điện và công viên cây xanh. Công trình do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng An Phú Thịnh làm chủ đầu tư, theo hình thức BOT. Thời gian thực hiện dự án này được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I (năm 2011-2012) giải phóng mặt bằng và thi công; giai đoạn II (2013-2015) chủ đầu tư giao hạ tầng kỹ thuật cho UBND huyện Chợ Lách.
Người dân cho biết họ bị buộc phải di dời và nhà đầu tư đền bù 170 triệu đồng cho 1.000 mét vuông đất. Trong khi người dân mua đất tái định cư với giá bán là 150 triệu đồng cho một nền nhà khoảng 100 mét vuông và phải xây dựng nhà một trệt một lầu.
Nhiều người nói họ thấy việc đền bù như thế là không thoả đáng bởi làm sao họ có tiền để mua lại đất tái định cư và biết làm nghề gì để sống khi không có đất canh tác.
Họ nói rằng họ quyết đấu tranh giữ đất không những vì cuộc sống mà còn bảo vệ vùng đất quê hương nổi tiếng với các nghề truyền thống như hoa kiểng, cây ăn trái và cây giống.
Ông Lê Phước Toàn, phó chủ tịch huyện Chợ Lách, nói rằng dự án khu đô thị này giúp người dân phát triển kinh tế đồng thời tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch địa phương, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ và du lịch qua đó nâng cao đời sống cho người dân.
“Cuộc sống của chúng tôi sẽ gặp khó khăn vì không có đất trồng cây giống” – ông Phêrô Nguyễn Ngọc Thanh vừa nói vừa chỉ tay vào mảnh đất ươm đầy măng cụt và mai của mình.
“Tuy chỉ có 400 mét vuông nhưng mỗi năm gia đình tôi kiếm được hơn 200 triệu từ nghề ươm cây giống. Giờ nhà nước đòi lấy đất xây khu dân cư chúng tôi biết làm nghề gì để sống?” – người nông dân 57 tuổi than thở.
“Là nông dân chúng tôi cần đất để canh tác vì đó là nguồn thu nhập chính” – ông Thanh ở xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, nói.
Nhà nước sẽ quy hoạch 103.460 mét vuông đất của khoảng 450 hộ dân cư, hầu hết là Công giáo, để xây dựng khu dân cư An Phú Thịnh Cái Mơn bao gồm chung cư, nhà hàng, khách sạn, ngân hàng, siêu thị, bưu điện và công viên cây xanh. Công trình do Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựng An Phú Thịnh làm chủ đầu tư, theo hình thức BOT. Thời gian thực hiện dự án này được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn I (năm 2011-2012) giải phóng mặt bằng và thi công; giai đoạn II (2013-2015) chủ đầu tư giao hạ tầng kỹ thuật cho UBND huyện Chợ Lách.
Người dân cho biết họ bị buộc phải di dời và nhà đầu tư đền bù 170 triệu đồng cho 1.000 mét vuông đất. Trong khi người dân mua đất tái định cư với giá bán là 150 triệu đồng cho một nền nhà khoảng 100 mét vuông và phải xây dựng nhà một trệt một lầu.
Nhiều người nói họ thấy việc đền bù như thế là không thoả đáng bởi làm sao họ có tiền để mua lại đất tái định cư và biết làm nghề gì để sống khi không có đất canh tác.
Họ nói rằng họ quyết đấu tranh giữ đất không những vì cuộc sống mà còn bảo vệ vùng đất quê hương nổi tiếng với các nghề truyền thống như hoa kiểng, cây ăn trái và cây giống.
Ông Lê Phước Toàn, phó chủ tịch huyện Chợ Lách, nói rằng dự án khu đô thị này giúp người dân phát triển kinh tế đồng thời tạo điều kiện để phát triển ngành du lịch địa phương, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang thương mại, dịch vụ và du lịch qua đó nâng cao đời sống cho người dân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét