Pages

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Thắt tín dụng, 4,7 nghìn “ông chủ” biến mất?

Anh Quân

Theo: TBKTVN

(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Với những bằng chứng rõ như ban ngày như thế này thì bao giờ ĐCS mới tuyên bố trên thông tin đại chúng là suy thoái đang đi dần vào cuộc sống người dân.


Doanh nghiệp tư nhân thì rơi lộp độp như lá vàng bay, kéo theo mỗi doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ hàng chục, thậm chí hàng trăm người vô tội. Mục đích của suy thoái là nhằm vào những tập đoàn và tổng công ty hoang phí và tham nhũng phải bị sát nhập, cổ phần hóa thì lại được lấy tiền thuế của nhân dân mà bơm cho sống, doanh nghiệp thật sự tạo công ăn việc làm cho người nghèo thì phải đóng cửa vì thiếu vốn hay vì lãi cao.

ĐCS làm như vậy mà không có nổi loạn mới là lạ…

Châu Xuân Nguyễn
—————--
Thắt tín dụng, 4,7 nghìn “ông chủ” biến mất?
27/09/2011 16:01:52
“Đây là lần đầu tiên Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo về số doanh nghiệp giải thể”, bên lề cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 26/9, một lãnh đạo cấp vụ của bộ này cho biết.
Con số từ báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cung cấp tại buổi họp cho thấy, trong 9 tháng năm 2011, đã có khoảng 4,7 nghìn doanh nghiệp giải thể với tổng số vốn đăng ký kinh doanh khoảng 34 nghìn tỷ đồng.
Thông tin này được đề cập trong bối cảnh tình hình sản xuất đang rất khó khăn. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tăng trưởng GDP 9 tháng năm 2011 chỉ đạt 5,76% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn con số tương ứng của năm 2010 (6,25%).
Ông Vũ Đức Đam, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, trong buổi họp báo ngày hôm qua cũng cho biết, lạm phát dù có hạ nhiệt nhưng vẫn đang ở mức cao khiến lãi suất khó hạ nhanh. “Rất ít người vay được ở mức dưới 17%/năm”, ông cho biết.
anh
Nhưng, tỷ lệ công ty “chết” đi là quá ít. Điều này được cho rằng nền kinh tế chưa có năng lực cạnh tranh cao (Minh họa IE)
Cũng theo đại diện Chính phủ, do tác động từ tình hình thế giới và chính sách tài khóa, tiền tệ chặt chẽ, sản xuất đang gặp phải những khó khăn nhất định, tồn kho tăng cao…
Cùng thời gian này, nhiều tiếng than khó cũng được phát từ phía doanh nghiệp, kêu gọi Chính phủ có những điều chỉnh nới lỏng.
Thực tế là con số doanh nghiệp giải thể như đề cập ở trên là rất thấp. Cũng báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 9 tháng năm 2011, cả nước có khoảng 57,8 nghìn doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt trên 363,7 nghìn tỷ đồng.
Tuy con số về doanh nghiệp đăng ký mới và dự kiến vốn cho kinh doanh kể trên có giảm tương ứng khoảng 7,8% và 4% so với cùng kỳ năm 2010, nhưng so với số doanh nghiệp giải thể, dường như khó khăn không phải quá lớn.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong một lần trò chuyện với báo chí cho biết, thu thập ý kiến của các hiệp hội cho thấy, tỷ lệ doanh nghiệp phải ngừng hoạt động là không nhiều.
Một vị chuyên gia kinh tế cũng cho biết, trong khoảng 20 năm thực hiện Luật Doanh nghiệp, tỷ lệ công ty “chết” đi là quá ít. Điều này được cho rằng nền kinh tế chưa có năng lực cạnh tranh cao.
“Doanh nghiệp là ý tưởng kinh danh, ý tưởng tồi thì có thể thất bại. Và làm sao để cho chỉ có những ý tưởng tốt mới thành công thôi, ý tưởng tồi cũng thành công là hỏng… Cái chết của doanh nghiệp thậm chí phải là niềm vui cho xã hội, bởi nguồn lực được dồn vào cho những ý tưởng tốt đẹp hơn”, vị này cho biết.
Trong khi đó, khoảng tháng trước, các thông số về tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cho thấy tốc độ tăng đang cao hơn so với giai đoạn đầu năm.
Đáng lưu ý hơn, tính đến cuối tháng 8/2011, tăng trưởng tín dụng mới khoảng 9,16%, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, mức dự kiến đến cuối năm thấp hơn trần cho phép tại Nghị quyết 11 khoảng 3%, được Bộ trưởng Vũ Đức Đam thông tin tại buổi họp chiều qua, thực tế là khá cao cho các tháng còn lại.
Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia mới đây cũng khuyến cao, tăng trưởng tín dụng cả năm nay chỉ nên ở mức khoảng 15%.
Cũng trong thời gian gần đây, nhiều tổ chức quốc tế đã cảnh báo về hậu quả của chính sách nới lỏng quá sớm đối với Việt Nam. Tại buổi họp báo công bố báo cáo cập nhật triển vọng phát triển châu Á 2011, Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam, ông Tomoyuki Kimura nêu quan điểm, vẫn còn quá sớm để Việt Nam có thể nới lỏng các chính sách kinh tế vĩ mô, bởi lạm phát tính theo năm vẫn ở mức trên 20%.
Vì này cho rằng, việc nới lỏng chính sách quá sớm có thể làm giảm hiệu quả những nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô, gây mất niềm tin của doanh nghiệp và người dân vào đồng Việt Nam, và tạo ra sức ép sụt giảm dự trữ ngoại tệ…
Quan điểm cho rằng ổn định vĩ mô sẽ hỗ trợ tăng trưởng gần đây cũng được nhiều chuyên gia kinh tế cũng như các cơ quan Chính phủ đề cập. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc thì cho biết, nhiều doanh nghiệp ủng hộ Chính phủ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, tài khóa thắt chặt, cơ cấu lại nền kinh tế.
Bộ trưởng Vũ Đức Đam trong buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 ngày hôm qua cũng cho biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ các năm tới là tái cấu trúc doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước.
Anh Quân (theo TBKTVN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét