Pages

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

THƯ NGỎ KÍNH GỬI GIÁO SƯ VŨ QUỐC THÚC

Kính thưa Giáo Sư,
Lời đầu tiên gửi đến Giáo Sư là sự ngưỡng mộ và vui mừng khi được biết Giáo Sư vẫn mạnh khỏe và minh mẫn, lòng quan tâm đến tình hình đất nước vẫn nồng nhiệt không suy chuyển, và trên hết là tính lạc quan, yêu đời vẫn không vì tuổi tác mà giảm sút.
Theo bức thư của Giáo Sư gửi cho ông Lê Xuân Khoa, Giáo Sư vẫn tin tưởng rằng việc viết “thư ngỏ” gửi cho giới lãnh đạo Cộng Sản đã đạt nhiều kết quả rất khích lệ.
Giáo Sư viết: “Tôi rât mung là buc thu ngo da duoc hoan nghinh o quôc nôi và nhât là da tao thành môt biên cô truyên thông : nhu vây là chung ta da dat muc tiêu . Rôi dây biên cô này se thành môt su kiên lich su , du nhom duong quyên phan ung tich cuc hay vô cam cung vây.”

Giáo Sư cũng khẳng định là việc làm ấy sẽ đem lại một khúc quanh mới cho đất nước thân yêu của chúng ta: “Ho da thât bai vi không ngo là 36 nguoi o 6 noi xa cach nhau hàng van ki lô mét da co thê thoa hiêp trong môt thoi gian thât ngan ngui dê chung tên ky môt van kiên kha phuc tap.. Âu cung là vân nuoc da toi luc hung thinh !”
Cùng lúc ấy, Giáo Sư đã kiên quyết giữ vững lập trường của mình trước những phản ứng không thuận lợi cho bức “thư ngỏ” của Giáo Sư và những vị khác: “Chinh vi nhân dinh nhu vây nên tôi không dê y toi nhung loi chi trich – dôi khi rât ha câp – cua môt sô phân tu ” chông công cuc doan ” . Vô tinh ho da gop phân làm tang thêm gia tri hành dông cua ta ! Nêu chi muôn câu an thi ai dai gi viêt thu ngo nhu vây!”
Thưa Giáo Sư,
Đọc những lời thư mang tính chất tích cực như thế, với tư cách một người lính đã từng ở tù trong các trại cải tạo của Cộng Sản, tôi xin ngả mũ chào khâm phục một vị trí thức lão thành vẫn còn suy tư về vận nước. Tuy nhiên, với kinh nghiệm một người dân đã từng bị áp bức trong chế độ Cộng Sản, một người tù chính trị đã từng bị chuyển trại nhiều lần, một người viết văn nhiều năm và dứt khoát không phải là người “chống Cộng cực đoan, hạ cấp”, tôi xin thưa với Giáo Sư một điều không dễ lọt tai người nghe nhưng vẫn bắt buộc phải nói: Giáo Sư và ông Lê Xuân Khoa, tuy đã ăn mừng thượng thọ, vẫn sống rất ngây thơ, chưa hiểu thâm sâu về Nhà Nước Cộng Sản, thiếu ý thức về tình hình thực tế của Việt Nam; hoặc đã vô tình bị những kẻ tay sai Cộng Sản nằm vùng dẫn dụ và lợi dụng. Lá thư ngỏ kia, thực chất, là một lá thư mang tính chất hoang tưởng giống hệt như tư tưởng của những người đã từng là “Thành Phần Thứ Ba” trước đây, của một số trí thức trong Mặt Trận Giải Phóng, và một số người theo “chủ nghĩa cơ hội” lúc nào cũng hiện diện trong cuộc sống của con người.
1-Không hiểu rõ thực tế Việt Nam.
Giào sư viết: “Nhung trong linh vuc quôc tê , theo quy tac cung nhu lê thoi bang giao quôc tê , ho vân là chinh quyên chinh thuc ( gouvernement légal ) cua nuoc Viêt Nam và da duoc quôc tê thua nhân. Chung ta gui thu ngo cho ho ( thu ngo không phai là kiên nghi hay don thinh câu ) vi hiên thoi chi co ho là co kha nang thay dôi thê chê . Nhu vây là ” danh chinh ngôn thuân ”
Thế nào là “danh chính, ngôn thuận”?
Thực tế, sau 36 năm gọi là “thống nhất dưới sự cai trị của Đảng Cộng Sản”, “Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam” đã hiện thân hoàn toàn là một Đảng cai trị mang đủ tính chất Mafia, Tư Bản phong kiến, thực dân, và gia đình trị. Tất cả những ai mơ tưởng đến một “thành phần thứ Ba”, một lực lượng trung gian hòa giải hòa hợp với Cộng Sản Việt Nam đều không có chỗ đứng, nếu không muốn nói là bị tiêu diệt, bởi vì lực lượng này là một cản trở lớn cho bước tiến đến việc thống nhất toàn bộ tài sản và sinh mạng của nhân dân vào một túi tham của Đảng.
Nhìn lại các “thành phần Thứ Ba” đã từng có trước 1975 và ngay cả “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” rồi “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Miền Nam Việt Nam”, những người lừng khừng, nửa Dân Tộc, nửa Cộng Sản, chúng ta đã thấy toàn bộ những con người này đã bốc hơi trong dòng hưởng thụ của Đảng Cộng Sản. Nguyễn Hữu Thọ, một Luật Sư từng hy sinh danh giá và tương lai để chiến đấu cho miền Nam, từng đóng góp công sức không nhỏ cho thắng lợi của Đảng, sau 1975, chỉ còn giữ chức vụ khai mạc, khai trương và vỗ tay cho đến khi lìa đời. Rồi Huỳnh Tấn Phát cũng thế. Và Nguyễn Chánh Trung, Lý Quý Chung, Dương Quỳnh Hoa? Còn những người kháng chiến miền Nam như Nguyễn Trấn? Nguyễn Hộ? Có ai được trọng dụng không? Ngay cả Huỳnh Tấn Mẫm, số phận cũng long đong, vợ bị dàn cảnh bắt giam vì buôn thuốc phiện lậu, thế là tàn đời. Nói chung, tất cả những ai đứng cạnh Đàng mà không toàn tâm toàn ý, không cắt máu ăn thề với Đảng, không biết hung hăng xắn tay áo đi giật sập nhà dân làm khách sạn, không đào mồ cuốc mả tổ tiên nhân dân làm sân golf, không bắt bớ, thủ tiêu những người yêu nước.. thì nhất định sẽ bị thanh trừng, loại bỏ không thương tiếc.
Như vậy, thì danh có chính, ngôn có thuận không?
Đảng Cộng Sản bây giờ là gia đình trị. Từ Nông đức Mạnh là con rơi của Hồ Chí Minh đến Nguyễn Chí Thanh, rồi Nguyễn Chí Vịnh và Nguyển Tấn Dũng với con gái là chủ toàn bộ ngành đầu tư ngoại quốc. Toàn bộ gia đình, các con, các cháu họ Lê trong Bộ Chính Trị đều nắm những vai trò then chốt. Những nhân vật lãnh tụ các ban, ngành làm ra tiền đều phải là “con ông, cháu cha”, tối thiểu cũng phải là “họ hàng” của những người “con ông, cháu cha”. Tính chất gia đình trị lan rộng đến nỗi mà các băng đảng bây giờ không cần đọ súng đạn, dao phay mã tấu với nhau nữa, mà chỉ cần hô lên một tiếng: “Đây là danh sách gia phả chúng tao. Chúng mày có dám đọ gia phả với chúng tao không?” Nếu băng nào mà gia phảm kém vế thì lập tức rút lui, bằng không thì cả gia tộc bị bao vây kinh tế đến chết. Trong dân gian bây giờ có câu ngạn ngữ: “Nhà mặt phố, bố làm lớn” để chỉ toàn bộ hệ thống gia đình trị này.
Như vậy, thì danh có chính, ngôn có thuận không?
Đảng Cộng Sản bây giờ là một Đảng phong kiến, độc tài, tệ hơn thực dân, mang tính chất Mafia bạo ngược.
Tất cả những ai có lòng yêu nước mà dám viết lên một bức thư ngỏ yêu cầu Đảng chấm dứt độc tài, tham nhũng, hay kiện Thủ Tướng vì đã bán nước như Cù Huy Hà Vũ đã làm, thì đều bị bắt giam với những bản án cực kỳ vô lý, vô pháp luật. Cô Phạm Thanh Nghiên chỉ có treo biểu ngữ trước cửa nhà đòi Hoàng Sa và Trường Sa lại cho Việt Nam mà cũng bị án tù. Điếu Cầu trưng biểu ngữ yêu nước đã bị án tù, rồi mới đây bị đánh gẫy mất tay, và bị đưa đi biệt tích. Các nhà giáo, nhà văn, trí thức như Nguyễn văn Tính, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Phạm Thăng Long, Nguyễn Văn Túc, Lê Trí Tuệ, Lê Nguyên Sang, Nguyễn Bình Thành, Trịnh Quốc Thảo, Nguyễn Văn Thủy, Lê Văn Sóc…không có tổ chức súng đạn, lương tiền nào ngoài lời kêu gọi Yêu nước đều bị giam cầm khốn khổ. Nhà thơ Trần Đức Thạch chỉ viết một bài kể lại chuyện bộ đội tàn sát hơn 150 nhân dân vô tội cũng bị tù biệt giam. Nhà báo Tạ Phong Tần mới vài ngày trước đã bị bắt đi biệt tích. Theo sự thu thập tin tức từ một số Dân Oan, toàn quốc có trên 250 người như thế. Con số này có thể cao hơn, vì không có nguồn tin chính thức nào dám xác nhận cả.
Như vậy thì danh có chính, ngôn có thuận không?
Trong khi đó, thì Công An và bọn du đãng tha hồ đánh đập nhân dân tàn bạo còn hơn Mafia hay thực dân. Trong năm 2010, từ Nam chí Bắc có tới 16 trường hợp Công An đánh người đến chết, trong đó có 5 vụ đổ thừa là tù nhân tự treo cổ bằng giây buộc giầy! Bênh vực một người chạy xe ôm không đội mũ bảo hiểm bị Công An đánh cũng bị đánh chết. Phụ nữ chạy xe vượt đèn đỏ bị bắn gục. Cãi vã với Công An về tiền phạt cũng bị bắn. Vô cảm nhất là “băng” Công An Kinh Tế, ác thần của dân buôn bán, chém chặt khủng khiếp với hàng hàng lớp lớp chặn xe thu thuế, trên các đường liên tỉnh, đã đẩy dân vào chỗ buôn chui, tăng giá, làm gía sinh hoạt bị đẩy lên cao, gây khủng hoảng cho đời sống dân nghèo toàn quốc.
Công An còn phụ tay với bọn cường hào ác bá, cướp đất nhà thờ, nhà xứ, nghĩa trang, mà đánh dân đến chết. Một giáo dân bị dìm xuống nước, còn bị đóng đũa vào tai. Các em nhỏ cũng bị đánh te tua, tàn bạo. Bao người bị bắt nhốt chỉ vì nói lên tiếng kêu Công Lý. Cô Hồ Thị Bích Khương, một bộ đội phục viên, đòi nhà đất bị cường hào chiếm đoạt mà bị Công An đánh đập dã man, rồi dàn cảnh cho xe đụng để phi tang. Chồng cô bị Công An dùng gậy đánh chết rồi bỏ trôi sông. Chúng lấy que sào đẩy xác qua lại trên sông như trò đùa.
Như vậy thì danh có chính, ngôn có thuận không?
Văn hóa và Xã hội không những băng hoại mà còn trở thành cực kỳ vô cảm. Trong trường học, nam sinh đánh đập, lột áo nữ sinh trước mặt bạn bè tỉnh bơ. Các nữ sinh “bề hội đồng” bạn bè đến bất tỉnh, nữ sinh lột áo ngực cho nam sinh bú tí trong lớp, hoặc thay nhau cởi áo ngực, hoặt tụt quần nhau để chụp hình rồi gửi lên Youtube…
Thầy cô giáo gần như điên khùng với lương chết đói nên đã làm nhiều việc không thể tưởng tượng được ở thế giới văn minh. Sau khi trừ xong mọi thứ tiền bảo hiểm, tiền phương tiện di chuyển, thì tiền mà thầy cô giáo mang về chỉ có 1 đô la một ngày! Cho nên,nếu không “bắt địa” được học trò, thì thầy cô trở thành điên. Có cô giáo bắt học trò liếm ghế dài vì không thuộc bài, lấy chỉ khâu miệng học trò vì nói nhiều, cô giáo bóp bộ phận sinh dục nam sinh để trừng phạt, hoặc bắt học sinh không thuộc bài đứng cho cả lớp tát tai…Thầy giáo sách nhiễu tình dục nữ sinh, hiệu trưởng (và cả đầu não tỉnh) mua dâm học trò chưa thành niên…
Trong khi ấy, tiền học tăng kinh khủng khiến nhiều nữ sinh phải bỏ học đi làm đĩ, nam sinh phải đi làm hầu bàn, thợ nề…Chỉ còn lại con cái tư bản đỏ, vì tiền học cao gấp nhiều lần lương công nhân một năm. Một người thợ chỉ làm được 2 triệu đồng một tháng mà tiền “chạy” trường cho con đã tốn 3 triệu rồi! Nhiều trường giỏi đòi tới 5,7 triệu cho những đầu năm học, chưa kể quà cáp không chính thức! (Số tiền 5 triệu này chỉ đủ cho các quan tổ chức một lần “sinh nhật chó” cho con chó yêu quý của mình! Bù lại, các người đến dự “sinh nhật chó” của quan lớn phải mang theo quà trị giá vài triệu!)
Đời sống căng thẳng như thế, nên con người trở thành dã man. Đụng xe đạp cũng đâm nhau chết! Chạm xe gắn máy cũng đâm chết người. Đi xe gắn máy trên vũng nước làm bắn nước vào người đi đường cũng có án mạng. Nhìn “đểu” cũng bị dao đâm chết. Đi tìm bạn gái ở làng bên bị dao chém chết. Bị nghi là ăn trộm chó cũng bị đâm đến tử thương. Con chém cha, con giết mẹ, cháu giết bà nội, vị thành niên đi ăn trộm vàng, giết cả nhà người chủ, từ đứa trẻ mới có hơn 1 tuổi. Ở nhờ người ta rồi giết ân nhân. Cũng ở nhờ mà hiếp dâm chủ nhà xong bóp cổ phi tang… Nói tóm lại, con người đã trở thành máu lạnh, thú hoang chỉ vì sự bất mãn một chế độ tìm mọi cách vơ vét tiền bạc bất chính, dồn tài sản vào giới quan chức và tư bản đỏ. Có những bữa ăn tối tốn 10,000 đô la (trên dưới 200 triệu đồng, tương đương gần 4 năm lương của công nhân). Có những căn biệt thự trị giá từ 10 triệu đến vài chục triệu đô la. Có ngôi Chùa xây tốn gần 100 triệu đô la. Trong khi đó, một em bé bán xổ số, bán măng tươi, bán củi…quần quật suốt ngày chỉ kiếm được 50 xu Mỹ!
Như vậy danh có chính, ngôn có thuận không?
2-Không hiểu là Cộng Sản Việt Nam đã từng là nô lệ của Cộng Sản Tầu từ nhiều thập niên.
Trong bức thư ngỏ của Giáo Sư có nhắc đến sự xâm nhập của Trung Cộng và mong Đảng Cộng Sản thay đổi chính sách để đối phó với Trung Cộng. Đây là một ý tưởng phải nói là quá ngây thơ, không rõ quan hệ của hai bên. Cá nhân tôi đã viết về việc này trong cuốn “Việt Nam Ngày Nay” xuất bản chung với Tiến Sĩ Mai Thanh Truyết, nay xin được nhắc lại.
“Đọc cuốn hồi ký “Ghi chép về việc đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp” do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Bắc Kinh ấn hành năm 2002 và được dịch bởi Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy, toàn bộ diễn tiến nô lệ Trung Cộng đã được phơi bầy một cách rõ ràng. Qua cuốn hồi ký viết bởi những nhân vật cao cấp của Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc này, người đọc mới hiểu tại sao Hồ Chí Minh và thuộc cấp đã không thể nào không cúi đầu trước sự chỉ đạo của Trung Cộng, và không thể nào không dâng đất cho Trung Cộng để trả ơn cứu trợ từ những năm xưa. Điểm đáng nói là cuốn sách được xuất bản đúng thời điểm mà Trung Cộng từng bước thôn tính Việt Nam, từ biển Đông, tới Tây Nguyên, và miền cực Bắc Việt Nam. Có lẽ đây là một lời cảnh cáo các kẻ cầm quyền Việt Nam: “Đừng quên là Cộng Sản Việt Nam đã từng nợ đàn anh Trung Quốc từ khi còn Pháp thuộc. Nếu không có đàn anh Trung Quốc viện trợ, thì đảng Cộng Sản Việt Nam đã không tồn tại mà tham tham nhũng nhũng, sống huy hoàng phè phỡn như hôm nay.” Và cũng có lẽ đây là một lời trần tinh về âm mưu thôn tính Việt Nam của Cộng Sản Trung Quốc, nhằm giải thích cho dư luận biết tại sao mà Trung Cộng muốn coi Việt Nam như cái sân sau của Trung Cộng.
Qua cuốn hồi ký này, người đọc mới thấy rõ mối giây liên lạc chặt chẽ giữa hai đảng Cộng Sản: Việt Nam và Trung Quốc, đúng như lời mà các Đảng Viên Cộng Sản Việt Nam vẫn luôn đọc như đọc thần chú: “ Việt Nam – Trung Quốc, núi liền núi, sông liền sông” và “Trung Quốc và Việt Nam như môi với răng, môi hở thì răng lạnh”, thêm 16 chữ vàng: “Láng giềng hữu nghi, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”.
Cũng qua những tác giả của cuốn tư liệu này, như La Quý Ba, Trương Quảng Hoa, Độc Kim Ba, Vu Hóa Thầm, Trần Canh, Như Phụng Nhất, những nhân vật lừng lẫy trong trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, người ta biết nhiều dấu mốc quan trọng:
-Năm 1924, Hồ Chí Minh từ Moscow đến Quảng Châu, học tập lý luận Mác Lê.
-Năm 1930, Hồ chí Minh thành lập đảng Cộng Sản Đông Dương tại Hồng Kong.
-Năm 1938, Hồ chí Minh đến Diên An, tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước.
Sau đó, mối quan hệ song phương càng ngày được phát triển. Tháng 10 năm 1940 Hồ Chỉ Minh đến Quế Lâm, thành lập văn phòng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội. Trên danh nghĩa thì Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội này, sau được gọi tắt là Việt Minh, được hoàn toàn “độc lập” theo như tinh thần của bản tuyên ngôn, nhưng thực tế vẫn Độc Lập dưới sự chỉ đạo của Trung Cộng!
Tháng 1 năm 1950, Hồ Chí Minh đóng giả vai người già bị thương, đầu quấn khăn mặt, tay chống gậy, sang cầu viện Tầu Cộng. Trần đăng Ninh, một cán bộ lão thành trong đảng Cộng Sản hộ tống và đôi khi cõng Hồ Chí Minh sang qua cửa Thủy Khẩu thuộc Long Châu, Quảng Tây. Sau đó, Hồ Chí Minh mới được đưa sang diện kiến Trung Ương Đảng Công Sản. Lưu Thiếu Kỳ tiếp Hồ Chí Minh tại Trung Nam Hải. Phía Trung Cộng có Chu Đức, Đồng Tất Vũ, Lưu Bá Thừa, Nhiếp Vinh Trần, Lý Duy Hán. Phía Việt Minh có Trần Đăng Ninh, Hoàng văn Hoan. Sau mấy buổi họp đầu tiên không mấy thành công, Hồ Chí Minh muốn đi Liên Xô cầu viện. Vì cũng chưa sẵn sang yểm trợ cho Hồ Chí Minh, nên Lưu Thiếu Kỳ báo cáo với Mao Trạch Đông về việc này, và dàn xếp cho Hồ Chí Minh đi theo Mao Trạch Đông đến Liên Xô. Chuyến đi thất bại. Stalin không chịu viện trợ cho Hồ Chí Minh chống Pháp, mặc dù Mao Trạch Đông giới thiệu và năn nỉ, vì trong suốt chuyến đi, Hồ Chí Minh đã biểu diễn thành công màn kịch là một tay đàn em khả tín, biết quỵ lụy và vâng phục. Vì thế, khi về đến Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ quyết định giúp Hồ Chí Minh bằng một phái đoàn Cố Vấn tối cao do Vi Quốc Thanh, nguyên Phó Tư Lệnh Lực Lượng Công An Trung Cộng làm trưởng đoàn. Nhóm Cố Vấn này được Hồ Chí Minh ra lệnh cho toàn thể đảng viên goi là “Các đồng chí Cố Vấn Vĩ Đại Trung Quốc.”
Đồng thời với việc gửi đoàn Cố Vấn Vĩ Đại sang Việt Nam mở đầu chiến dịch giúp Hồ Chí Minh, Trung Cộng viện trợ 150,000 khẩu súng, hơn 3,000 khẩu pháo, và đạn dược, xe cộ, quần áo, lương thực, đồ dùng hàng ngày như bát ăn cơm tráng men, khăn bông. (Trích bài viết của Trương Quảng Hoa, một Cố Vấn Vĩ Đại của Hồ Chí Minh).
Đến măm 1945, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa thành lập vào 2 tháng 9 năm 1945 nhưng không được nước nào công nhận, trừ Trung Cộng. Staline mới đầu từ chối không công nhận cho đến khi Trung Cộng công nhận rồi, mới chịu thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Minh.
Thực hiện tích cực việc yểm trợ cho Cộng Sản Việt Nam, Trung Cộng đã chỉ đạo, giúp đỡ vũ khí, lương thực, Cố Vấn, chiến lược cho Việt Minh đánh Pháp. Mở đầu là Chiến dịch Biên giới đánh Đông Khê (Thất Khê, Cao Bằng) năm 1950. Các trận đánh này đều do các Cố Vấn Trần Canh, Nhiệm Cùng, Vân Dật, Thiên Hựu, Quí ba, Kiếm Anh, Phương Phương, Quốc Thanh định đoạt. (Trích thư của Hồ Chí Minh gửi đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày 14/10/50).
Từ đó, các thắng lợi khác với quân Pháp cũng đều do Cố Vấn Trung Quốc chỉ đạo. Những cố vấn này lại nhận chỉ thị trực tiếp của Lưu thiếu Kỳ vì Mao Trạch Đông giao cho Lưu Thiếu Kỳ trách nhiệm điều khiển Việt Minh.
Chiến dịch viện trợ vĩ đại nhất mà Trung Cộng giúp Việt Cộng là Trận Điện Biên Phủ. Thắng lợi hoàn toàn là do Cố Vấn Vi Quốc Thanh chỉ huy. Trước trận chiến quyết định này, có một số trận đánh khác nhằm để tiêu hao lực lượng quân Pháp. Từ ngày 20 tháng 1 năm 1954, các chiến lược tấn công từ Tây Bắc xuống đến phía Nam như Kontum, Pleiku, Tây Nguyên, Phú Yên… đều do Vi Quốc Thanh hoạch định. Võ nguyên Giáp chỉ biết thi hành theo chiến thuật. Sau khi thắng lợi được vài trận, Vi Quốc Thanh quyết định nhận lời đánh Điện Biên Phủ theo lời năn nỉ của Võ Nguyên Giáp. Mới đầu, vì quân Pháp không nắm vững được tin tức về sự chỉ huy của Vi Quốc Thanh, nên còn gửi thư thách thức Việt Minh. De Castries, tư lệnh quân Pháp ở Điện Biên Phủ, viết thư cho Võ Nguyên Giáp:
“Tôi biết bộ đội của ông đã bao vây Điện Biên Phủ, nhưng vì sao không tấn công? Tôi đã kiên nhẫn chờ đợi. Nếu ông có gan dám mở tấn công, thì xin bắt đầu đi. Tôi đang chờ đón những thách thức của ông, quyết một phen thắng bại với ông”.
Thư được trình lên Vi Quốc Thanh, hắn cười nói:
“Lão De Catries này ngông cuồng lắm! Hãy đợi đấy! Đến lúc chiến dịch mở màn, là lúc hắn khóc.”
Người phiên dịch báo cáo :
“De Castries là một danh tướng của Lục Quân Pháp là cấp dưới cũ của Navarre , đã qua trường Quân sự, là học viên ưu tú. Hắn vốn quân hàm Đại Tá, gần đây vừa được phong Thiếu Tướng.
Vi Quốc Thanh nói:
“Thế thì hãy để xem chúng ta học được cái gì ở học viên ưu tú này, xem họ có tài chỉ huy đến đâu!”
Và thế là mọi kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ đều do Vi Quốc Thanh chỉ đạo. Từ Hồ Chí Minh đến Võ Nguyên Giáp đều im re, nghe lệnh của Vi Quốc Thanh.
Sau khi thắng trận, Hồ chí Minh mở tiệc chiêu đãi Vi Quốc Thanh, và ôm hôn tay Đại Cố Vấn này. Hồ Chí Minh còn làm một bài thơ chữ Hán tặng Vi Quốc Thanh:
Bách Lý tầm xuân vi ngộ quân
Mã đề đạp toái lĩnh đầu văn
Quy lai ngẫu quá sơn mai thụ
Mỗi đóa hoàng hoa nhất điểm xuân
(Trăm dặm tìm bạn nhưng không gặp, vó ngựa dẫm nát mây đỉnh núi, Quay về tình cờ gặp cây mai rừng, mỗi đóa hoa vàng một điểm xuân). (Trích tài liệu của đại cố vấn Vương chấn Hoa tức Vu Hóa Thầm).
Từ đó, cho đến 30-4-1975, nhất cử nhất động đều do Đại Cố Vấn Trung Quốc chỉ huy và yểm trợ. Ngoài việc viện trợ súng đạn và lương thực, Trung Cộng còn cung cấp nhân sự. Các binh lính Trung Cộng đều trá hình làm lính hậu cần.
Trong thời gian giúp cho Việt Cộng thành công việc cưỡng chiếm miền Nam, Trung Cộng đã để lộ dã tâm muốn đòi nợ chiến tranh bằng lãnh thổ. Khi Nixon dội bom Bắc Việt, Trung Công cho thiết lập giàn rada phòng không từ bên trong đất Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Trung Cộng không rút về, mà biến thành đất của phương Bắc luôn. Dàn phòng không này, hiện nay, được biến cải thành pháo đài vừa phòng không vừa có thể phóng hỏa tiễn tấn công, lại được dùng để khống chế Việt Cộng. Bộ Chính Trị Cộng Sản Việt Nam tuy biết là Trung Cộng xâm lăng một cách âm thầm, nhưng vì nợ ơn nhiều quá, nên phải im lặng, và lại cũng biết rằng, nếu chỉ một câu nói gây bất bình cho các đại cố vấn, thì tình hình nguy ngập liền.
Trận chiến năm 1979 xẩy ra không phải vì Việt Cộng muốn đấu lại “cha đỡ đầu” (God Father) Trung Cộng mà vì Trung Cộng bực tên đàn em đã xua quân qua chiếm Campuchia mà không xin phép đàn anh, nên mới “dậy cho Việt Nam một bài học”. Sau trận này, Việt Cộng khiếp hãi, không bao giờ dám làm mất lòng đàn anh nữa.
Hiện nay, ở miền Bắc, Trung Cộng chiếm hết các đỉnh cao để đặt rada, thêm vài ngàn cây số vuông cưỡng chiếm bằng cách dời cột mốc, cộng với tất cả các rừng đầu nguồn, dưới danh nghĩa là “cho thuê”. Tại cửa “khẩu”, hàng hóa Tầu và hàng giả mạo quốc tế tự do tràn vào Việt Nam không kiểm soát, không đóng thuế. Công An Việt Cộng đứng hút thuốc lá Tầu, nhìn dân “cửu vạn” Việt khiêng hàng Tầu vào ào ạt và chờ đợi cho những hàng dỏm, hàng Tầu này giết chết hết hàng nội địa Việt Nam.
Tại Tây Nguyên, Trung Cộng vừa khai thác Bo xit, vừa thiết lập giàn phòng không thứ hai, và đặt máy trinh thám, theo dõi các hoạt động của Bộ Chính Trị và quân đội. Chung quanh các khu vực Trung Cộng khai thác này, người dân Việt phải tuân theo luật lệ của lính Tầu, nếu không muốn bị bắt, đánh đòn, và nộp tiền chuộc mạng. Lính Tầu giả dạng công nhân có toàn quyền bắt cóc gái Việt, cưỡng bức lấy chúng, nếu không thì chúng cưỡng hiếp. Những đứa trẻ đẻ ra bởi các cuộc hôn nhân cưỡng hiếp này được khai sinh dưới tên Tầu. Dần dần chúng biến dân Việt thành dân Tầu qua thẻ căn cước, những ai có thẻ căn cước Tầu sẽ được hưởng tiện nghi đặc biệt hơn dân Việt. Nếu dân làng phản đối, lính Tầu có thể tung hàng trăm người tràn vào làng, dùng gậy phá nhà, đánh đập dân chúng trong khi Ủy Ban Nhân Dân và công an Việt Cộng bỏ chạy. Nhiều nhà nghiên cứu cho biết, thực ra, Trung Cộng cũng cần có bô xít để làm nhôm, nhưng mục tiêu chiếm lĩnh Việt Nam lại quan trọng hơn. Do đó, cho đến nay, tháng 7 năm 2010, vẫn chưa thấy ký lô nhôm nào xuất xưởng.
Trung Cộng cũng “trúng thầu” khai thác con đường xuyên Bắc Nam, đi dọc theo những tỉnh thành quan trọng. Bên cạnh con đường đó là tất cả các dịch vụ phục vụ cho văn hóa Tầu. Ngoài biển Đông, Trung Cộng khống chế thủy lợi, dành quyền khai thác thủy sản, bắt ngư dân Việt phải theo luật lệ của chúng, nếu không, sẽ bị bắt, bị giết, bị tịch thu tầu và các phương tiện đánh cá, ngoài ra, phải nộp tiền chuộc mạng.
Nhìn chung, Việt Nam ngày nay là cái sân sau của Trung Cộng. Những tên Thái Thú Trung Cộng này văn minh hơn xưa, không bắt dâng nộp gái tơ, ngà voi, tê giác, ngọc trai như xưa, nhưng tha hồ mua gái Việt với giá rẻ như bèo, và hưởng thụ tài nguyên cùng nhân lực Việt Nam không tốn một viên đạn. Đảng Cộng Sản Việt Nam hiện nay, đang thực hiện đúng đắn những phương châm lãnh đạo đất nước là “Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lý, Nhân Dân làm Chủ” Họ chỉ dấu đi hai chữ “Trung Cộng” sau những nhóm chữ đó. Nhóm chữ này, nếu viết đầy đủ, sẽ là : Đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo, Nhà Nước Việt Nam quản lý, Nhân Dân Trung Quốc làm chủ kinh tế Việt Nam.”
Vì thế, mà khi đọc những hàng chữ mà Giáo sư viết: “Vê mat phap ly , nhu Anh biêt , tôi da dua ra môt dê nghi cu thê vê vu vân dông cho V.N duoc huong quy chê TRUNG LÂP giông nhu Autriche dê co thê bao vê nên dôc lâp cung su ven toàn lanh thô và lanh hai”, tôi thật sững sờ vì những ý nghĩa quá đơn sơ của Giáo Sư. Chỉ với một lá thư “thỉnh nguyện của 36 trí thức hải ngoại” mà thay đổi được đại cuộc ư?
Bàng hoàng vô cùng! Nếu quả như thế, mỗi chữ trong lá thư ấy phải được tính giá trị lên tới chục ngàn nhân mạng, vì dân Việt Nam đã phải đổ máu bao nhiêu năm, con số tử và thương vong đã lên tới hơn 2 triệu người mà không có ngày hạnh phúc ấy, vậy mà một bức thư nhỏ nhoi đã làm cho vận hội đất nước được thay đổi!
Bàng hoàng hơn nữa là sự ngây thơ của Giáo Sư và ông Lê Xuân Khoa đã lên tới cực điểm khi ông Lê Xuân Khoa viết: “Sáng nay, tôi mở lại cái YouTube của RFA thì thấy con số người xem đã lên tới trên 26,000. Ngoài ra có vô số trang web và diễn đàn điện tử ở khắp nơi trên thế giới cũng đã đăng Thư Ngỏ và những bài phỏng vấn liên quan.”
Sau đó, ông Lê Xuân Khoa lại tung tin vui: “ Như anh đã biết, Thư Ngỏ đã được trí thức và nhân dân trong nước đón nhận nồng nhiệt. Dù bị thanh gươm Damoclès Cộng sản treo lơ lửng trên đầu, một số trí thức (Trần Thanh Vân, Mai Thái Lĩnh, Lê Đăng Doanh, Trần Khuê . . . ) đã lên tiếng hoan nghênh sự hỗ trợ cần thiết đầy ý nghĩa của trí thức hải ngoại. Cả ba trang blog lớn ở trong nước (Bauxitevn, Anh Ba Sàm, Nguyễn Xuân Diện) đều đăng Thư Ngỏ và bài của RFA phỏng vấn tôi. Tổng số độc giả trong và ngoài nước của ba trang blog này có thể lên đến gần một triệu người. Riêng cái YouTube của RFA bị tường lửa ở trong nước mà chỉ trong vòng 4-5 ngày cũng đã có trên 20,000 người xem và nghe, một con số kỷ lục so với những YouTube khác của RFA trong nửa tháng. Bản tin Vietnam News Briefs về Thư Ngỏ cũng được World Bank cho phổ biến. Hai bản dịch Anh và Pháp của Thư Ngỏ đã hoàn tất và sẽ được dùng để gây sự chú ý của các chính phủ và giới truyền thông quốc tế.”
Quả thật, cá nhân tôi không tưởng tượng được một người có học vị như ông Lê Xuân Khoa lại có thể ngây thơ đến nỗi mà vì sự hào hứng của mình, mà phê phán những người phản đối lá thư ngỏ của Giáo Sư như sau: “Về phía hải ngoại, trong khi Thư Ngỏ được tán thành bởi đa số . . . thầm lặng thì nhóm thiểu số quá khích lại lớn tiếng chỉ trích những người ký Thư Ngỏ, hầu hết để lấy oai.”
Thưa Giáo Sư,
Viết thư này, tôi hy vọng Giáo Sư không cho tôi là một người trong nhóm “thiểu số quá khích” hoặc “viết đế lấy oai”. Xin Giáo Sư hiểu cho rằng tôi đã viết với tất cả lòng tôn kính Giáo Sư, mặc dầu tôi không được hân hạnh làm học trò của Giáo Sư. Tôi chỉ là một người lính, nhập ngũ vì Tổ Quốc thân yêu mời gọi, và đã thực hiện hết trách nhiệm của một người lính và một người dân miền Nam cho đến tháng Tư năm ấy. Khi đọc những hàng chữ khoa trương của ông Lê Xuân Khoa, người mà nghe nói đã từng gặp gỡ Phan văn Khải trước đây, và những điều vui mừng của Giáo Sư “Âu Cũng Là Vận Nước Đã Tới Lúc Hưng Thịnh” sau khi lá thư ngỏ của 36 vị (nay còn đúng 35 vị) được gửi đi, tôi vội viết mấy hàng thô thiển này, mong Giáo Sư thông cảm cho tâm tình của tôi mà suy nghĩ lại về việc làm của mình, để tiếp tục góp một bàn tay với những nhà Dân Chủ, Dân Oan trong nước, cùng đồng bào hải ngoại mà chiến đấu cho một nước Việt Nam độc lập, Dân Chủ và Tự Do trong những phương cách chính thức và hiệu quả hơn.
Chân Thành,
Chu Tất Tiến. M.S.P.
Ngày 10 tháng 9 năm 2011.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét