Pages

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2011

Cuối năm, doanh nghiệp chạy đua… chống lỗ

http://images.dvt.vn/Images/Uploaded/Share/2011/04/20/tygiaUSD.jpgL. Phong

Theo: SGGP

(TTHN) – Những thông tin về suy thoái thì bây giờ rộng rãi trên báo lề phải rồi. Dân tộc ta không phải ngạc nhiên nhưng đây cũng là một cơ hội xác định cho 90 triệu dân VN thấy tài năng của Đảng Cộng sản. Hy vọng rằng sẽ có những chấn động trong lòng dân theo sau những tiết lộ này. Nhiều nguồn cho tôi biết trong những buổi tiếp xúc cử tri, người dân chửi 3 Dũng thẳng thừng như : Nhà thầu Tàu làm tới đâu hư tới đó, kinh tế bệ rạc, bão giá tăng cao mà lương thì cố định v…v..Những ĐBQH phải cố gắng ngồi đó nghe và vuốt giận cử tri.

Giờ này thì bất kỳ doanh nghiệp nào còn sống sót đều biết rằng trong 7 năm suy thoái này, chỉ cần tồn tại là đủ rồi, không cần có lợi nhuận nữa, đó là thảm trạng của nền kinh tế này, tất cả do bàn tay của 3 Dũng mà ra.

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Cuối năm, doanh nghiệp chạy đua… chống lỗ Thứ sáu, 07/10/2011, 01:38 (GMT+7)
Còn 3 tháng nữa sẽ kết thúc năm tài chính và sản xuất kinh doanh. Đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đã cơ bản đảm bảo đúng kế hoạch doanh thu, nhưng cũng có không ít đơn vị phải chấp nhận làm ăn hòa vốn, thậm chí lỗ vì nhiều nguyên nhân.
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ có lợi nhuận giảm trong năm nay. Ảnh: Cao Thăng
Giảm lãi để đảm bảo doanh thu
Năm 2011 được xem là một năm đầy khó khăn, thử thách không chỉ với các DN nhỏ và vừa mà ngay cả các tập đoàn, tổng công ty (TCT) hàng đầu của cả nước. Báo cáo nội bộ của một số tập đoàn cho thấy, 6 tháng đầu năm, doanh thu chỉ đạt 30% và đạt 45% trong 9 tháng theo kế hoạch.
Báo cáo của 16 TCT, DN hàng đầu tại TPHCM có phần sáng sủa hơn vì doanh thu trong 9 tháng vẫn thực hiện theo đúng kế hoạch nhưng về sản lượng và giá trị lại là một bài toán khác.
Theo tính toán của TCT Liksin, mặc dù doanh thu đã đạt tới 83% kế hoạch năm nhưng nếu trừ phần tăng giá thì doanh thu không tăng, còn nếu tính theo sản lượng đã bị giảm đáng kể. Những tháng cuối năm 2011, Liksin đang tìm mọi biện pháp để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, cố gắng tiết kiệm vốn, bất cứ có nguồn tiền nào về là TCT lập tức trả ngay cho ngân hàng để cắt bớt mức lãi hàng tháng.
Thông thường, bước vào tháng 9 là thời điểm các DN dự trữ nguyên liệu cho sản xuất, đón mùa mua sắm cuối năm và dịp tết. Nhưng năm nay, tình hình không mấy khả quan do sức mua giảm mạnh.
Ông Nguyễn Hữu Toàn, Giám đốc Công ty Thời trang Sanding, cho biết sức mua hàng may mặc hiện giảm đến 40% so với cùng kỳ, nguyên liệu mua năm ngoái vẫn còn trong khi sức mua trong các tháng tới chưa có dấu hiệu tăng nên DN không thể mạnh dạn mua nguyên liệu trữ như trước.
Bánh kẹo là một trong những mặt hàng có mức bán ra cuối năm tăng gấp 5 – 10 lần so với tháng bình thường nhưng nhiều DN cũng không dám dự trữ nguyên liệu. Ông Phan Văn Thiện, Phó Tổng giám đốc Công ty Bibica, cho biết: Trong 3 tháng cuối năm, kinh tế vẫn chưa thể thoát khỏi khó khăn nên công ty đang rất thận trọng khi tính toán lượng hàng sản xuất cuối năm. Hiện Bibica mới chỉ ký hợp đồng chốt giá với nhà cung cấp, còn tiến độ trữ hàng về kho sẽ tính sau.
Đóng gói sản phẩm Vinacafe tại Nhà máy cà phê Biên Hòa. Ảnh: Cao Thăng
Tại các DN bán lẻ, tình hình cũng không khá hơn. Nếu những năm trước hầu hết các chương trình khuyến mãi đều do các nhà cung cấp thực hiện thì nay cách làm đã khác. Để thực hiện được các đợt khuyến mãi với quy mô lớn và liên tục, nhiều siêu thị đã dành hẳn một nguồn kinh phí để bù vào giá thành cho người tiêu dùng. Giám đốc đối ngoại của một hệ thống siêu thị cho hay, để cạnh tranh và thu hút khách hàng, họ không ngại giảm chiết khấu, thậm chí là lỗ để thực hiện khuyến mãi. Bằng mọi cách, siêu thị phải đảm bảo doanh thu theo kế hoạch, đồng thời chia sẻ với người tiêu dùng vượt qua giai đoạn khó khăn này. Từ nay đến cuối năm cũng sẽ là cao điểm để các siêu thị bước vào cuộc đua khuyến mãi vì đây mới là thời điểm quyết định việc hoàn thành kế hoạch doanh thu.
Sức mua giảm, hàng tồn tăng
* Theo Bộ Kế hoạch – Đầu tư, trong 9 tháng đầu năm 2011 có khoảng 57.800 DN đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt trên 363.700 tỷ đồng, giảm khoảng 7,8% về số DN đăng ký mới và giảm 4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010. Có khoảng 4.700 DN giải thể với tổng số vốn đăng ký kinh doanh khoảng 34.000 tỷ đồng.
Lương tăng không theo kịp mức tăng giá của hàng hóa, buộc người dân ngày càng phải thắt chặt chi tiêu nhiều hơn. Biểu hiện rõ nhất là sức mua mỗi tháng đang có chiều hướng giảm nhiều hơn so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính tăng 22,6%, nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng được 5,7%. Nhưng đến tháng 9 này, nếu loại trừ yếu tố giá, doanh thu bán lẻ và dịch vụ chỉ tăng 4,6% so với cùng kỳ – đây là mức quá thấp so với mức tăng bình quân các năm trước là hơn 20%.
Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch HĐQT Công ty Giấy Sài Gòn, lo lắng: “Nhiều DN như chúng tôi đang kinh doanh trong tình trạng không đoán được phía trước là cái gì, không biết liệu lạm phát có giảm, tỷ giá USD liệu có ổn định, ngân hàng sẽ nới hay siết dòng tiền tệ…”. Dưới tác động của vàng, USD, thực phẩm tăng giá, mặt hàng giấy sẽ càng khó tăng doanh số vì giấy không phải là sản phẩm thiết yếu.
Theo ông Vị, các tháng đầu năm công ty đã lỗ, 3 tháng cuối năm cũng không hy vọng sẽ bớt khó khăn vì đầu vào nguyên liệu vẫn cao, lãi suất ngân hàng chưa thay đổi, sức mua không khả quan. Sự lo lắng của ông Vị là có cơ sở, vì chỉ số hàng tồn kho của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn tăng từng tháng. Tại thời điểm 1-7-2011, mức tồn kho của ngành này tăng 16% so với cùng kỳ năm trước, nhưng đến ngày 1-8-2011 tiếp tục tăng thêm 1,8% lên 17,8% so với cùng thời điểm 8 tháng đầu năm ngoái…
Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế đã tác động toàn diện đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN. Để tồn tại, nhiều DN buộc phải cơ cấu lại nguồn vốn, sắp xếp lại DN phù hợp hơn với tình hình thực tế. Tuy nhiên, hơn lúc nào, họ đang rất cần sự hỗ trợ từ nhiều phía về vốn, lãi suất, cơ chế chính sách để hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh trong năm.
Thúy Hải

Người dân có xu hướng tiết kiệm
Ngày 6-10, Giám đốc Sở Công thương TPHCM Nguyễn Văn Lai cho biết, trên lĩnh vực thương mại – dịch vụ, do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa tăng cao nên nhu cầu chi tiêu của người dân có xu hướng tiết kiệm hơn, chủ yếu chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu hàng ngày, hạn chế chi tiêu các mặt hàng xa xỉ phẩm, mặc dù các doanh nghiệp đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá để đẩy mạnh tiêu thụ.
Chỉ riêng trong tháng 9, do trùng với tháng bán hàng khuyến mãi, các trung tâm thương mại, siêu thị có nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá từ 4% – 49%, nên hoạt động thương mại diễn ra có phần sôi động. Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn TP doanh số tăng 70% – 100% so với ngày thường và tăng 20% – 40% so với năm ngoái.
Tốc độ tăng giá tiêu dùng của TP bắt đầu hạ nhiệt (tháng 8 tăng 0,68%, dự kiến tháng 9 tăng khoảng 0,52%) nhờ triển khai 4 chương trình bình ổn giá, góp phần kiềm chế giá cả các mặt hàng thiết yếu, qua đó ổn định đời sống người dân và thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, tốc độ tăng giá tiêu dùng chung của TP vẫn ở mức cao (9 tháng tăng 18,47%) làm ảnh hưởng đến quy mô tổng cầu thị trường, tác động tiêu cực đến các hoạt động sản xuất kinh doanh.
L.Phong

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét