Pages

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2011

Hết vốn ngân sách, nhà thầu thất nghiệp



Anh Quân
Theo: thesaigontime

(TTHN) – Loạt bài này tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc nhìn ra những triệu chứng của suy thoái hay bắt đầu đi vào suy thoái. Với những bằng chứng rõ như ban ngày như thế này thì bao giờ ĐCS mới tuyên bố trên thông tin đại chúng là suy thoái đang đi dần vào cuộc sống người dân.
Khi nền kinh tế không được vận hành bởi những người có kinh nghiệm và kiến thức thì lạm phát sẽ bùng nổ (hiện giờ từ 22 ~ 25%). Một nền kinh tế hội nhập với thế giới thì không thể có lạm phát cao so với những đối tác Mỹ, EU, Nhật ASEAN (họ chỉ có 2 hay 3% thôi).


Nếu lạm phát cao thì khi họ đầu tư vào VN thì sẽ không còn lợi nhuận cao so với đồng tiền của họ, vì thế họ sẽ rút đầu tư.

VN không thể hoàn toàn tự đầu tư vì lương công nhân quá thấp, không có sức mua nên khi tự đầu tư cũng không tiêu thụ nỗi sản phẩm (nhớ thời bao cấp, tôm, cà phê, tiêu, ớt đều giá rẻ vì người dân không có nhiều tiền để mua, thành phẩm dội chợ).

Khi lạm phát từ thời 3 Dũng (2007) bắt đầu cao ngất ngưởng thì sau một thời gian (đến tháng 02.2011) phải siết chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát.

Nhưng khi siết chặt thì đem lại tất cả những vị đắng của chính sách này, tạo nên suy thoái (mà tôi viết rất rõ trong những bài của tôi).

Đau đớn thay, khi kiềm chế lạm phát thì chính 90 triệu dân tộc tôi là người phải chĩu đau khổ trong tình trạng bão giá, lương thấp, mất việc như bài báo này (khi kiềm chế lạm phát phải cắt đầu tư công hoang phí).

Nhưng nếu tấn Dũng thật sự kiềm chế lạm phát cho 90 triệu dân tộc tôi thì tôi ủng hộ, vì sau 2 hay 3 năm sẽ qua khỏi. Đằng này tấn Dũng nới lõng tín dụng để cứu cánh hẩu và vây cánh bằng cách bơm thêm tiền cho Tập đoàn, TCTY, nhà băng, Bất động sản, chứng khoán…Như tôi nói, càng nới lõng thì lạm phát sẽ trở lại sâu hơn và lâu dài hơn. Khi đó thì chúng ta bắt buộc phải kiềm chế xuống còn tương đương với đối tác của chúng ta là 2 ~ 3%.

Điều này sẽ tốn 7 năm mới thành công. Trong 7 năm này, 90 triệu dân tộc tôi sẽ bị ảnh hưởng của suy thoái tàn phá nặng nề. Hiện giờ chỉ là 1 hay 2 tháng bước vào suy thoái mà hậu quả là gần 50 ngàn doanh nghiệp phá sản.

Bao giờ nguyễn tấn Dũng từ chức hay bị đuổi việc đây ??? 7 năm nữa ????

Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Hết vốn ngân sách, nhà thầu thất nghiệp
Anh Quân
Thứ Năm, 6/10/2011, 21:03 (GMT+7)
Hết vốn ngân sách, nhà thầu thất nghiệpAnh Quân
Việc tạm ngừng thi công các công trình giao thông khiến các nhà thầu lâm vào cảnh thất nghiệp – Ảnh: TL.
(TBKTSG Online) – Nhiều nhà thầu xây dựng các công trình giao thông đang lâm vào cảnh thất nghiệp do nhiều dự án phải tạm ngừng thi công vì cắt giảm đầu tư công và vốn ngân sách đầu tư cho năm nay đã giải ngân hết.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải tính từ tháng 3 đến nay, bộ đã cho tạm ngừng thi công 75 dự án, tiểu dự án với tổng số vốn 1.422 tỉ đồng.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Âu Phú Thắng, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, cho biết 3 dự án lớn do ban làm chủ đầu tư đã phải ngừng thi công từ tháng 6, một số nhà thầu được điều chuyển đến một số công trình sắp hoàn thành. Số nhà thầu còn lại thì tập hợp máy móc và cho công nhân tạm thời nghỉ việc để chờ khi có vốn sẽ thi công tiếp.
Tương tự, ông Nguyễn Như Thạo, Giám đốc Ban quản lý dự án 7, Bộ Giao thông vận tải, nói rằng những năm trước các nhà thầu thi công không lo thiếu việc. Tuy nhiên, hiện nay có khoảng 10 nhà thầu đang thi công các công trình cho ban lâm vào tình cảnh “ngồi chơi xơi nước”.
Theo ông Thạo thì tình trạng nhà thầu “ngồi chơi xơi nước” sẽ còn kéo dài sang đầu năm 2012 vì chưa biết khi nào công trình mới được bố trí vốn để thi công trở lại.
Để giải quyết khó khăn cho nhà thầu, tại cuộc họp giao ban của Bộ Giao thông vận tải ngày 5-10, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết bộ đã làm việc với Bộ Tài chính về kế hoạch vốn năm 2012.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, 9 tháng đầu năm 2011, tình hình giải ngân các nguồn vốn gần như đạt 100%. Trong đó, vốn ngân sách giải ngân được 8.743 tỉ đồng (kế hoạch 6.040 tỉ đồng); vốn trái phiếu chính phủ giải ngân được 11.069 tỉ đồng ( kế hoạch 11.000 tỉ đồng); vốn ngoài ngân sách, các dự án BOT của nhà đầu tư là 4.690 tỉ đồng, giải ngân đạt 4.557 tỉ đồng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét