Pages

Chủ Nhật, 23 tháng 10, 2011

Mặt Trận Tin Học

Trần Khải
Những cuộc chiến tranh sắp tới nhiều phần sẽ là mặt trận chiến tranh mạng trước, nơi đó các chiến binh tin học sẽ dùng tài năng để qua mạng gây rối loạn hay phá sập các hệ thống điều hành nơi nước đối thủ. Những diễn biến gần đây cũng đã cho thấy lố dạng một cuộc chiến mơi, khi chiến binh ngồi xa ngàn dặm và vũ khí là bán phím và kiến thức về Internet.
Trang báo mobiledia.com kể rằng chính phủ Mỹ đã thảo luận xem có nên sử dụng chiến binh Internet để làm tê liệt hệ thống phòng không của lãnh tụ Muammar Gaddafi hay không, theo tiết lộ của các viên chức cao cấp; nhưng rồi Mỹ quyết định chỉ sử dụng phi đạn truyền thống và chiến đấu cơ trong trận không kích ngày 19-3-2011 nhắm vào nhà độc tài Libya.
Một viên chức Bộ Quốc Phòng Mỹ nói với báo New York Times, rằng Mỹ đã nghiêm túc xem xét đánh trận Internet bởi vì như thế có thể làm tê liệt dàn phòng không của Libya và giảm nguy hiểm cho các phi công của không quân NATO, nhưng như thế lại sẽ không có tiếng vang nào. Vì hình ảnh và tiếng bom nổ trên các xe tăng của Gadhafi sẽ vang dội toàn cầu về ý chí của NATO muốn hỗ trợ cho nhuũng cuộc biểu tình đòi tự do ở Libya.

Mỹ cũng từng thảo luận về cuộc chiến tin học về kế hoạch đột kích ngày 2-5-2011để giết Osama Bin Laden, vì các chiến binh mạng của Mỹ có thể làm tê liệt hệ thống radar của Pakistan. Nhưng rồi chính phủ Mỹ quyết định là chỉ gửi các trực thăng Black Hawk, loại có khả năng tàng hình, tránh được dò xét của radar.
Trong cả 2 trường hợp thực ra đều có vấn đề tranh luận pháp lý, rằng Obama có cần phải xin phép Quốc Hội Mỹ hay không khi gây chiến Internet, và còn vấn đề về tiền lệ, thời khoảng và ảnh hưởng kinh tế lâu dài. Viên chức giấu tên từ Bạch Ốc nói, khả năng tác chiến Internet của Mỹ y hệt như có chiếc xe rất sang trọng hiệu Ferrari đang giữ trong ga-ra, và chỉ lấy ra cho những cuộc đua lớn, chứ không để chạy dạo phố làm chi.
Báo The Baltimore Sun hôm 19-10-2011 cũng kể về một lớp huấn luyện tác chiến mạng tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.
Giảng viên Ensign Justin Monroe để cho 4 sinh viên sĩ quan Hải Quân thiết lập mạng vô tuyến qua các máy laptop để nói chuyện riêng tư, xem như không ai có thể đột nhập để nghe lén. Và rồi giảng viên Monroe sử dụng một thiết bị vô tuyết nhỏ xen vào cuộc nói chuyện riêng tư giữa 4 học viên.
Monroe phóng các câu chatting bí mật của 4 SVSQ Hảỉ quân lên một tấm màn trước phòng cho cả lớp xem. Nghĩa là những gì được tin là bí mật qua mạng, thì lại có thể bị đột nhập vào xem lén.
Các sinh viên sĩ quan Hải Quân này là học viên trong lớp đầu tiên mà Học Viện Hải Quân bắt buộc tất cả đều phải học về khả năng chiến tranh mạng.
Đại úy Steven "Doc" Simon là giám đốc cơ quan tân lập của Học Viện, có tên là Center for Cyber Security Studies (Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Mạng). Simon nói rằng đây là trung tâm đầu tiên tại Hoa Kỳ -- cả về quân sự và dân sự -- đòi hỏi học viên phảỉ học về an ninh mạng.
Simon nói, mục đích cần cho các học viên ý thức về cái mà các nhà chiến lược xem là quân chủng thứ 5 của Mỹ: sau các binh chủng cho những cuộc chiến Hải, Lục, Không Quân đã là cuộc chiến Không Gian, và bây giờ là chiến tranh Mạng.
Simon nói rằng những cuộc đột kích vào các máy chủ của chính phủ Mỹ hiện nay nhiều không kể xiết. Tuy ông không nói cụ thể, nhưng báo Baltimore Sun nói rằng Trung Quốc và Nga bị nghi là hai xuất xứ đột kích Internet như thế.
Hãy hình dung những khả thể mới của cuộc chiến tranh mạng: các ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang mở máy laptop ra bàn chuyện mật, và rồi điệp viên mạng Trung Quốc lẻn vào nghe, và rồi tất cả những dòng chữ hội thảo mật của 3 ông đều được phóng lên một màn hình ở Bắc Kinh để Hồ Cẩm Đào đọc, kèm với thông dịch đứng bên giải thích.
Biển Đông bán hay không, nếu bán thì giá bao nhiêu. Rừng bán được bao nhiêu rồi, và vân vân.
Và khi chiến tranh xảy ra, tin tặc Bắc Kinh có thể đánh tê liệt dàn phòng không ở Hà Nội hay không?
Đó là những diễn tiến cần nghĩ tới để lo tìm cách đối phó.
Tại sao chính phủ VN không ưu tiên nghĩ tới các cuộc chiến phức tạp ở tương lai như thế, mà lại cứ bám sát gây rối những người trí thức yêu nước tại Hà Nội và Sài Gòn?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét