Pages

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Miến Điện từng bước chuyển mình


Chính quyền Miến Điện không thể bỏ qua sự
 ủng hộ rộng lớn của dân chúng dành cho
bà Aung San Suu Kyi
Các tín hiệu từ Miến Điện cho thấy nước này đang nhanh chóng thay đổi về chính trị trước các tác động từ bên ngoài, từ nội bộ nhờ cuộc đối thoại giữa phe dân chủ và chính quyền nay là dân sự dù các tướng lĩnh vẫn đóng vai trò chỉ đạo.
Được biết ngày 30/9 năm nay, lãnh đạo phe dân chủ Miến Điện, bà Bấm Aung San Suu Kyi dự kiến có cuộc hội đàm mới với Bộ trưởng Lao động Aung Kyi.
Dù chính quyền vẫn không công nhận Liên đoàn Dân tộc Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, họ cũng không thể phủ nhận vai trò của chính bà trong việc góp phần thúc đẩy các chuyển biến tạo một vị thế mới cho quốc gia quan trọng về địa chính trị nhưng bị tụt hậu nhiều mặt ở Đông Nam Á.

Những người quan sát thận trọng thì cho rằng các cuộc đối thoại với bà Suu Kyi có mục tiêu chiến lược mà nhà cầm quyền đề ra là để quốc tế bỏ cấm vận.
Phát biểu tuần này tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Ngoại trưởng Wanna Maung Lwin nói rằng cuộc gặp giữa bà Suu Kyi với Tổng thống Miến Điện là nhằm để xóa bỏ các khác biệt và tạo nền tảng cho hợp tác.
Và dù thận trọng, người ta cũng phải thừa nhận các chuyển biến ở Miến Điện đang tăng dần và có vẻ như trở nên một xu hướng.
Bản thân ông Muang Lwin cũng hứa sẽ xem xét đề nghị của quốc tế muốn chính quyền thả chừng 2000 tù chính trị, vào "thời điểm thích hợp".
Ông cũng kêu gọi các nước như Hoa Kỳ bỏ cấm vận.
"Ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng tăng tại Miến Điện vì chính quyền muốn ổn định quan hệ với Mỹ để được bỏ cấm vận"
Biên tập viên Myint Swe
Tổng thư ký LHQ, ông Ban Ki-moon thì nói chính quyền cần nói chuyện với NLD, và tiếng nói của ông Ban Ki-moon không thể bị nhà chức trách Miến Điện bỏ qua tùy tiện.
Lý do là LHQ đã kiên trì trong nhiều năm vận động ôn hòa để thuyết phục nhà cầm quyền Miến Điện rằng con đường duy nhất để tiến lên là thay đổi theo hướng hội nhập.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã có tác động để định hướng cho thay đổi tại Miến Điện.
Trong ASEAN, những nước dân chủ hơn cả như Indonesia và Philippines đã liên tục khuyến khích đồng thời nhắc nhở Miến Điện cải tổ.
Trong lúc Miến Điện muốn được làm chủ tịch luân phiên của ASEAN năm 2012, Ngoại trưởng Marty Natalegawa của Indonesia, nước hiện ngồi ghế chủ tịch, công nhận các chuyển biến mới nhất tại Miến Điện, nhưng cho hay "còn có mong đợi là nhiều thay đổi nữa sẽ đến".
Theo biên tập viên BBC Miến Điện tại London, Myint Swe, trong thời gian qua, ảnh hưởng của Hoa Kỳ cũng tăng tại Miến Điện vì chính quyền muốn "ổn định quan hệ với Hoa Kỳ để được bỏ các lệnh trừng phạt".
Gần đây nhất, đặc sứ Derek Mitchell đã vào thăm Miến Điện và được tiếp xúc với cả lãnh đạo Aung San Suu Kyi của phe đối lập.
Bộ trưởng Soe Thein và phóng viên Ko Cho ở Naypidaw
Trong một dấu hiệu cởi mở, các bộ trưởng Miến Điện bắt đầu trả lời phỏng vấn BBC Miến Điện (phóng viên Ko Cho - bên trái hình)
Ngoài ra, Bấm Trung Quốc xem ra cũng thay đổi cách nhìn, muốn có một Miến Điện ổn định hơn chứ không phải chỉ là một vùng đệm và đầy tranh chấp giữa các phe phiến quân, gồm cả các nhóm gốc Hoa sát biên giới, với chính quyền trung ương Miến Điện.
Các cuộc xung đột đôi khi lại bùng phát ở vùng giáp Vân Nam đã khiến việc làm ăn của nhiều công ty Trung Quốc bị ảnh hưởng.
Động lực nội bộ
Nhưng các thay đổi của Miến Điện chỉ có được nhờ động lực nội bộ.
Trên thực tế, chính quyền tại Miến Điện vẫn do các viên tướng chỉ đạo đằng sau, hoặc trực tiếp bằng cách bỏ quân phục và tham gia nội các ở những vị trí trọng yếu.
Nhưng một số bộ trưởng cũng là phe dân sự hoặc kỹ trị thực, được đào tạo từ lâu trong hệ thống công chứng do người Anh để lại.
Giao thương tăng đều với các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia và cả Việt Nam cũng cho chính giới Miến Điện thấy rằng không cần phải duy trì một hệ thống quân sự độc đoán thì mới tồn tại được.
Ngoài ra, bản thân phe dân chủ Miến Điện cũng kiên trì con đường bất bạo động, sẵn sàng đối thoại và luôn nêu cao tinh thần đoàn kết quốc gia, khiến những cáo buộc "chống nhà nước" mà giới quân nhân đưa ra chống lại họ ngày càng trở nên mất tính thời sự.
Trong một dấu hiệu cởi mở khác, lần đầu tiên từ thập niên 1990, chính quyền ở Naypyidaw cho phóng viên Ko Cho của BBC Miến Điện vào làm tin về kỳ họp quốc hội tuần này tại thủ đô hành chính.
Trước đó, chủ tịch Nghị viện Ấn Độ cũng đã trả lời phỏng vấn của BBC Miến Điện khi sang dự hội nghị các nghị sĩ Asean ở Campuchia.
Giống như một số ban ngôn ngữ của BBC, ban tiếng Miến Điện trong nhiều năm bị phân biệt đối xử và không được phép cử phóng viên quay về nước làm bài.
Họ chỉ có thể tham gia các nhóm làm tin do BBC Tiếng Anh tổ chức và kể cả các chuyến công tác đó bị công an Miến Điện kiểm soát chặt.
Các nhà sư biểu tình tại Miến Điện năm 2008 -hình tư liệu
Miến Điện cũng đang soạn luật biểu tình để quản trị xã hội theo pháp luật chứ không bằng biện pháp quân sự
Vẫn theo ông Myint Swe thì vấn đề nội bộ gai góc nhất cho chính quyền hiện nay là liệu họ có chấp nhận thả các tù nhân chính trị theo sau cam kết còn khá chung chung của Bộ trưởng Ngoại giao ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc hay không.
Theo biên tập viên Myint Swe thì cần từng bước theo dõi kỹ những thay đổi dù nhỏ nhất.
Chẳng hạn lần đầu tiên chính quyền cho dùng chữ 'tù nhân lương tâm' (prisoners of conscience), dù vẫn không chấp nhận rằng Miến Điện giam giữ 'tù chính trị'.
Dù dùng từ ngữ gì thì họ cũng phải dần dần dùng pháp luật để quản trị xã hội chứ không thể lãnh đạo qua các lệnh kiểu quân đội như trước.
Vẫn theo BBC Miến Điện, trong kỳ họp quốc hội lần này, giống như Việt Nam, chính quyền Miến Điện sẽ giao cho Bộ Công an lo soạn luật về biểu tình nhằm định chế hóa một sinh hoạt chính trị mà ở nhiều nước khác là bình thường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét