TQ Dọa Phá VN-Ấn Mỹ Kêu Gọi Ôn Hòa; Phi đạn Đài Loan vào Trường Sa, Biển Đông
WASHINGTON — Hoa Kỳ hôm Thứ Sáu đã kêu gọi các bên bình tỉnh, sau khi Đaà Loan sửa soạn đưa phi đạn vào Biển Đông vì quan ngại tranh chấp lãnh hải, theo tin AFP.
George Little, phát ngôn nhân Bộ Quốc Phòng Mỹ, nói rằng Hoa Kỳ mời gọi các nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông hãy giải quyết ôn hòa, theo luật quốc tế và đừng sử dụng hay đe dọa sử dụng bạo lực.
Trước đó trong ngày, bản tin RFI ghi rằng Đài Loan dự trù đem phi đạn đến vùng đảo Trường Sa.
RFI nói, các đơn vị tuần duyên của Đài Loan hoạt động trong vùng Trường Sa sẽ được trang bị phi đạn tối tân . Đề nghị này đã được bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan Cao Hoa Trụ ủng hộ.
Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đông, Đài Loan chuẩn bị kế hoạch đem phi đạn tối tân «Thiên kích» vào vùng tranh chấp chủ quyền.
Theo tuyên bố của một dân biểu Quốc hội thì bộ trưởng Quốc phòng Cao Hoa Trụ đã ủng hộ đề nghị của ủy ban quốc phòng Quốc hội Đài Loan yêu cầu trang bị cho các đơn vị phòng thủ trong vùng Trường Sa vũ khí nội hóa tân tiến nhất, Chapparral hoặc Thiên Kích số 1.
Theo AFP, do lo ngại trước tình hình căng thẳng tại Biển Đông, bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan cho rằng Đài Loan cần phải trang bị hỏa tiễn tối tân hơn là loại Chapparral, chế tạo từ thập niên 1980.
Do vậy, bộ trưởng Cao Hoa Trụ cho rằng hải quân Đài Loan hoạt động trong vùng quần đảo Trường Sa, nơi Đài Bắc Kiểm soát đảo Thái Bình mà Việt Nam gọi là đảo Ba Bình, phải được trang bị phi đạn phòng không tối tân nhất như Thiên Kích 1 hoặc hiện đại hơn nữa.
RFI ghi nhận thêm:
“Quyết định tăng cường vũ trang trên đây của phía Đài Loan xuất phát từ một bản báo cáo tình hình hối tháng 7 với nội dung lo ngại hỏa lực của Đài Loan thua kém các lực lượng tranh chấp khác .
Theo bản báo cáo này thì ngay cả Việt Nam cũng có máy bay chiến đấu Sukhoi -27 SK và Sukhoi-30MK2. Trong khi đó thì đơn vị hải quân Đài Loan trấn giữ đảo Ba Bình chỉ có đại liên 20 ly.
Cũng theo nhận định của bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan, trong trường hợp xảy ra xung đột, thì binh sĩ trú phòng tại đảo Thái Bình, sẽ gặp khó khăn khi đối phó với các tầu võ trang của Philippines.”
Trong khi đó, vẫn còn nhiều cơ nguy để thấy rằng các tàu Việt Nam sẽ bị tàu Trung Quốc quậy phá, vì báo chính thức của Đảng CSTQ đã hù dọa và đòi ngăn chận “hợp tác dầu khí Ấn Độ-Việt Nam.”
Việt Nam và Ấn Độ hôm 12/10/2011 đã ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông.
RFI ghi rằng, tờ Hoàn Cầu Thời Báo (Global Times), một tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm Thứ Sáu 14/10/2011 đã có một bài xã luận phản ứng về việc Việt Nam và Ấn Độ hôm thứ tư vừa qua ký hiệp định hợp tác về thăm dò dầu khí ở vùng Biển Đông. Tờ báo này lưu ý là hiệp định nói trên được ký kết chỉ một ngày sau khi Việt Nam và Trung Quốc đạt thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông, nhân chuyến đi Bắc Kinh của tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng.
Theo Hoàn Cầu Thời Báo, khó có thể nói là việc này chứng tỏ thái độ nước đôi của Hà Nội hay nó phản ánh bất đồng trong nội bộ giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Theo nhận định của Hoàn Cầu Thời Báo, qua việc ký hiệp định với Việt Nam, Ấn Độ có lẽ có những suy tính sâu xa hơn về chiến lược khu vực, chứ không đơn thuần là tìm nguồn cung cấp dầu khí.
Tờ báo này cũng cho rằng đằng sau các dự án thăm dò dầu khí là mưu đồ chính trị rất rõ của Ấn Độ. Cho nên, không chỉ lên tiếng phản đối, Trung Quốc cần phải có «những hành động kiên quyết» để phá hỏng những dự án đó. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo đề nghị, một khi Ấn Độ và Việt Nam khởi động dự án thăm dò dầu khí chung, Trung Quốc có thể gửi các lực lượng phi quân sự đến phá rối và gây bất hòa giữa hai nước để ngăn chặn việc thăm dò này.
Căng thẳng giữa Trung Quốc với Ấn Độ do vấn đề Biển Đông có thể sẽ gia tăng thêm sau khi hôm thứ tư vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng A.K. Antony tuyên bố rằng các cuộc tập trận chung giữa Hải quân Ấn Độ với các quốc gia như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Việt Nam trên Biển Đông, biển Hoa Đông và vùng Tây Thái Bình Dương «có thể mang lại những lợi ích». Ông A.K. Antony tuyên bố như trên nhân một hội nghị với các tư lệnh Hải quân Ấn Độ.
RFI còn nhắc lại là vào cuối tháng 7 vừa qua, giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã từng có va chạm trên Biển Đông. Cụ thể, một tàu của Hải quân Ấn Độ sau khi ghé thăm cảng Việt Nam trên đường trở về ở khu vực Biển Đông đã bị tàu Trung Quốc nhắc nhở qua làn sóng vô tuyến rằng đây là vùng hải phận của Trung Quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét