Cung Potala tại thủ phủ Lasha-Tây Tạng.
REUTERS/Claro Cortes
Hôm qua ( 3/9/2011), lại có thêm một tu sĩ Tây Tạng, trên tay cầm một bức ảnh Đức Đạt Lai Lạt Ma, toan tự thiêu ở tỉnh Tứ Xuyên. Như vậy là chỉ trong vòng một năm đã có đến năm nhà sư Tây Tạng dùng tự thiêu như là một hình thức đấu tranh mới để chống lại ách đô hộ của Trung Quốc.
Tổ chức « Chiến dịch Quốc tế vì Tây Tạng » ( ICT ) hôm nay cho biết người tự thiêu hôm qua là một nhà sư trẻ 17 tuổi, tên là Kelsang Wangchuk. Ngay sau khi vị tu sĩ này tự châm lửa đốt, lực lượng an ninh Trung Quốc đã ngay lập tức bao quanh nạn nhân, dập tắt lửa, đánh đập anh ta, trước khi đưa đi một nơi không được rõ.
Vụ tự thiêu nói trên cũng đã được hãng tin Công giáo Asianews loan báo hôm nay. Theo hãng tin này, vị tu sĩ trẻ đã tự thiêu tại một chợ bán rau quả ở thị trấn Aba, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Hiện không ai biết tình trạng của của nhà sư này ra sao.
Được biết đây là một trong những tu sĩ thuộc tu viện Kirti. Trả lời hãng tin AFP qua điện thoại, một người dân địa phương cho biết là công an Trung Quốc đã phong tỏa khu vực này. Một người trong tu viện Kirti cũng xác nhận là công an đứng dày đặc bên ngoài tu viện, nhưng từ chối cho biết chi tiết.
Tu viện Kirti là nơi đã từng xảy ra các vụ rối loạn sau khi một nhà sư của tu viện này tự thiêu ngày 16/3 vừa qua, đúng vào dịp kỷ niệm ngày khởi đầu các vụ bạo động chống Trung Quốc năm 2008.
Nguời Tây Tạng ở Tứ Xuyên vẫn tố cáo họ bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp và trong thời gian gần đây thường xuyên lên tiếng đòi tôn trọng quyền của họ và yêu cầu để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma được hồi hương. Theo hãng tin Asianews, ngày 1/10 vừa qua, nhân kỷ niệm ngày thành lập nưóc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hàng trăm người Tây Tạng đã biểu tình phản đối ở Serthar, cũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Nhưng một số tu sĩ trẻ nay đã không ngần ngại dùng mạng sống của mình làm ngọn đuốc soi đường, hy vọng sẽ cảnh tỉnh giới lãnh đạo Bắc Kinh. Chỉ trong vòng một năm trở lại đây đã có đến 5 vị tu sĩ đi đến giải pháp cực đoan này. Chỉ cách đây một tuần, hai tu sĩ Tây Tạng đã toan tự thiêu ở tu viện Kirti, dường như cũng nhằm phản đối Trung Quốc đàn áp tôn giáo. Đây là một xu hướng mà các nhà hoạt động và các chuyên gia xem là « rất hiếm » và « rất đáng lo ngại ».
Giáo sư Barry Sautman, thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, chuyên nghiên cứu về các sắc tộc ở Trung Quốc, nhắc lại rằng bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên án hành động tự thiêu, vì theo Ngài, làm như vậy là trái với triết lý Phật Giáo. Theo giáo sư Sautman, việc các nhà sư Tây Tạng tôn sùng Đức Đại Lai Lạt Ma nhưng lại chọn con đường tự thiêu là một điều bất thường.
Về phần bà Stephanie Brigden, giám đốc tổ chức « Tây Tạng Tự Do », ( Free Tibet ) thì cho đây là một xu hướng «chưa từng có» và « rất đáng lo ngại ». Bà nói : « Ngày càng có nhiều người Tây Tạng cảm thấy rằng đó là cách duy nhất để tiếng nói của họ được lắng nghe ».
Sau vụ toan tự thiêu của hai tu sĩ thuộc tu viện Kirti cách đây một tuần, Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền của người Tây Tạng. Nhưng vấn đề là chính quyền Bắc Kinh không những đã không động lòng trước những vụ tự thiêu, mà còn đàn áp mạnh hơn. Cho nên, không loại trừ là trong tương lai sẽ lại có những người khác tiếp nối con đường này.
Vụ tự thiêu nói trên cũng đã được hãng tin Công giáo Asianews loan báo hôm nay. Theo hãng tin này, vị tu sĩ trẻ đã tự thiêu tại một chợ bán rau quả ở thị trấn Aba, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nơi có nhiều người Tây Tạng sinh sống. Hiện không ai biết tình trạng của của nhà sư này ra sao.
Được biết đây là một trong những tu sĩ thuộc tu viện Kirti. Trả lời hãng tin AFP qua điện thoại, một người dân địa phương cho biết là công an Trung Quốc đã phong tỏa khu vực này. Một người trong tu viện Kirti cũng xác nhận là công an đứng dày đặc bên ngoài tu viện, nhưng từ chối cho biết chi tiết.
Tu viện Kirti là nơi đã từng xảy ra các vụ rối loạn sau khi một nhà sư của tu viện này tự thiêu ngày 16/3 vừa qua, đúng vào dịp kỷ niệm ngày khởi đầu các vụ bạo động chống Trung Quốc năm 2008.
Nguời Tây Tạng ở Tứ Xuyên vẫn tố cáo họ bị chính quyền Bắc Kinh đàn áp và trong thời gian gần đây thường xuyên lên tiếng đòi tôn trọng quyền của họ và yêu cầu để cho Đức Đạt Lai Lạt Ma được hồi hương. Theo hãng tin Asianews, ngày 1/10 vừa qua, nhân kỷ niệm ngày thành lập nưóc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, hàng trăm người Tây Tạng đã biểu tình phản đối ở Serthar, cũng thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Nhưng một số tu sĩ trẻ nay đã không ngần ngại dùng mạng sống của mình làm ngọn đuốc soi đường, hy vọng sẽ cảnh tỉnh giới lãnh đạo Bắc Kinh. Chỉ trong vòng một năm trở lại đây đã có đến 5 vị tu sĩ đi đến giải pháp cực đoan này. Chỉ cách đây một tuần, hai tu sĩ Tây Tạng đã toan tự thiêu ở tu viện Kirti, dường như cũng nhằm phản đối Trung Quốc đàn áp tôn giáo. Đây là một xu hướng mà các nhà hoạt động và các chuyên gia xem là « rất hiếm » và « rất đáng lo ngại ».
Giáo sư Barry Sautman, thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Hồng Kông, chuyên nghiên cứu về các sắc tộc ở Trung Quốc, nhắc lại rằng bản thân Đức Đạt Lai Lạt Ma đã lên án hành động tự thiêu, vì theo Ngài, làm như vậy là trái với triết lý Phật Giáo. Theo giáo sư Sautman, việc các nhà sư Tây Tạng tôn sùng Đức Đại Lai Lạt Ma nhưng lại chọn con đường tự thiêu là một điều bất thường.
Về phần bà Stephanie Brigden, giám đốc tổ chức « Tây Tạng Tự Do », ( Free Tibet ) thì cho đây là một xu hướng «chưa từng có» và « rất đáng lo ngại ». Bà nói : « Ngày càng có nhiều người Tây Tạng cảm thấy rằng đó là cách duy nhất để tiếng nói của họ được lắng nghe ».
Sau vụ toan tự thiêu của hai tu sĩ thuộc tu viện Kirti cách đây một tuần, Hoa Kỳ đã kêu gọi Trung Quốc tôn trọng quyền của người Tây Tạng. Nhưng vấn đề là chính quyền Bắc Kinh không những đã không động lòng trước những vụ tự thiêu, mà còn đàn áp mạnh hơn. Cho nên, không loại trừ là trong tương lai sẽ lại có những người khác tiếp nối con đường này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét