Pages

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2011

Vì sao Trung Quốc kêu gào chiến tranh






Máy bay của quân đội Trung Quốc trình diễn trong lễ kỷ
niệm 60 năm quốc khánh. Ảnh:






Reuters.

Những ngày vừa qua, sau chuyến đi thăm nhục nhã của Nguyễn Phú Trọng, tình hình Biển Đông không lắng đi mà lại sôi động hơn.
Ngày 25/10/11, tờ Hoàn Cầu thời báo (Global Times) đăng bài mang tựa đề: “Đừng xem phương thức tiếp cận hòa bình là điều được hưởng mãi mãi” [xem danlambao 26/10/11]
Cùng ngày, Military.china.com có bài “RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?” [xem basam, 26/10/11].
Tựu chung là: TQ dùng chiến tranh đe dọa Việt Nam, Nam Hàn, và Phillipines.
Hôm nay bbc.com đưa tin: Tập đoàn ExxonMobil loan báo tìm thấy dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam, gần đườ̀ng yêu sách chín đoạn của Trung Quốc [bbc.com ngày 26/10/11].
Tình hình như vậy sẽ nóng lên.

Tờ Hoàn cầu cảnh báo: “Nếu các nước kia [VN và Phillipines] không muốn thay đổi cách tiếp cận với Trung Quốc, thì họ phải chuẩn bị tâm lý để nghe tiếng đạn đại bác. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng, vì có thể đây là cách thức duy nhất để giải quyết tranh chấp trên biển.”
Trung Quốc đã chiếm Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam vào các năm 1974 và 1988.
Đấu tranh đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa về với Tổ quốc Việt Nam là nghĩa vụ của tất cả các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mãi về sau.
Điều này không thể thay đổi được.
Vậy không còn con đường nào khác là VN phải chuẩn bị nghe tiếng súng ca nông trên bầu trời biên giới Việt Nam.
I. Ta thử xem TQ có những lý gì, khi giở giọng côn đồ bá quyền với các nước có mặt trong tranh chấp Biển Đông qua 2 bài báo trên.
Trước hết ta dựa vào tư tưởng quân sự của TQ, để xét thời thế có thuận lợi hay không cho TQ mở 1 cuộc chiến tranh với VN.
Mô tả đơn giản nhất binh pháp Tôn Tử là câu nói: chiếm mà không đánh.
Nghĩa là dùng ít sức nhất, hao tổn ít binh lực nhất, tốn ít của cải vật chất nhất… mà đạt được điều mà mình muốn.
Để làm được điều này, phải vận dụng tối đa các hiểu biết hiện có, từ chính trị của nước đối địch, khí tượng thời gian quyết định đánh, địa lý nơi tổ chức trận đánh …
Ta trở lại quá khứ với trận hải chiến chiếm Hoàng Sa 1974.
Phải công nhận rằng TQ đã tốn rất ít binh lực, khí tài, và tiền của… cho cuộc chiến quần đảo Hoàng Sa.
TQ lợi dụng ý định rời bỏ cuộc chiến VN của Hoa Kỳ, lợi dụng Miền Bắc VN đang ra sức tập trung binh lực tấn công Nam VN.
Hơn nữa chính đạo của Bắc VN lúc này là cộng sản, đang lệ thuộc vào viện trợ của TQ.
Nam VN thì đang lo chống trả các cuộc tấn công của Miền Bắc.
Các yếu tố này làm nên chiến thắng của TQ.
Tương tự năm 1988, khi TQ chiếm Trường Sa của VN.
Việt Nam, nước chủ nhân của Trường Sa đang kiệt quệ vì 4 cuộc chiến: với Mỹ [1965-1975], với Cămpuchia [1979-1986], với TQ tháng 2/1979, và tình trạng chiến tranh thầm lặng sát biên giới với TQ từ 1984.
Việt Nam đang kiệt quệ về kinh tế do thiếu viện trợ nước ngoài và đang bị Hoa Kỳ cô lập, bao vây kinh tế.
Liên Xô đồng minh chính của Việt Nam đang nguy khốn ở Afghanistan, tại Đông Âu. Tại chính Liên Xô, kinh tế xã hội chủ nghĩa đang suy xụp.
Hai quần đảo HS,TS mà thiên nhiên hào phóng dành cho dân tộc Việt Nam đã bị TQ chiếm đoạt 1 cách ngoạn mục.
Hai chuỗi các hòn ngọc trai lấp lánh trên Biển Đông mà tổ tiên Việt Nam dầy công khai khẩn, truyền lại cho chúng ta, mà chúng ta không biết gìn giữ.
Tất cả các tranh chấp ngày hôm nay, đều do Đảng cộng sản VN mang lại cho dân tộc VN.
Từ những ý định mờ nhạt, những tham lam không cơ sở của Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, được Phạm Văn Đồng góp phần giúp, TQ đã tin tưởng vào thành công chiếm đoạt của họ.
Xem xét các trận hải chiến 1974 và 1988, ta càng hận Đảng cộng sản VN.
Những tính toán của TQ ngày hôm nay, cần xem xét kỹ, để không cho bọn cướp đảo, biển của VN dễ dãi dành chiến thắng.
Khi bàn về chiến tranh, trước hết xem xét chính đạo Việt Nam.
Đảng cộng sản VN vẫn là đảng cầm quyền.
Tình hữu nghị với TQ vẫn là tài sản quí báu mà 2 đảng nguyện gìn giữ cho muôn thế hệ mai sau.
Chính đạo VN là yếu.
Không phân biệt bạn và thù.
Đảng cộng sản VN cho rằng giữ gìn quan hệ 2 nước là cao hơn tranh chấp 2 quần đảo, cao hơn việc bảo vệ bất khả xâm phạm lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam.
Đảng cộng sản VN cho rằng trữ lượng dầu khí gần 3.000 tỷ đô la không bằng tình anh em cùng lý tưởng XHCN.
Đảng cộng sản VN không cần sự an ninh lãnh hải mà Hoàng Sa, Trường Sa mang đến cho VN. Người anh cùng lý tưởng, người anh TQ, sẽ dùng hải quân hùng mạnh bảo vệ cho Đảng cộng sản VN.
Đảng cộng sản VN cũng không cần những bãi cá quanh Hoàng Sa, Trường Sa đã nuôi sống hàng trăm thế hệ ngư dân Việt Nam. Những ngư dân này sẽ được gửi sang các nước độc tài khác lao động, mang đô la về cho Đảng cộng sản VN…
Ý chí VN chống ngoại xâm bạc nhược. Lúc này là lúc nên đánh VN.
Hoa Kỳ, lực lượng mà TQ quan ngại nhất đang vướng vào 2 cuộc chiến Irak và Afghanistan. Kinh tế Hoa Kỳ đang suy thoái, yếu kém, khó có thể trang trải cho 1 cuộc chiến khác ở Biển Đông.
Vậy thì phải dọa chiến tranh.
Nên đánh VN lúc này.
Chiến lược quay trở lại Biển Đông là quyết tâm chiến lược của Hoa Kỳ. Trong lúc các liên minh bao vây TQ do Hoa Kỳ kiến thiết, đang trong trạng thái phôi thai, trong lúc Hoa Kỳ chưa rút hẳn ra khỏi Irak và Afghanistan, trong lúc Việt Nam chưa quyết tâm gia nhập 1 liên minh quân sự nào, trong lúc Ấn Độ đang phôi thai ý định có mặt tại Biển Đông, đánh Việt Nam lúc này là thuận lợi nhất, dễ nhất so với tình huống đang phát triển không có lợi cho TQ trong tương lai. Đánh VN sẽ làm cho Ấn Độ mất điểm tựa. Đánh VN sẽ làm cho Hoa Kỳ mất 1 khâu quan trọng trong chuỗi các liên minh ngăn TQ bành trướng. Chiến lược quay trở lại Biển Đông của Hoa Kỳ sẽ gặp khó khăn.
Việt Nam sẽ trở thành cửa Sinh cho TQ, trong trận đồ bát quái nổi tiếng này.
Nên đánh VN lúc này.
Chỉ hơn 1 tháng trước, 1 phái đoàn quân sự cao cấp VN gồm 6 chính ủy quân khu và một số cục trưởng của tổng cục chính trị được dẫn đầu bởi Trung tướng Ngô Xuân Lịch, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Trung tướng Ngô Xuân Lịch và toàn đoàn đã cam kết rằng: “Quân đội sẽ gương mẫu thực hiện thỏa thuận giữa 2 đảng, 2 nước là giải quyết những vấn đề tồn tại giữa 2 nước bằng đối thoại song phương”.
Vị trung tướng còn nhấn mạnh “phía Việt Nam không có ý định quốc tế hóa các vấn đề bất đồng về biển đảo, không kéo nước này chống nước khác”.
Quân đội VN không chuẩn bị chiến tranh với TQ.
Xua 1 đội quân có các chính trị viên bạc nhược như thế này, khác gì xua dê vào miệng cọp. Đánh VN lúc này chắc thắng.
Nên đánh VN lúc này.
Từ ngày 10 đến 15 tháng 10 2011, Tổng bí thư Đảng cộng sản VN sang thăm TQ với bản Tuyên bố chung 15/10/11, coi quan hệ 2 đảng, 2 nước đứng trên tầm cao chiến lược xây dựng XHCN mà bỏ qua các tranh chấp Biển Đảo, bỏ qua gìn giữ tính bất khả xâm phạm của Biên cương Hải đảo Việt Nam.
Tuyên bố này đã chính thức công nhận những kẻ bán nước cho TQ là có chính nghĩa vì đại cuộc, vì tầm cao của lý tưởng…
Tuyên bố này đã vinh danh những gián điệp, nội gián cho TQ dưới những vỏ lý tưởng cao đẹp, tầm cao đại cuộc…
Đảng cộng sản VN đang chuẩn bị để bán hoàn toàn VN cho TQ.
Vậy thì không cần nhận của biếu, TQ hãy đánh mà dành lấy VN lúc này.
Một dân tộc mà nguyên khí quốc gia bị cầm tù, lòng yêu nước bị ngăn cấm, chỉ cần viết HS-TS-VN lên nón đội, cũng bị bắt giam, thì làm sao chống chọi nổi với đạo quân xâm lược hung hăng, khát máu, khi những người lính TQ được nhồi sọ từ bé: HS,TS thuộc về lãnh hải TQ.
II. Bài dưới tiêu đề: “RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?” có luận điệu hung hăng hiếu chiến.
Cách viết kiểu đặt câu hỏi như: “Trung Quốc hoàn toàn có năng lực để trực tiếp tiêu diệt Việt Nam khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao?”.
Phần trả lời dựa trên khẳng định là TQ đã quá thuộc các loại vũ khí của Nga, hơn nữa TQ hoàn toàn có thể khống chế được cả Nga và Mỹ để 2 nước này không nhúng vào cuộc chiến, nếu xẩy ra.
“TQ tấn công toàn Việt Nam trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào! Việt Nam là đội quân hạng ba, bất kể hắn ta có mua về bao nhiêu tên lửa, tàu ngầm, tàu chiến đi nữa thì cũng chẳng để làm gì.”
Nhận định này là hợm hĩnh, nhưng dù sao bài báo đã thể hiện 1 quan điểm của 1 nhóm hoạch thảo đường lối chính trị TQ.
Việc phải kêu gào dùng chiến tranh cũng nói lên tuyệt vọng chiếm Biển Đông làm của riêng đang bị đẩy lùi xa, khi chính Bộ trưởng Bộ quốc phòng Hoa Kỳ lặp lại quyết tâm chiến lược quay trở lại Biển Đông.
Vậy, để gạn đục khơi trong, ta thử cùng nhau tìm điều gì là nhận định đúng, điều gì là khoác lác vô lối, điều gì là nửa đúng, nửa dọa non dọa già.
Ta xét phần I, đoạn nói về chiến tranh với VN.
I. Trong phần này, tác giả cho rằng VN mua vũ khí chủ yếu của Nga, Hoa Kỳ. Trường hợp xẩy ra chiến tranh TQ-VN, khả năng Nga và Hoa Kỳ can thiệp vào chiến tranh, cho phép VN xử dụng mạng lưới vệ tinh định vị là “Xác suất cực nhỏ”.
Khẳng định điều này chứng tỏ tác giả tin vào các quan hệ của TQ với Nga và Hoa Kỳ, tin rằng dưới áp lực của TQ, “Nga và Hoa Kỳ phải cân nhắc về phương diện chiến lược, để xem có nên mở các mạng lưới quân sự tới chi viện hay không?”
Tác giả vỗ ngực cho rằng đã tìm ra điểm yếu của VN.
Đây là điểm dốt đầu tiên của nhân vật viết bài báo này.
Không 1 quốc gia bình thường nào, đi mua vũ khí, bỏ ra hàng tỷ đô la, mà không ký các điều khoản sử dụng chúng.
Trường hợp vũ khí có tính năng kỹ thuật đặc biệt, còn kèm theo điều khoản huấn luyện chuyên viên sử dụng cho nước nhập vũ khí là điều khoản thông dụng.
Nếu Nga hay Mỹ làm trái hợp đồng, thử hỏi họ còn uy tín để xuất khẩu vũ khí nữa không?
Lý luận này ngô nghê, nhưng cũng làm chúng ta cảnh giác.
Trường hợp Vinashin mua 3 chiếc tầu trọng tải lớn để đắp chiếu, là chuyện có thật ở VN.
Công luận phải cảnh giác với các vụ mua bán vũ khí của chính phủ cộng sản VN.
III. Kết luận.
Trung Quốc có gây chiến tranh với Việt Nam không?
Những suy tính chiến lược có thể có được của TQ, đã được tôi mô tả trong bài này.
Như vậy, không phải việc hô hào chiến tranh chỉ là 1 đòn tâm lý suông.
Nó có những biểu hiện thuận của nó, không thể coi thường.
Nếu cuộc chiến xẩy ra ngay ngày mai, Việt Nam sẽ ở vào thế thua.
Một chính đảng bạc nhược, tham nhũng đang cầm quyền, một chính đảng đầu hàng, lệ thuộc đang lãnh đạo, thì nhân dân Việt Nam chỉ còn 1 kết cục: Thất bại.
Nếu chiến tranh xẩy ra ngay ngày mai, máu dân tộc Việt Nam sẽ đổ nhiều, trước khi có chiến thắng, mà chiến thắng mong manh như giấy mỏng.
VN căm thù chính đảng bán nước này.
Chỉ có cải cách dân chủ ngay, chỉ có đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam trước nạn ngoại xâm nguy hiểm này, mới mong đẩy lùi sự cuồng chiến của Trung Quốc.
Cấp bách lắm rồi.
© Nguyễn Nghĩa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét