Pages

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Vốn FDI cam kết vào VN giảm mạnh

Lạm phát cao ảnh hưởng tới người lao động.
Cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giảm 28% trong chín tháng đầu năm so với một năm trước đó.
Cam kết đầu tư giảm xuống còn 9.9 tỷ đôla trong giai đoạn từ tháng Một tới hết tháng Chín so với cùng kỳ năm 2010, Cục Đầu tư Nước ngoài của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết trong một tuyên bố trên trang web của cơ quan này.
 
Tuy nhiên thông báo này cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân tăng 2% lên 8,2 tỷ đôla trong cùng kỳ.


Việt Nam đã và đang phải chống chọi với tốc độ lạm phát nhanh nhất châu Á và phải ổn định tiền đồng trong bối cảnh hỗ trợ phát triển kinh tế khi đà phục hồi kinh tế toàn cầu gặp khó khăn.
Tăng trưởng trong nền kinh tế có GDP là 104 tỷ USD bị chậm lại trong ba quý đầu năm 2011, và chính phủ cho biết hồi tháng trước sẽ tiếp tục giảm tăng trưởng tín dụng để cố gắng kiềm chế giá cả tăng.

Attila Vajda, người đứng đầu dịch vụ khách hàng là tổ chức tại Công ty chứng khoán của ACB ở Tp HCM nói "năm nay lạm phát và các vấn đề tỷ giá tạo rất nhiều áp lực về cơ cấu chi phí của bất kỳ công ty nào hoạt động tại Việt Nam,".
"Lạm phát và vấn đề tỷ giá tạo rất nhiều áp lực về cơ cấu chi phí của bất kỳ công ty nào hoạt động tại Việt Nam"
Attila Vajda, ACB Tp HCM
"Các cuộc đình công lại càng làm tình hình thêm tồi tệ và do vậy mọi người đang chờ đợi để có thể hình thành cơ cấu chi phí ổn định hơn."
Họ cũng cảnh báo về thực trạng đình công vốn tăng mạnh với tổng số các cuộc đình công tính từ đầu năm tới tháng Tư đã vượt tổng số các cuộc đình công của cả năm ngoái.
Giá cả các mặt hàng trên thế giới tăng cáo cũng cũng sẽ là yếu tố đẩy lạm phát Việt Nam lên.
Việt Nam cấp giấy phép cho 675 dự án mới với số vốn đăng ký là 8.23 tỷ đôla từ tháng Một tới hết tháng Chín, trong khi có 178 dự án hiện tăng vốn đăng ký 1.66 tỷ USD, theo báo cáo được công bố vào tuần trước.

Chỉ số giá tiêu dùng tăng 22,42% trong tháng Chín so với một năm trước, giảm từ mức 23,02% vào tháng Tám.
Chỉ số CPI của Việt Nam vào tháng Chín vẫn là mức cao nhất trong danh sách 17 nền kinh tế châu Á mà Bloomberg theo dõi.

GDP của Việt Nam tăng 5,76% trong ba quý đầu năm 2011, ít hơn so với mức tăng 6,54% trong cùng kỳ năm 2010.
Thực trạng thiếu minh bạch trong hoạch định chính sách kinh tế của Việt Nam là mối quan ngại lớn cho các nhà kinh tế và giới đầu tư.
Tuy nhiên giới phân tích cho rằng các biện pháp kiềm chế lạm phát và siết chặt tiền tệ và chi tiêu đang đi đúng hướng.
Tuy nhiên họ cho rằng áp lực giá cả vẫn còn là một nguy cơ lớn.
Giới phân tích lưu ý về khoảng cách giữa tỷ giá hối đoái tại chợ đen và tỷ giá liên ngân hàng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét