Pages

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2011

Chủ đầu tư địa ốc và khách hàng cùng kẹt

Hoàng Lan – Vũ Lê

Theo: báo mới

(TTHN) – Đọc bài báo dưới đây thấy quen quen, hình như tôi có viết tương tự như thế trước đó.
Lục những bài cũ ra thì lại có ngay CXN – Nếu bạn có kiến thức này thì bạn sẽ không bao giờ mắc cạn đầu tư địa ốc khi lướt sóng..ngày 30.11.2009 (gần 2 năm nay) trong đó tôi viết
Trích:”CXN_497_113009_“Mắc cạn” khi lướt sóng đầu tư địa ốc_Bây giờ thế này, bạn là 1 trong 500 người mua căn hộ góp vốn trg lúc ngân hàng siết chặt tín dụng địa ốc cho cá nhân và cả nhà đầu tư (ngân hàng ko có thanh khoản để cho vay anyway), bạn góp tiền lần 1, lần 2..móng xong thì kinh tế VN sụp đổ, bạn và 479 người ko góp dc lần 3, chủ đầu tư có mượn ngân hàng để hoàn tất dự án dc ko ??? (nghe giống Dubai nhỉ ??). Tất cả công trình ngưng lại vói 1 mãnh đất và nền móng vững chắc. Bạn đòi tiền lần 1 và 2 lại dc ko ??? Chủ đầu tư phá sản thì bạn dc gi ???

Kính thưa quý đồng bào,
Hiện giờ, hiệp hội địa ốc đang tổ chức hội nghị, seminars để thuyết phục nhà đầu tư bỏ chứng khoán, vàng và usd để qua địa ốc. Bạn đọc tụa bài này và bài báo dưới đây thì bạn còn thấy địa ốc là vững chắc nữa hay ko ???
Tôi kêu gọi 85 triệu người Vn đừng để cộng sản cưỡi đầu cưỡi cổ mãi, hãy vùng lên, dũng cảm như 505 nhà văn này. Bây giờ, trí thức VN lên tiếng bất tuân luật rừng, hội đoàn dzởm của bạo quyền, côn đồ, độc tài toàn trị, tham nhũng, bất tài cộng sản VN. Ngày tàn của đảng cộng sản càng ngày càng đến gần rồi đấy.
Quý đồng bào đừng chờ gì nữa, hãy lấy lại quyền của quý đồng bào. Quý vị nên tước quyền ký nợ của CSVN bằng cách gia nhập Thiên Chúa Giáo, hay nếu ko dc thì tham gia thắp nến để biểu tình, đòi quyền bầu cử, lựa chọn ng tài đức lo cho 85 triệu người dân VN và con cháu họ khỏi phải trả nợ mà có tiền hưu trí,
Trân trọng kính chào quý đồng bào.
Chau Xuan Nguyen” hết trích.
Những người lỡ đóng tiền 1 hay 2 lần mà bây giờ doanh nghiệp không giữ đúng tiến độ là mình có quyền hủy hợp đồng và lấy tiền lại.
Chuyện doanh nghiệp không huy động vốn để xây theo đúng tiến độ hợp đồng thì không phải lỗi của nhà đầu tư nên nhà đầu tư có quyền hủy hợp đống và lấy tiền lại.
Khi BDS chạm đáy 2 hay 3 năm nữa thì dùng tiền này mà mua (sau khi đổi thành vàng hay usd để giữ chống lạm phát.
Chỉ có dân đen là chịu khổ thôi, còn tư bản đỏ và cánh hẩu, vây cánh của chúng nó vẫn sung sướng.
Châu Xuân Nguyễn
Chủ đầu tư địa ốc và khách hàng cùng kẹt
Thị trường địa ốc Hà Nội và TP HCM tiếp tục khó khăn khi khách hàng không xoay được tiền đóng tiến độ buộc phải bỏ ngang. Còn chủ đầu tư kẹt vốn cũng để việc thi công đình trệ.
>’Độ mở van tín dụng bất động sản quá hẹp’
>Mua nhà thu nhập thấp bị kẹt tiền
Chị Lan Anh (Hà Nội) mua một căn hộ chung cư ở khu vực phía Đông thành phố cho hay, chị đã đóng tiền đến 20% giá trị căn hộ, tương đương với 700 triệu đồng. Sắp tới sẽ phải đóng tiếp đợt 2 nhưng vì lỡ kế hoạch không xoay được tiền nên chị buộc phải bán tháo căn hộ.
“Đã giảm giá 4%, nhưng vẫn không có người mua. Trọng bối cảnh thị trường như hiện nay, xấu nhất tôi sẽ bỏ, còn phải tiếp tục chiết khấu”, chị Lan Anh cho hay.
Ảnh: Hoàng Lan
Địa ốc Hà Nội rơi vào tình cảnh khó khăn. Ảnh: Hoàng Lan.
Anh Nguyễn Hùng, ở Hà Đông cũng cho biết, bản thân anh đã trót ký hợp đồng góp vốn đầu tư hai căn hộ một dự án ở khu vực phía Tây thành phố. Dự án bán giá gốc 25 triệu đồng mỗi m2, và để có tiền đóng tiếp tiến độ, anh vừa phải vay bạn bè người thân vừa phải mượn ngân hàng với lãi suất 22% mỗi năm. Hằng tháng, cả gốc lẫn lãi, anh phải trả đến hơn 22 triệu đồng triệu đồng. “Sắp tới tôi không biết phải xoay đâu ra 500 triệu đồng cho đợt đóng tiếp theo, trong khi bản thân dự án thì chậm tiến độ”, anh Hùng lo lắng.
Nhiều khách hàng TP HCM cũng rơi vào cảnh tương tự. Chị Phan Thị Phượng, mua căn hộ tại dự án chung cư quận 8 từ cuối năm 2010 và đã đóng 40%. Đến quý III không nhận được thông báo đóng tiền theo tiến độ, chị đến thăm dự án mới hay công trình chỉ xây tầng hầm rồi dừng hẳn. “Chủ đầu tư dự kiến quý II/2013 sẽ giao nhà nhưng với đà này chẳng ai dám tin vào lời hứa của chủ đầu tư”, chị Phượng lo lắng.
Vị khách hàng này chia sẻ, chị mong chủ đầu tư có lời giải thích rõ ràng để sớm quyết định theo tiếp hay bỏ ngang. Nhân viên phòng kinh doanh của chủ đầu tư thì cho biết, dự án chỉ giãn tiến độ so với dự kiến và không giải thích thêm.
Không khá hơn là bao, anh Trần Quốc Khánh, ngụ quận Gò Vấp, mua căn hộ trong một dự án chung cư tại quận Thủ Đức, nộp tiền đến 45% (hơn 500 triệu đồng) nhưng chủ đầu tư chỉ xây đến tầng hai rồi giãn tiến độ. Anh Khánh kể: “Lẽ ra, chủ đầu tư xây đến đâu thì thu tiền khách hàng đến đó. Lúc đầu tôi không đóng thêm tiền đề chờ chủ đầu tư xây tiếp. Thế nhưng, doanh nghiệp cứ chây ì, giờ tôi muốn rút tiền về”.
Trong quý IV, thị trường nhà đất ở Hà Nội và TP HCM càng lún sâu trong khó khăn khi giá căn hộ sụt giảm, giao dịch trầm lắng. Tâm lý nhà đầu tư bi quan, doanh nghiệp đói vốn còn khách hàng nhiều trường hợp cũng muốn bỏ ngang dự án để thu tiền về.
Từ ngày 30/4 đến tháng 11, chủ đầu tư dự án căn hộ 584, Tân Kiên, Bình Chánh đã bàn giao 550 căn hộ block B nhưng chỉ có 14 người nhận nhà. Thậm chí, nhiều khách hàng chỉ đóng được 40-50% giá trị căn hộ thì mất khả năng chi trả do không vay được tiền. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty 584 Trần Kim Minh cho hay, chủ đầu tư vẫn bị kẹt nguồn tiền trong block B không thể thu về được. Hàng tháng họ phải chi hơn 100 triệu đồng tiền phí quản lý cho tòa nhà gần như bỏ trống.
Ảnh
Nhiều dự án bất động sản chậm tiến độ. Ảnh: Vũ Lê
“Tính đến thời điểm này, dự án dù mang tiếng là bán xong nhưng chỉ thu về được 40-50% vốn do có quá nhiều khách hàng không thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với doanh nghiệp”, ông Minh nói. Theo ông Minh, ngay cả khi thị trường bất động sản tốt, bán hết dự án chủ đầu tư vẫn chịu lỗ ít nhất 20% do vật tư đội giá, chi phí nhân công tăng, lãi suất ngất ngưởng.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Lilama SHB – Lê Tấn Hòa phân tích: “Thị trường khó khăn, chắc chắn hầu hết tất cả các dự án đều bị bế tắc, nhiều nhất là giãn tiến độ thậm chí dừng thi công. Đây là chuyện ngoài ý muốn nhưng dễ phát sinh xung đột, đòi hỏi khách hàng và chủ đầu tư cùng có thiện chí mới giải quyết được”.
Ông Hòa thừa nhận, chính dự án căn hộ do Lilama làm chủ đầu tư tại quận Tân Phú cũng chậm tiến độ và đã trải qua khoảng thời gian khó khăn mới tìm được tiếng nói chung với khách hàng. Theo ông Hòa, có nhiều cách hóa giải mâu thuẫn lợi ích giữa khách hàng, nhà đầu tư và doanh nghiệp. Nếu chủ đầu tư thành thật giải trình về khó khăn của dự án, tình hình chung của thị trường và được người mua nhà thông cảm thì đôi bên cùng tiến cùng lùi. Ngược lại, nếu bản thân khách hàng quá khó khăn muốn lấy lại tiền và chủ đầu tư còn khả năng hoàn trả khoản tiền này thì nên giải ngân cho những trường hợp này.
Luật sư Phạm Đức Giang, Chủ tịch Công ty Luật DassLegal, Đoàn luật sư Hà Nội cho rằng, để giải quyết các trường hợp khách hàng chậm đóng tiền tiến độ hoặc chủ đầu tư không bàn giao nhà đúng thời hạn sẽ căn cứ vào hợp đồng góp vốn hoặc hợp đồng mua bán giữa hai bên. “Các điều khoản của hợp đồng đều ghi chế độ thưởng phạt rõ ràng, hai bên sẽ căn cứ vào đó để xử lý”, ông Giang nói.
Hoàng Lan – Vũ Lê

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét