Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của ông Sang với tư cách nguyên thủ Việt Nam tới một hội nghị Apec.
Nghị trình của chuyến đi hiện chưa được công bố đầy đủ, nhưng các chuyến công du dày đặc gần đây của giới lãnh đạo cao cấp nhất cho thấy nỗ lực đối ngoại của Việt Nam.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một trí thức hàng đầu ở trong nước, nói với BBC trước thềm chuyến đi của ông Sang: “Có thể thấy rằng, Việt Nam đang có những nỗ lực huy động sự hợp tác từ nhiều quốc gia.”
Một số phân tích gia cho rằng Hà Nội đang cố gắng cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc bằng cách tăng cường quan hệ với các nước khác.
Tổng thống Obama, người chủ trì các nghị trình về chính sách đối ngoại vốn đang bị chi phối của những biến động ở Trung Đông và khủng hoảng nợ châu Âu, sẽ nỗ lực chuyển dịch trọng tâm về châu Á nhằm thực hiện tốt cam kết làm sâu sắc mối quan hệ của Mỹ trong khu vực, theo Reuters.
Cũng theo hãng tin này, tổng thống Mỹ hy vọng đảm bảo với các nhà lãnh đạo trong cuộc họp Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tại Honolulu rằng việc trọng tâm dồn vào châu Á sẽ không hề bị ảnh hưởng vì các ưu tiên ngoại giao khác.
Cam kết với châu Á
Chủ tịch Sang đã khẳng định việc tiếp tục đường lối quan hệ đối ngoại “rộng mở, đa phương hóa và đa dạng hóa”.
Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Trương Tấn Sang nói rằng: “Việt Nam coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược”.
Trong khi đó, Thứ trưởng Hoa Kỳ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell nói trong một phỏng vấn với nhật báo The Australian hôm 15/8 rằng chính quyền Obama cũng mong muốn làm sâu sắc hơn các mối quan hệ với khu vực châu Á, trong đó Washington sẽ dàn trải sự tập trung của mình với các nước trong khu vực.
Được biết, tiến sĩ Campbell là người chủ trì nỗ lực dịch chuyển trọng tâm các chính sách đối ngoại về khu vực nam Thái Bình Dương của chính quyền Obama. Đây là nơi mà ông cho rằng Washington có các lợi ích chiến lược lâu dài.
Mới đây nhất, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã có bài viết với tựa đề Thế kỷ Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đăng trên tạp chí Chính sách ngoại giao (Foreign Policy) số tháng 11.
Bài viết này ngoài việc khẳng định cam kết của Washington với khu vực châu Á Thái Bình Dương, bà Clinton cũng nhắc đến vấn đề nhân quyền còn tồn tại với các quốc gia trong khu vực bao gồm cả Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét